Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài sản công

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41)

* Nhỏm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

- Hiệu quả kinh tế xã hội mà việc sử dụng tài sản mang lại. Những lợi ích mà nền kinh tế thu được như việc đáp úng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước.

- Sự phù hợp của việc đầu tư mua sắm tài sản trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị so với chức năng của đơn vị. Chỉ tiêu này được làm rõ hơn thông qua việc trả lời các câu hỏi: Đơn vị có cần tài sản này không? Tại sao đon vị lại cần nó, cách thức sử dụng nó ra sao đế mang lại hiệu quả nhất. Tác động của việc sử dụng tài sản công đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Sự tác động này được đánh giá qua việc trả lời câu hỏi: Tài sản được đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị? Việc đầu tư như vậy có hiệu quả không?..v.v.

- Tác động của việc đầu tư mua sắm tài sản công tại các cơ quan nhà nước có ảnh hưởng như thế nào tới dân cư, những người được hưởng lợi từ dịch vụ công do

cơ quan nhà nước mang lại cho họ

* Nhóm tiêu chí đánh giá công tác quản lý TSC

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đầu tư mua Sắm trong kỳ HHTKH = Qi/Qk (lần, %)

Trong đó:

HHTKH là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đầu tư mua sắm trong kỳ

Qị: tông kinh phí thực tê mua săm

Qk : tổng kinh phí kế hoạch mua sắm

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch mua sắm trong kỳ của đơn vị. Có thể tính cho từng loại hoặc tổng số tài sản mua sắm trong kỳ.

- Tỷ lệ % dự toán ngân sách so với ngân sách nhà nước thực tế cấp trong năm

Trong đó:

HT là tỷ lệ % số ngân sách được cấp so với dự toán đơn vị lập Q| là số ngân sách thực tế cấp trong năm

Qk là số ngân sách trong dự toán ngân sách đơn vị lập

> r

Chỉ tiêu này phản ánh việc thực hiện dự toán ngân sách vê mua săm tài sản, đông thời phản ánh chât lượng công tác lập dự toán ngân sách của đơn vị.

Có thể thay Qk = Qo là số ngân sách được cấp của năm so sánh để tính tốc độ phát triển về việc đầu tư mua sắm qua một thời kỳ.

-Tỷ trọng phân câp mua săm: DPC = QĐVM/QMS (lần, %) Trong đó:

DPC là tỷ trọng phân cấp mua sắm cho đơn vị QĐVM là giá trị tài sản do đơn vị mua sắm

ỌMS là tổng giá trị tài sản mua sắm trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thực hiện quy định của nhà nước về mua sắm tập trung.

- Hệ số sử dụng TSC

HSD = QSD/Q (lân, %) Trong đó:

HSD là hệ số sử dụng tài sản công

QSD là giá trị tài sản công được sử dụng trong đơn vị Q là tổng giá trị tài sản công do đon vị quản lý

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng tài sản công do đơn vị quản lý. Phân tích chỉ tiêu này cho phép đánh giá cả khâu sử dụng và khâu mua sắm tài sản. Có những loại không cần thiết nhưng vẫn mua sắm, có loại không cần dùng nhưng không điều chuyển,...

- Tỷ lệ tài sản thanh lý, điều chuyển

Tỷ lệ % tài sản thanh lý, điều chuyển = số tài sản thanh lý, điều chuyển/Tổng số tài sản không sử dụng (lần, %)

Chỉ tiêu này phản ánh công tác xử lý tài sản không sử dụng tại cơ quan nhằm thu hồi giá trị tài sản đã đến niên hạn thanh lý, chuyển tài sản đơn vị không

cần dùng cho đơn vị khác có nhu cầu nhằm sử dụng tốt nhất năng lực tài sản công.

1.2.5, Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công

ỉ.2.5.1. Bộ máy quản lý TSC, năng lực, ỷ thức của cán bộ công chức liên quan đến quản lỷ sử dụng TSC

Quản lý sử dụng TSC bị ảnh hưởng khá lớn từ bộ máy quản lý tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; các chính sách, quy chế quản lý nội bộ trong các cơ quan, tồ chức, đơn vị liên quan tới tất cả các bộ phận của bộ máy quản lý. Các bộ phận này hoạt động tương tác với nhau để cùng thực hiện chức năng quản lý, trong đó có quản lý sử dụng TSC. Ngoài ra, các chính sách về quản lý sử dụng TSC trong nội bộ đơn vị không chỉ do bộ phận quản lý tài sản quyết định. Các bộ phận khác trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho lãnh đạo đơn vị ra các quyết sách thích hợp. Sự yếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý sử dụng TSC của các bộ phận khác.

