Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại công ty TNHH mua bán nợ việt nam (Trang 33)

Bưó’c 1: Nghiên cứu các cơ sở lý luận về hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp tại Công ty mua bán nợ và các công trình nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế hên quan đến đến đề tài.

Bước 2: Phát hiện khoảng trống, những vấn đề chưa nghiên cứu.

Bưó’c 3: Đặt câu hỏi nghiên cứu.

Bước 4: Tìm kiếm, thu thập dữ liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu, có thể thông qua các báo cáo tổng họp của các đơn vị, báo cáo tài chính của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.

Bưó’c 5: Sau khi có được dữ liệu, tác giả tiến hành xử lý các dữ liệu bàng các phương pháp phù hợp để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Bước 6: Phân tích, đánh giá thực trạng tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam để thấy kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế của quá trình tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ.

Bước 7: Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác tái cơ Cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ Viêt Nam.

6. Phát > hiện■ e thực•

trạng tôn tại, hạn

chế

1. Nghiên cứu cơ sở

lý luận và các công trình liên quan

2. Phát hiện khoảng trông

3. Xác định

càu hỏi nghiên cứu

5 .Xử lý dừ liệu 4. Thu thập

dừ liệu

7. Đê ra giâi pháp hoàn thiện quy

trình tái cơ câu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua

bán I1Ợ

••4______________________J

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu 2.1.1. Nguồn tài liệu thông tin nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cún, tác già đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, các dữ liệu thu thập bao gồm:

- Thu thập các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động cùa DATC.

- Thu thập thông tin, số liệu từ các bài báo, các công trình nghiên cứu về tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ của các công ty mua bán nợ; tái cơ cấu bộ máy quản trị, điều hành và tổ chức bộ máy; tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của các học giả tại các trường đại học trong nước, các viện nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành..

- Thu thập báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động mua và xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC từ năm 2016 đến năm 2020.

- Thu thập các thông tin về ngành vận tải biển và các lĩnh vực kinh doanh của ngành, thị phần, giá cước, ...v.v. Thu thập số liệu, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành vận tải biển từ năm 2016 đến năm 2020.

2.1.2. Xử lý thông tin dữ liệu

- Đối với nguồn dữ liệu bên trong:

Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu và thông tin liên quan đến luận văn trong các báo cáo thường xuyên và đột xuất của Ban Tài chính Ke toán, Ban Mua bán nợ 1, Ban Mua bán nợ 2, Ban Quản lý đầu tư tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam từ năm 2016 - 2020.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo ý kiến của lãnh đạo công ty và người thực hiện phương án của Ban Mua bán nợ 1, Ban Mua bán nợ 2, Ban Quản lý đầu tư tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam để làm cơ sở cho việc đưa ra nhận định một cách chính xác, có cở sở khoa học từ đó đề xuất các giải pháp phù họp, có tính khả thi và đem lại hiệu quả làm cơ sở hoàn thiện quy trình tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.

- Đối với nguồn dữ liệu bên ngoài:

Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu và tái cơ cấu doanh nghiệp đang sử dụng tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

Thu thập thông tin, số liệu từ các bài báo, các công trình nghiên cứu về hoạt động mua bán nợ trong nước và quốc tế trên các Tạp chí chuyên ngành tài chính, qua Internet và thư viện lưu trữ của cơ quan.

Thu thập tài liệu các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, các AMC, VAMC.

Thu thập các quy trinh nội bộ, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động mua và xử lý nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp phân tích

Tác giả vận dụng phương pháp phân tích trong quá trình nghiên cứu các công trình khoa học có nội dung liên quan hoặc gần với đề tài đã chọn, từ đó kế

thừa những kêt quả của các tác giả trước và chỉ ra được những khoảng trông cân tiếp tục nghiên cứu.

Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại DATC diễn ra như thế nào? Rồi phân tích nguyên nhân dẫn đến những kết quả, thành tựu đã đạt được và nhũng tồn tại, hạn chế của DATC, từ đó đưa ra giải pháp đề hoàn thiện công tác tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại DATC.

