Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 90)

Một là, Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC đã được các cơ

quan có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính) ban hành đầy đủ để điều chỉnh việc quản lý, sử dụng TSC khu vực HCSN, tuy nhiên do thành phố Hà Nội có địa bàn rộng, số lượng các đơn vị hành chính được giao quản lý,

sử dụng TSC rất lớn (3.380 đơn vị từ cấp xã đến cấp tỉnh), đặc biệt là số lượng các đơn vị sự nghiệp y tế, đơn vị sự nghiệp giáo dục lớn (2.613 đơn vị); do vậy số lượng tài sản là đất; nhà; máy móc, thiết bị chuyên dùng để phục vụ hoạt động cùa khối giáo dục rất lớn và đặc thù đối với bậc: đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; do vậy để ban hành quy định chung về tiêu chuẩn, định mức chuyên dùng đối với máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn, định mức diện tích trụ sở làm việc chuyên dùng trong lĩnh vực y tế tại Hà Nội đang gặp khó khăn cần phải có thời gian rà soát, đánh giá kỹ.

Hai là, Thế chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công

chưa đồng bộ giữa các pháp luật như: Luật Đất đai, Luật Đấu giá, Luật Đấu thầu...vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc hoàn thiện các chính sách như: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng pháp luật về định giá đất; Bộ Tư pháp chủ tri xây dựng pháp luật về đấu giá tài sản; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng pháp luật về đấu thầu; Bộ Y tế xây dựng quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp về y tế....

Ba là, Cơ sờ vật chất còn thiếu, chưa đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật trong quản lý sử dụng TSC. Trong những năm qua, mặc dù với sự quan tâm của các cấp, thảnh phố Hà Nội đà đảm bảo một nền tảng cơ sở vật chất cho toàn bộ hoạt

động của các cơ quan, đơn vị, tô chức của Thành phô. Tuy nhiên, do hạn chê vê kinh phí nên một số TSC chưa bảo đảm được theo định mức quy định. Đồng thời, tính hiệu

lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công phụ thuộc nhiều vào quy định và công tác tổ chức thực hiện của nhiều pháp luật có liên quan: Pháp luật về định giá đất (do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì), pháp luật về đấu giá tài sản (do Bộ Tư pháp chủ trì), pháp luật về đấu thầu (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)...

Bốn là, Trong suốt giai đoạn từ 2017-2020, nền kinh tế trong nước và quốc tế

đang gặp khó khăn trong tỉnh trạng dịch bệnh Covid-19 kéo dài; thực hiện Nghị quyết của Chính phù về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội, các Nghị quyết của Chính phủ, của Quốc hội... thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp: Dừng khởi công nhiều dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện đi lại; giảm vốn đầu tư cho một sổ công trình đang xây dựng; cắt giảm mua sắm ô tô phục vụ công tác.v.v...

Năm là, Chưa có một hệ thống tiêu chí đánh giá thống nhất về tình hình quản lý,

sử dụng TSC của tùng cấp, từng ngành, tùng đon vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng TSC trên phạm vi của tỉnh/bộ. Việc đánh giá công tác quản lý TSC trong thời gian vừa qua được thực hiện theo các tiêu chí trong Bộ tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, ngành, địa phương và Bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Sở Tài chính do vậy các chỉ tiêu chung chung, chưa gắn với thực chất công tác quản lý TSC của địa phương.

Đồng thời, Việt Nam chưa có một quy hoạch, kế hoạch tổng thể về quản lý, khai thác TSC trong một giai đoạn. Các quy hoạch, kế hoạch cho từng khâu, từng loại TSC còn nhiều yếu kém, bất cập. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng TSC là hết sức cần thiết.

Sáu là, Tồn tại một số bất cập từ bộ máy quản lý tài sản công, cụ thề: các Phòng

chuyên môn thuộc Sở Tài chính Hà Nội (Phòng Quản lý công sản, Phòng Quản lý ngân sách, Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp, Phòng Tài chính đầu tư) chưa tương tác, gắn kết với nhau để cùng thực hiện chức năng quản lý TSC, trong đó có quản lý tù’ khâu lập dự toán ngân sách, quá trình đầu tư, xây dựng, quyết toán kinh phí đến khâu

