Nhân tố ảnh hưởng tới tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại công ty TNHH mua bán nợ việt nam (Trang 27)

1.3.1. Nhản tố khách quan

Một là, quy mô khoản nợ xấu ngày càng lớn với tính chất phức tạp hơn do quy mô và hình thức khoán vay thay đối: quy mô nhu cầu khoán vay ngày càng lớn (lên đến nhiều ngàn tỷ đồng), dẫn đến việc tài trợ vốn do nhiều TCTD thực hiện cho vay riêng lẻ hoặc cho vay họp vốn. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế dẫn xóa nhòa các biên giới thực thể khiến quy mô khoản nợ cần xử lý mang tính liên quốc gia. Tuy nhiên, nhu cầu xử lý nợ ở mỗi TCTD và quy định về xử lý nợ xấu của mỗi quốc gia là khác nhau dẫn đến không thể mua nợ cùng lúc với mọi TCTD, điều này làm kéo dài khoảng thời gian xử lý nợ để tái thiết DN.

Hai là, các khoản nợ có tính chất “Nhà nước” là các khoản cho vay từ VDB, các khoản Chính phủ cho vay lại vốn vay nước ngoài, các khoản nợ về thuế... hiện diện trong nhiều doanh nghiệp phải xử lý nợ xấu ngân hàng nhưng các khoản nợ có tính chất “Nhà nước” này lại có cơ chế xử lý rất cứng, dẫn đến “sự lệch pha” với xử lý các khoản nợ xấu thương mại và nhiều khi gây đổ vơ phương án tái cơ cấu doanh nghiệp.

Ba là, phương pháp định giá khoản nợ: phương pháp định giá khoản nợ sẽ ảnh hưởng đến mức giá đàm phán mua bán khoản nợ, là giá đầu vào của hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp. Bên bán nợ luôn muốn bán nợ Xấu với giá cao còn bên mua chỉ muốn mua với giá thấp vì mức độ rủi ro và khó thu hồi vốn. Hiện nay, Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn riêng về việc định giá đối với khoản nợ xấu, do đó việc xác định giá mua bán nợ gặp nhiều khó khăn, kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp.

Bốn là, các doanh nghiệp tái thiết qua hoạt động xử lý nợ thường rất khó 20

tiếp cận nguồn vốn mới trong khi đây là yêu cầu thiết yếu để khởi động quá trình phục hồi doanh nghiệp; do đó, cần cho phép các ngân hàng được tái cấp vốn phù hợp phương án phục hồi doanh nghiệp. Đồng thời, cho phép các tồ chức xử lý nợ được sử dụng nguồn lực của mình để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như một nguồn vốn mồi để tái cơ cấu phục hồi hoạt động.

Năm là, môi trường pháp lý: Khung pháp lý của Việt Nam chưa đủ mạnh để điều tiết hoạt động mua bán nợ, tạo lập môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng nên hoạt động mua bán nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu vẫn gặp nhiều khó khăn.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

- Nguồn lực của Công ty mua bán nợ: Quy mô nguồn vốn và trinh độ cán bộ, quản lý của Công ty mua bán nợ phải đủ lớn, chuyên nghiệp để có thế tham

gia mua và xử lý khối lượng lớn nợ xấu; am hiếu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để có thể đưa ra những quyết định, chính sách phù hợp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp.

- Chính sách mua và xử lý nợ của Công ty mua bán nợ: đây là một trong những nhân tố quyết định mức độ thành công của giao dịch mua bán nợ. Chính

sách mua nợ phù hợp với lợi ích của các bên mua, bán nợ sẽ tạo động lực cho việc chuyền giao khoản nợ nhanh hơn và xử lý tài nợ, tái cơ cấu tài chính hiệu quả hon. Chính sách xử lý nợ có đa dạng thi mới giúp Công ty mua bán nợ nhanh chóng thu hồi nợ xấu và đạt được lợi nhuận mong muốn.

- Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua mua bán nợ xấu: quy trinh này ảnh hưởng đến lựa chọn đơn vị tái cơ cấu, lập kế hoạch mua bán xử lý, tổ chức đàm phán mua bán nợ và tiến hành việc tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua mua bán nợ. Với một quy trình rõ ràng, hợp lý thì việc triển khai các hoạt động diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng, đầy đủ, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả của hoạt động tái cơ cấu thông qua mua bán nợ.

- Mô hình tô chức hoạt động của Công ty mua bán nợ: thông thường trong hình thức tố chức của doanh nghiệp có nhiều loại mô hình như tố chức theo chức

năng, tổ chức theo lĩnh vực và tổ chức theo loại hình ma trận là kết hợp của hai hỉnh thức trên. Mô hình tổ chức hoạt động sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cán bộ thực hiện và tiến độ triển khai phương án tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ.