2.1.2. Phương pháp tổng hợp

Thông qua việc tổng hợp kinh nghiệm của nhiều quốc gia liên quan đến hoạt động mua bán nợ và tái cơ cấu tài chính, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc quá trình tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp.

Tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng họp để đưa ra những đánh giá, nhận định của riêng mình về hoạt động xử lý nợ gắn với tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp tại DATC.

Cuối cùng, tác giả tống họp toàn bộ các nội dung đã nghiên cứu, trình bày trong luận văn để đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại DATC.

2.1.3. Phương pháp thống kê

Tác giả sử dụng phương pháp này đề thống kê các số liệu liên quan đến việc mua bán xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp; chỉ ra quy mô mua bán xử lý nợ của DATC, số lượng các doanh nghiệp đã được DATC tham gia tái cơ cấu tài chính thông qua mua bán nợ và khả năng thu hồi vốn của DATC.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống

Tác giả tiến hành nghiên cứu việc thực hiện tái cơ cấu tài chính của Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông thông qua hoạt động mua bán nợ tại DATC, qua đó đánh giá DATC có triển khai đầy đủ các giai đoạn, các bước cần có hay không? Chỉ ra những kết quả DATC đã đạt được và những điểm còn hạn chế

trong quá trình tái cơ câu tài chính thông qua mua bán nợ cho Công ty TNHH MTV Vận tải Biến Đông, từ đó nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hoàn thiện

công tác tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại DATC.

CHƯƠNG 3. THỤC TRẠNG TÁI cơ CẤU TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP NGÀNH VẬN TẢI BIÊN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỌ TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM

3.1. Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của DATC

3.1.1. Lịch sử hình thành

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sổ 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Tài chính. DATC được ngân sách nhà nước cấp vốn ban đầu

là 2.000 tỷ đồng để xử lý công nợ và tài sản tồn đọng nhằm làm lành mạnh hóa tình hình tài chính và thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Từ năm 2010-2014, DATC bước vào

giai đoạn chuyển đổi và đổi tên thành Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam, vốn điều lệ cũng được bổ sung lên 6.000 tỷ đồng.

Đen nay, sau 18 năm được thành lập và hoạt động, có thể nói, DATC đã triển khai thành công những nhiệm vụ được giao, chứng tỏ xuất sắc vai trò là 1

công cụ hữu hiệu xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng tận gốc rất hiệu quả trong khu vực doanh nghiệp. DATC đã giúp tái thiết nhiều doanh nghiệp thông qua xử lý nợ tồn đọng, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính khu vực DN nói chung, khu vực DNNN nói riêng. Kết quả DATC đạt được trong suốt 18 năm qua đã tạo nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mới và vạch ra định hướng mới trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của DATC

3.1.2.1. Chức năng của DATC

Theo Nghị định số 129/2020/NĐ-CP ngày 27/10/2020 của Chính phủ (thay thế Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thú tướng Chính phủ

vê việc thành lập DATC vê việc ban hành chức năng, nhiệm vụ và cơ chê hoạt động của DATC, có thể thấy DATC thực hiện hai chức năng chính:

Chức năng chính trị - xã hội: DATC được xác định là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài

sản; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.

Chức năng kinh doanh: DATC sử dụng vốn nhà nước giao để mua, xử lý các khoản nợ và tài sản trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc như bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại DATC; Ưu tiên tập trung nguồn lực của DATC để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đồi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ

100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản; Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế thị trường.

3.1.2.2. Nhiệm vụ của DATC

Cùng với các tổ chức tín dụng và định chế tài chính khác, DATC được Chính phủ giao nhiệm vụ mua bán nợ xấu, hỗ trợ xử lý tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung, trong đó tập trung vào tái cơ cấu tài chính, thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm vụ của DATC là tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trù’ của doanh nghiệp; mua, xử lý nợ và tài sản của tồ chức, cá nhân; tái cơ cấu các doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán, xử lý nợ.