bàn giao đưa vào sử dụng, khai thác tài sản dẫn đến hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng TSC vẫn ở mức hạn chế. Từ đó chưa tham mưu kịp thời, đầy đủ cho các cấp lãnh đạo ra các quyết sách phù họp. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý TSC tại các cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng TSC chưa được quan tâm đúng mức từ cơ cấu tố chức bộ máy đến bố trí nhân sự làm công tác quản lý sử dụng TSC tại cơ quan, đơn vị mình. Lực lượng làm nhiệm vụ quản lý tài sản công còn mỏng, kiêm nhiệm nhiều việc (ở Phòng Quản lý công sản Hà Nội hiện nay chỉ có 21 người trong khi phạm hành chính và khối lượng tài sản của Hà Nội quá lớn; ở cấp huyện thường chỉ bố trí 01 cán bộ kiêm nhiệm của Phòng Tài chính kế hoạch cấp huyện theo dõi công tác quản lý, báo cáo TSC); vì vậy, không đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

là, Trình độ, năng lực, phẩm chất của một số cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC còn hạn chế, không chịu học tập, cập nhật chính sách có liên quan đến TSC trong khi có nhiều chính sách mới về quản lý TSC được ban hành từ năm 2017 đến nay; đồng thời, việc khai thác, xử lý TSC liên quan đến nhiều pháp luật dẫn đến chưa tham mưu kịp thời, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của cơ chế quản lý, sử dụng TSC. Một số cán bộ, công chức trực tiếp sử dụng TSC còn thiếu ý thức trong việc tuân thủ pháp luật và chính sách đối với quản lý, sử dụng TSC dẫn đến hiệu quả quản lý, sử dụng TSC trong các cơ quan, tố chức, đơn vị còn thấp, sử dụng TSC còn lãng phí. Công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức trong quản lý, sử dụng TSC chưa được thật sự coi trọng. Nhận thức về quản lý, sử dụng TSC cùa các đơn vị và cá nhân vẫn bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung trước đây bên cạnh đó công tác tuyên truyền giáo dục của các cấp chưa được chú ý. Chưa quan tâm bồi dưỡng, đào tạo tập huấn cho cán bộ công chức làm công tác quản lý tài chính, TSC cùa cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện.

Tám là, Mối quan hệ giữa các cơ quan hừu quan trong việc quản lý, sử dụng

TSC chưa được chặt chẽ, thường xuyên làm ảnh hưởng đến quản lý TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dẫn đến TSC sau khi được đầu tư xây dựng, trang bị (mua sắm) còn có trường họp bố trí cho các cơ quan, đơn vị chưa theo đúng mục đích, công nàng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định; đồng thời, một số cơ quan, đơn vị

chưa thực hiện thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị TSC dẫn đến khó khăn trong việc bảo quản cũng như hạch toán tài sản, lãng phí kém hiệu quả trong sử dụng TSC.

Chín là, Thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý một cách triệt để đối với các trường hợp

vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức xử phạt bằng tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công còn thấp (tối đa 200 triệu đồng đối với tố chức và tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm) so với nhừng tác động mà hành vi vi phạm gây ra. Việc xử phạt vi phạm hành chính chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù, từ năm 2013, Chính phủ đã ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; tuy nhiên, qua tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 192/2013/NĐ-CP tại thành phố Hà Nội thì đến nay số vụ việc được phát hiện và xử phạt rất hạn chế trong khi có những sai phạm vẫn diễn ra trong thực tế.

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TAI THÀNH PHỐ HÀ NÔI

4.1. Bối cảnh, định hưởng công tác quản lý tài sản công tại thành phố Hà Nội

4.1.1. Bối cảnh, mục tiêu

Trong bối cảnh hiện nay, công tác quản lý, sử dụng tài sản công được xã hội, dư luận và người dân đặc biệt quan tâm. Vì vậy, tại Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII, một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là: Tập trung hoàn thiện cơ chế, chỉnh sách, trong đó tập trung rà soát, thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, sửa đôi,

bô sung, hoàn thiện các quy định, quy chế hiện có, bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa quy định cùa Đảng và chỉnh sách, pháp luật của Nhà nước. Hoàn thiện cơ chế kiêm soát quyền lực trong các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh

tham nhũng, tiêu cực như: Công tác cán bộ, tài chính, ngân sách, tài sản công, đất đai, tài nguyên, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, hải quan, điều tra, truy tố, xét xử, thi