1.4. Kinh nghiệm về tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạtđộng mua bán nọ’ của một số nưóc trên thế giói và bài học rút ra cho Công động mua bán nọ’ của một số nưóc trên thế giói và bài học rút ra cho Công ty mua bán nợ Việt Nam

1.4.1. Kỉnh nghiệm của các Công ty mua bán nợ trên thế giới

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các doanh nghiệp ở Trung Quốc mà điển hình là các doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng khó khăn do cấu trúc tài chính kém lành mạnh. Nợ quá hạn tại các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc có nguy cơ ngày càng tăng cao, gây ra gánh nặng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cả cho Chính phủ. cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp Trung Quốc thời kỳ này có đặc thù:

Thứ nhất, tỷ lệ nợ tại các doanh nghiệp nhà nước ở mức cao chiếm trên 60% trong tổng nguồn vốn. Theo thống kê, thời điểm năm 2000 có hơn 1/3 số doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản vượt 90%.

Thứ hai, kết cấu nợ không hợp lý, chủ yếu là nợ ngắn hạn các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Cuối năm 2000, tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là 5.069,38 tỷ nhân dân tệ, trong đó nợ ngắn hạn chiếm

63,9% tổng nợ.

Năm 1999, Chính phủ Trung Quốc đà thành lập 04 công ty quản lý nợ (AMC-Asset Management Company). Các AMC đã mua lại các khoản nợ xấu giá trị 405 tỷ nhân dân tệ của 580 doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn. Sau đó các AMC tư vấn cho các doanh nghiệp về biện pháp cơ cấu lại nợ (như phát

hành thêm cô phiêu, bảo lãnh phát hành trái phiêu, thực hiện việc sáp nhập hoặc tái cơ cấu tài chính) đế doanh nghiệp chủ động lựa chọn và xây dựng. Nếu phương án khả thi, AMC sẽ hỗ trợ vốn để doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh tạo nguồn trả nợ. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không đưa ra được phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, AMC tiến hành biện pháp để doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, các AMC của Trung Quốc cũng tạm thời chấp nhận khoản thu hồi 10% số nợ xấu, để tạo điều kiện phục hồi kinh doanh và tránh tình trạng doanh nghiệp đồng loạt bị phá sản. Với những biện pháp xử lý

mạnh dạn và kiên quyết, Trung Quốc đã cơ bản giải quyết được tinh trạng nợ xấu, nợ quá hạn trong các doanh nghiệp nhà nước. Điều này góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính cũng như tạo tiền để nâng cao hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp.

Kỉnh nghiệm của Nigeria

Giai đoạn 2007-2008, Nigeria rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ xấu, những khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng từ 0,4 nghìn tỷ naira lên 0,5 nghìn tỷ naira. Nguyên nhân là do nền kinh tế vĩ mô kém ổn định, quản trị doanh nghiệp yếu kém, thông tin thiếu minh bạch và đầy đủ, khuôn khồ pháp lý và quy định giám sát chưa hoàn thiện.

Đe giải quyết cuộc khủng hoảng, Nigeria đã thành lập tập đoàn quản lý tài sản Nigeria (Asset Management Corporation of Nigeria - AMCON) nhằm tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng. Chiến lược của AMCON là mua các khoản nợ xấu của các ngân hàng yếu kém và tập trung tái cấu trúc 8 ngân hàng được giải cứu bởi ngân hàng trung ương Nigeria năm 2009. AMCON tiến hành phục hồi hoạt động của các ngân hàng qua 3 giai đoạn: (1) Mua nợ xấu từ các ngân hàng yếu kém, từ đó làm sạch bảng cân đối kế toán; (2) Tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng được giải cứu để những ngân hàng này không còn âm vốn chủ sở hừu; (3) Bán ngân hàng được giải cún cho nhà đầu tư khác.

Mô hình quản lý tài sản tại AMCON là sự kết hợp của mô hình thanh lý tài 23

sản nhanh và mô hình tái câu trúc. Với mô hình thanh lý tài sản nhanh, AMCON có thể tối đa giá trị thu hồi nợ xấu một cách nhanh nhất bằng việc bán các tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp hoặc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu để thu hút các nhà đầu tu. Với mô hình tái cấu trúc, AMCON cấp vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng các khả năng sinh lời, nắm giữ cổ phần, tham gia quản lý và tái cấu trúc bộ máy quản lý của các ngân hàng nhằm khôi phục hoạt động của doanh nghiệp đó.

Tháng 10/2011, AMCON đã mua lại 275 tỷ naira khoản nợ của 3 Tập đoàn lớn từ các ngân hàng Intercontiental, ngân hàng Access, ngân hàng First City Monument để ngăn chặn khả năng bất ổn của hệ thống ngân hàng quốc gia do các khoản vay này quá lớn, có thề dẫn đến rủi ro hệ thống đối với hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, AMCON cũng mua 2,78 nghìn tỷ naira khoản nợ xấu từ 21 ngân hàng, chiếm 95% của tất cả các khoản nợ của hệ thống ngân hàng ở Nigeria. Bên cạnh đó, Ngân hàng trung uơng Nigeria yêu cầu tất cả các ngân hàng được giải cứu phải huy động vốn đến mức tối thiếu theo quy định của pháp luật. Mặt khác, AMCON bơm thêm vốn cho các ngân hàng này để thu hút đầu tư. Cuối 2011,

5/8 ngân hàng đã đồng ý để được mua lại bởi nhà đầu tư, 3/8 ngân hàng không thể thu hút nhà đầu tư và không huy động đủ vốn bằng mức tối thiểu nên đã bị rút giấy phép hoạt động.