- Hoạt động tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ: đó là các khoản nợ, tài sản không đáp ứng các điều kiện xem xét khi xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa doanh nghiệp. DATC thực hiện tiếp nhận nợ, tài sản để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý những khoản nợ, tài sản này và thu hồi vốn cho Nhà nước. Hoạt động tiếp nhận bao gồm tiếp nhận theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa theo quy định của

Chính phủ) và tiêp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Hoạt động mua nợ và tài sản: Các khoản nợ DATC mua là khoản nợ trong nước và nước ngoài bao gồm cả trái phiếu, hối phiếu, công cụ nợ khác do các tồ chức, cá nhân đang nắm giữ, kể cả hối phiếu, trái phiếu do chính DATC phát hành. Tài sản DATC mua là tài sản của các tồ chức, cá nhân bao gồm cả quyền

sử dụng đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị trên đất,.... là tài sản thế chấp của khoản nợ.

- Tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, bán xử lý nợ: DATC thông qua hoạt động mua bán nợ, giúp doanh nghiệp khách nợ xử lý tài chính để đủ điều kiện cố phần hóa, hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược có năng lực và kinh nghiệm để rót vốn, tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật, tham gia quản trị và điều hành doanh nghiệp khách nợ đế tái cấu trúc các hoạt động của doanh nghiệp. Đối tượng của hoạt động này gồm các doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật Chính phủ về cổ phần hóa; các doanh nghiệp là bên nợ của DATC gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và mong muốn được hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp. Điều kiện đề tái cơ cấu là doanh nghiệp được đánh giá có khả năng phục hồi và phát triển; DATC có đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ và giá trị sổ sách của khoản nợ để xử lý các tồn tại tài chính và thực hiện các giải pháp phục hồi doanh nghiệp tái cơ cấu; và phương án tái cơ Cấu đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, DATC và có tác động to lớn đến kinh tế ở một địa phương hoặc một vùng, một lĩnh vực; góp phần ổn định kinh tế xã hội.

* Nguyên tắc hoạt động: Theo quy định, hoạt động cúa DATC dựa trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước;

Công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; Kiểm soát, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động.

3.1.3. cấu tổ chức quản lý

- DATC được tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên. Bộ máy quản lý, kiểm soát và điều hành của Công ty gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Ke toán trưởng và bộ máy giúp việc.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu vôn nhà nước và thực hiện chức năng giám sát hoạt động của DATC là Bộ Tài chính. Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại DATC. Hội đồng thành viên gồm 03 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng thành viên.

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN cơ QUAN TỐNG GIÁM ĐỐC I I I I I V VÃN PHÒNG BAN MUA ban NỌT 1 BAN PHÁP CHẾ BAN HQP TÁC odl NGOẠI BAN MUA BẰN N<x 3 k______ BAN TIẾP NHÃN XỪLỶ NỢ & TÀI sàn BAN QUẢN LÝ ÕẰUTư BAN QUẢN LÝ KHAI THÁC TÀI SẢN BAN MUA BÁN NỢ 2 i I

Hình 3. 1đô tô chức của DATC

(Nguồn: www.datc.vn)

- Cơ quan điều hành của DATC là Ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của DATC. Khi mới thành lập, DATC chỉ có khoảng 20 người, đến nay DATC đã có

12 Ban chức năng tại Trụ sở chính, 01 Trung tâm giao dịch, tư vấn mua bán nợ tại Hà Nội và 02 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nằng với tổng số nhân viên là 222 nhân sự.

3.2. Nội dung tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biểnthông qua hoạt động mua bán nợ tại DATC thông qua hoạt động mua bán nợ tại DATC

3.2.1. Tái cơ cẩu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợtại DA TC

3.2.1.1. Lập kế hoạch mua bán nợ và xác định phương án tái cấu tài

chính doanh nghiệp

Sau khi tiếp nhận thông tin đề nghị xừ lý khoản nợ của chủ nợ hoặc đề nghị hỗ trợ xử lý khoản nợ của khách nợ, DATC sẽ tiến hành xây dựng phương án

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại công ty TNHH mua bán nợ việt nam (Trang 33)