hành án. Đồng thời, trong chương trình giám sát Chuyên đề của Đoàn Giám sát Quốc

hội khóa XV về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 -2021 có nội dung giám sát Chuyên đề về quản lý tài sản nhà nước. Nội dung giám sát tập trung: (i) Việc quản lý, sử dụng, sắp xếp lại nhà, đất công vụ, trụ

sở làm việc; (ii) Việc quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất và chuyến đổi quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất; (iii) Mua sắm, quản lý, sử dụng máy móc, phương tiện đi lại, đầu tư trang thiết bị; (iv) Quản lý, khai thác, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia trong lĩnh vực giao thông, cung cấp điện; (v) Quản lý, khai thác, sử dụng tài sản tù’ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tố chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, thời gian qua mặc dù các cấp các ngành tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, siết chặt công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý tài sản; tuy nhiên vẫn xảy ra rất nhiều tình trạng sai phạm, còn có nhiều vụ án liên quan đến sai phạm của người đứng đầu trong công tác quản lý tài sản nhà nước như: Vi phạm trong đấu thầu mua sắm tài sản công ở

một sô cơ quan, đơn vị : Vụ án hình sự “vi phạm quy định vê đâu thâu gây hậu quả nghiêm trọng” tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội xảy ra vào tháng 4/2020; Vụ án hinh sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, làng phí" xảy ra tại UBND thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố số 14/CSKT-P12 ngày 27/4/2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an v.v...Như vậy, công tác tăng cường hiệu, lực hiệu quả trong công tác quản lý tài sản công ở các cấp, các ngành, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng TSC là cần thiết và cấp bách. Bên cạnh đó các giải pháp đưa ra phải thiết thực đảm bảo phù hợp, khả thi và bám sát mục tiêu, quan điếm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Căn cứ bối cảnh chung và quan điểm chỉ đạo của Đảng về tăng cường công tác quản lý tài sản công, thành phố Hà Nội đưa ra các mục tiêu:

Thứ nhất: Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đế khai thác, quản lý,

sử dụng tài sản công cùa Thành phố hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, góp phàn tăng thu, giảm chi cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn thu phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ hai: Việc quản lý tài sản công phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp

luật, có hiệu quả và phù hợp với thực tiễn; công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế phối họp giữa các cơ quan, đơn vị. Tài sản công của Thành phố được rà soát, thống kê, quản lý đầy đủ bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức và chế độ theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản công dôi dư hoặc sử dụng không hết công suất càn có phương án xử lý kịp thời để khai thác tối đa nguồn lực từ tài sản công, tránh lãng phí, thất thoát. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công được thực hiện công khai, minh bạch, có kiếm tra, giám sát, xử lý kịp thời theo quy định pháp luật các hành vi vi phạm.

Thử ha: Triển khai có hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ được Thành ủy giao

tại Chương trình số 02-CTr/TƯ ngày 17/3/2021 về đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng,

hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triên kinh tê Thủ đô nhanh, bên vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII cùa Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, trong đó một trong 6 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm là: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực để thúc đẩy phát triển.

4A.2. Định hướng công tác quản lý tài sản công của thành phắ Hà Nội

Một là, Tăng cường quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng phù hợp với hệ

thống, chính sách pháp luật chung về quản lỷ, sử dụng tài sản công đã được Quốc hội, Chính phù, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành.

Trên cơ sở Luật Quản lý sử dụng TSC năm 2017 và hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan của Chính phủ, thành phố Hà Nội nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương để hướng dẫn, triển khai cụ thế và thống nhất về quản lý, sử dụng TSC trong phạm vi quản lý của địa phương, bảo đảm phù hợp với điều kiện, đặc thù quản lý cùa Thành phố, nhàm tạo khung pháp lý thống nhất, đồng bộ cho mọi hoạt động quản lý, sử dụng TSC.

Hai là, Đổi mới phương thức quản lý tài sản công theo hướng chuyển mạnh

từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, cụ thể: Tăng cường phân cấp công tác quản lý tài sản công cho từng đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công từ khâu mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công, sử dụng, khai thác tài sản đến việc bán, chuyến nhượng, thanh lý tài sản. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; Cơ quan quản lý nhà nước về tài sản công ở địa phương (Sở Tài chính Hà Nội) tập trung vào khâu xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài sản công cho giai đoạn (05 năm, 10 năm) của Thành phố để các cấp, các ngành đưa ra các quyết sách, giải pháp có tính lâu dài trong đó tập trung vào quản lý chặt chẽ và khai thác

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)