AMCON được xem là mô hình xử lý nợ xấu thành công tại Nigeria, AMCON đã thu hồi được 57% các khoản nợ xấu trong 5 năm để giải cứu các ngân hàng của nền kinh tế lớn nhất Châu Phí khỏi sự sụp đổ. AMCON đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng được cải thiện nhanh chóng, từ 15,7% vào năm 2010 - khi AMCON mới thành lập, xuống 5,3% vào năm 2011 và xuống 3,5% vào năm 2012.

1.4.2. Bài học rút ra cho Công ty mua bán nợ Việt Nam

Từ việc nghiên cứu quá trình tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc tái cơ cấu hệ thống

DN Viêt Nam như sau:

Thứ nhât, các công ty mua bán nợ cân áp dụng linh hoạt phưcmg thức xử lý nợ cho doanh nghiệp khách nợ.

Thứ hai, xử lý nợ là vấn đề cốt lõi trong quá trình tái cơ cấu tài chính DN.

Thứ ba, tái cơ cấu tài chính các doanh nghiệp cần thực hiện đồng thời với tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị điều hành doanh nghiệp, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Thứ tư, trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, Chính phủ là chú thể dẫn dắt, chỉ đạo quá trình tái cơ cấu các Tổng công ty, Tập đoàn thông qua việc ban hành các bộ luật, các hướng dẫn liên quan để đảm bảo việc xử lý nợ có hiệu quả.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN cưu

2.1. Quy trình nghiên cứu

Bưó’c 1: Nghiên cứu các cơ sở lý luận về hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp tại Công ty mua bán nợ và các công trình nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế hên quan đến đến đề tài.

Bước 2: Phát hiện khoảng trống, những vấn đề chưa nghiên cứu.

Bưó’c 3: Đặt câu hỏi nghiên cứu.

Bước 4: Tìm kiếm, thu thập dữ liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu, có thể thông qua các báo cáo tổng họp của các đơn vị, báo cáo tài chính của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.

Bưó’c 5: Sau khi có được dữ liệu, tác giả tiến hành xử lý các dữ liệu bàng các phương pháp phù hợp để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Bước 6: Phân tích, đánh giá thực trạng tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam để thấy kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế của quá trình tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ.

Bước 7: Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác tái cơ Cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ Viêt Nam.

6. Phát > hiện■ e thực•

trạng tôn tại, hạn

chế

1. Nghiên cứu cơ sở

lý luận và các công trình liên quan

2. Phát hiện khoảng trông

3. Xác định

càu hỏi nghiên cứu

5 .Xử lý dừ liệu 4. Thu thập

dừ liệu

7. Đê ra giâi pháp hoàn thiện quy

trình tái cơ câu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua

bán I1Ợ

••4______________________J

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 2.1.1. Nguồn tài liệu thông tin nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cún, tác già đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, các dữ liệu thu thập bao gồm:

- Thu thập các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động cùa DATC.

- Thu thập thông tin, số liệu từ các bài báo, các công trình nghiên cứu về tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ của các công ty mua bán nợ; tái cơ cấu bộ máy quản trị, điều hành và tổ chức bộ máy; tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của các học giả tại các trường đại học trong nước, các viện nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành..

- Thu thập báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động mua và xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC từ năm 2016 đến năm 2020.

- Thu thập các thông tin về ngành vận tải biển và các lĩnh vực kinh doanh của ngành, thị phần, giá cước, ...v.v. Thu thập số liệu, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải biển từ năm 2016 đến năm 2020.

2.1.2. Xử lý thông tin dữ liệu

- Đối với nguồn dữ liệu bên trong:

Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu và thông tin liên quan đến luận văn trong các báo cáo thường xuyên và đột xuất của Ban Tài chính Ke toán, Ban Mua bán nợ 1, Ban Mua bán nợ 2, Ban Quản lý đầu tư tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam từ năm 2016 - 2020.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo ý kiến của lãnh đạo công ty và người thực hiện phương án của Ban Mua bán nợ 1, Ban Mua bán nợ 2, Ban Quản lý đầu tư tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam để làm cơ sở cho việc đưa ra nhận định một cách chính xác, có cở sở khoa học từ đó đề xuất các giải pháp phù họp, có tính khả thi và đem lại hiệu quả làm cơ sở hoàn thiện quy trình tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.

- Đối với nguồn dữ liệu bên ngoài:

Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu và tái cơ cấu doanh nghiệp đang sử dụng tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

Thu thập thông tin, số liệu từ các bài báo, các công trình nghiên cứu về hoạt

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại công ty TNHH mua bán nợ việt nam (Trang 27)