Quản lý sử dụng TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị do đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý sử dụng TSC hoạch định và thực thi. Do đó hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý TSC trong các cơ quan, tố chức, đơn vị phụ

thuộc vào năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý trong việc thực hiện đúng vai trò, chức năng trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng công tác quản lý. Cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC có nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của TSC trong các cơ quan, tố chức, đơn vị, có trình độ chuyên môn chắc, có phẩm chất đạo đức tốt (có tâm và có tầm) sẽ giúp quá trình quản lý TSC trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thu được hiệu quả. Tuy nhiên, trình độ văn hóa theo nghĩa rộng nhất là văn hóa pháp luật không phải tự nhiên mà có; nó bắt nguồn từ sự phấn đấu rèn luyện của mỗi người và không thể thiếu sự thuyết phục, giáo dục quản lý của hệ thống chính trị trong đó có nhà nước.

Việc sử dụng tài sản tốt hay không phụ thuộc vào trình độ và năng lực của người sử dụng. Sử dụng có hiệu quả tài sản công được coi là nghĩa vụ và trách nhiệm của những người đứng đầu tất cả các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị được đầu tư, mua sắm trang bị tài sản.

Đối tượng của hệ thống quản lý TSC trong khu vực hành chính đó là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu và cách ứng xử khác nhau và do đó các phản ứng với các quyết định quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng rất khác nhau. Trình độ dân trí, trình độ văn hoá, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng quyết định tới hành vi ứng xử đối với các quyết định quản lý trong cơ chế quản lỷ TSC.

Nếu ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sừ dụng tài sản được nâng cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, trình độ văn hoá theo nghía rộng nhất là văn hoá pháp luật không phải tự nhiên mà có, nó bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi người và không thề thiếu sự thuyết phục, giáo dục quản lý của hệ thống chính trị trong đó có nhà nước. Do đó, yêu cầu ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức quản lý tại các đơn vị phải đảm bảo được tính khách quan khi đặt ra các

yêu câu quy định trong cơ chê, đảm bào hiệu quả thực tê của cơ chê khi áp dụng vào hoạt động thực tiễn của đơn vị.

1.2.5.2. Mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan trong việc quản lý sử dụng TSC

Mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý sử dụng TSC tại các cơ quan, tố chức, đơn vị; mối quan hệ này đòi hỏi chặt chẽ, thường xuyên và phải ngay từ khâu đầu vào của TSC đảm bảo việc sử dụng TSC tại các cơ quan, tố chức, đơn vị phải đúng mục đích, công nàng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định, cụ thể:

TSC được đầu tư xây dựng, trang bị (mua sắm) theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan. Việc quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm TSC đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc: phù họp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; phù họp với chức nàng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng và khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng của tùng cơ quan, tổ chức, đơn vị; xác định nguồn kinh phí để đầu tư xây

dụng, mua sắm tài sản và được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

TSC sau khi được đầu tư xây dựng, trang bị (mua sắm) phải được bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đon vị theo đúng mục đích, công năng, đổi tượng, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định; đồng thời, các tài sản này phải thực hiện thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị TSC; các cơ quan, tố chức, đơn vị phải tực hiện bảo dưỡng, sửa chữa TSC theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định và được bảo vệ, sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng TSC tại các cơ quan, tồ chức, đơn vị phải được thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giám sát của cộng đồng trong quản lý sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý đảm bảo TSC được sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, hiệu quả, tiết kiệm.

ỉ.2.5.3. Cơ sở vật chât, áp dụng tiên bộ khoa học kỹ thuật trong quản lỷ sử dụng TSC

Mồi cơ quan, tổ chức, đơn vị có một đặc điểm về cơ cấu bộ máy cũng như những chức năng riêng, do đó đòi hởi cần có những quy định cụ thể về TSC trong những trường hợp đặc thù của đơn vị. Trong quá trình sử dụng TSC rất dề xảy ra hiện tượng sử dụng của công cho mục đích cá nhân, hoặc ý thức của cá nhân sử dụng không cao dẫn tới tình trạng lãng phí, mất mát, hỏng hóc TSC. Do đó, nếu các cơ quan, tổ chức, đơn vị không có những phương pháp quản lý cũng như các chế tài quy định xử phạt cụ thể thì hiệu quả quản lý sử dụng TSC không thể đạt được hiệu quả mong muốn của nó.

1.2.5.4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quản lỷ TSC tại các cơ quan, tô chức, đơn vị

Trong hệ thống quản lý TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thì các yếu tố pháp luật (hệ thống vàn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý sử dụng TSC trong các cơ quan nhà nước) phản ánh hiệu lực, hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất. Trong điều kiện chuyển cơ chế quản lỷ TSC trong các cơ quan, tố chức, đơn vị từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có một hệ thống pháp luật về quản lý TSC đồng bộ, phù hợp với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý TSC hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát TSC đang xảy ra phổ biến trong xã hội. Quá trình quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp thu được hiệu quả nhiều hay ít cũng phần lớn phụ thuộc vào tính hợp lý, thông thoáng của chính sách. Ngược lại tính không đồng bộ, thiếu nhất quán sè gây cản trở rất lớn đến hiệu lực và

hiệu quả cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. Vì vậy việc hoạch định các chính sách quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp phải được tiến hành một cách thận trọng, kịp thời vói chất lượng cao để soạn thảo ra các chính sách sát với thực tế, sớm đi vào đời sống xã hội phục vụ tốt nhất quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.3. Kinh nghiệm cùa một sô cơ quan vê quản lý TSC và bài học đôi với thành phố Hà Nội

1.3.1. Kinh nghiệm về một số nội dung trong quản lý TSC của Thành phố HồChí Minh Chí Minh

* Ban hành chính sách quản lý tài sản cóng và tô chức thực hiện việc quản lý, sử dụng TSC

Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các vàn bản hướng dẫn thi hành, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài sản công thuộc thấm quyền của địa phương: Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công; quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng như: máy móc, thiết bị chuyên dùng; diện tích chuyên dùng trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Do phạm vi tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, xe ô tô, tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng/đơn vị tài sản tại cơ quan, tổ chức đơn vị của Thành phố Hồ Chí Minh có chủng loại, số lượng và giá trị lớn (đứng thứ 2 trong phạm vi cả nước) nên các văn bản quy định việc quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn Thành phố phải căn cứ tính chất đặc thù của địa phương để ban hành đảm bảo vừa quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả đồng thời phải khai thác tối đa nguồn lực tài chính từ TSC. Theo đó, tại Quyết định số 27/2018/QĐ-ƯBND ngày 31/7/2018 của ƯBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về phân cấp quản lý nhà nước về tài sản công, ƯBND Thành phố đã phân cấp mạnh cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chủ tịch UBND quận/huyện chủ động trong việc bảo dường, sửa chữa tài sản; mua sắm, thuê tài sản; thu hồi; điều chuyển; bán, thanh lý tài sản công, chẳng hạn:

(i) Đối với tài sản công chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chừa cùa Bộ quản lý chuyên ngành hoặc úy ban nhân dân thành phố: Giao Thủ trưởng cơ quan, tổ chức căn cứ hướng dẫn của nhà sản xuất và thực tế sử dụng tài sản công quy định chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuộc phạm vi

cơ quan, tồ chức quản lý.

(ii) Đôi với việc mua săm trụ sở làm việc, tài sản khác găn liên với đât và xe ô tô phục vụ công tác của các cơ quan, tổ chức: Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc mua sắm. Đối với việc mua xe ô tô chuyên dùng, phương tiện vận tải khác: Chủ tịch úy ban nhân dân thành phố quyết định đối với các cơ quan, tổ chức cấp thành phố; Chú tịch ủy ban nhân dân quận - huyện căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách quận - huyện hàng năm, quyết định đối với các cơ quan, tổ chức cấp quận - huyện. Đối với việc mua sắm các tài sản khác giao Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định việc mua sắm từ nguồn kinh phí được giao trong dự toán hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)