Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình (Trang 45)

9 r

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội quận Ba Đình

Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông nam giáp quận Hoàn Kiếm. Phía tây giáp quận cầu Giấy. Phía nam giáp quận Đống Đa. Phía bắc giáp quận Tây Hồ. Quận Ba Đình có hơn 24 vạn dân, được chia thành 14 phường.

BHXH quận Ba Đình được thành lập theo Quyết định số 01/TC-TCCB ngày 12/7/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trải qua 25 năm phấn đấu, Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình đang ngày càng lớn mạnh và phát triển, từ lúc đội ngũ cán bộ chỉ có 28 người được sát nhập từ ngành lao động thương binh xã hội và liên đoàn lao động, đến nay đã có 61 cán bộ viên chức và

lao động hợp đồng. Từ những ngày đầu khó khăn, thiếu thốn cả về đội ngũ lần phương tiện kỹ thuật, cho đến nay Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình đã có một đội ngũ cán bộ viên chức vũng vàng, đầy đủ phấm chất, năng lực, đang từng bước khẳng định vai trò và vị trí của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực an sinh xã hội của toàn đất nước nói chung và

của quận Ba Đình nói riêng.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm hội quận Ba Đình

- Chức năng của BHXH quận Ba Đình.

BHXH quận Ba Đình là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội đặt tại đường Đội cấn, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội có chức năng giúp giám đốc BHXH Thành Phố tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bão hiểm y tế; quản lý thu, chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiềm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn quận theo phân cấp quản lý của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam và quy định của pháp luật.

BHXH quận Ba Đình chịu sự quản lý trực tiêp, toàn diện của giám đôc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình

Bảo hiểm xã hội quận Ba Đinh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản và trụ sở riêng.

- Nhiệm vụ chủ yếu của BHXH quận Ba Đình:

Xây dụng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chưong trình công tác hàng năm; tố chức thực hiện kế hoạch, chưong trình sau khi được phê duyệt.

Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Thực hiện công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiếm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký họp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động; Ký họp đồng vói các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bào hiểm y tế theo quy định; Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội quận; Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tù* chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định; Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự' nguyện; Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài

sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp; Ký, tổ chức thực hiện họp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, báo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham

gia và các cơ sở khám, chừa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội quận.

Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

Quản lỷ, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

Chủ trì, phối họp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiếm xã hội, bảo hiếm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

Đề xuất, kiến nghị, phối họp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiếm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu cùa cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thường xuyên phối họp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối họp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật

thông tin do cơ quan thuê cung câp vê chi phí tiên lưong đê tính thuê của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội quận.

Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

3.1.3 Cơ cấu tỗ chức bộ máy của bảo hiểm hội quận Ba Đình

3.1.3. ỉ Hệ thống tô chức bộ máy

BHXH quận Ba Đình do Giám đốc quản lý và điều hành, giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc. BHXH quận Ba Đình không có cơ cấu tố chức phòng ban mà chỉ được chia thành các bộ phận nghiệp vụ.

Với 61 cán bộ, BHXH quận Ba Đình được chia thành 6 bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt bao gồm: bộ phận kế toán - tài vụ, bộ phận chính sách, bộ phận giám định chi, bộ phận tiếp nhận, trả hồ sơ, bộ phận thu, bộ phận cấp sổ - thẻ. Các bộ phận này đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, cơ cấu các bộ phận thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: So’ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH quận Ba Đình

(Nguồn: BHXH quận Ba Đình)

3.1.3.2 Đội ngũ cán bộ viên chức của bảo hiêm xã hội quận Ba Đình

BHXH quận tính đến nay có 61 cán bộ, đây đều là những cán bộ trẻ năng động, có chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó 20 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 40 cán bộ có trình độ đại học và 1 cán bộ có trình độ cao đẳng [31. Với sự năng động, nhiệt tình của mình, cán bộ đơn vị luôn chủ động hoàn thành công việc với tinh thần trách nhiệm cao, hết mình trong công việc.

Đơn vị thường xuyên tố chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị cho các cán bộ, đơn vị đà có 47 cán bộ là Đảng viên. Các cán bộ trong đơn vị ngày càng khẳng định được chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn cũng như bản lĩnh chính trị; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Cán bộ của đơn vị đều sử dụng thành thạo máy vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc. Căn cứ vào tình hình thực tế, Ban Giám đốc đã sắp xếp đội ngũ cán bộ đảm bảo đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng, trình độ của từng người, tạo điều kiện để phát huy, nâng cao trình độ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của bảo hiểm xã hôi quận Ba Đình

Với sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy, chính quyền địa phương và BHXH thành phố Hà Nội, BHXH quận Ba Đình có trụ sở tại 142A Đội cấn, Ba Đình, Hà Nội. Các bộ phận của đơn vị được trang bị phòng riêng, phân công vị trí ngồi để tạo sự thuận tiện nhất trong công việc. Mỗi phòng đều có đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho nghiệp vụ chuyên môn như: thiết bị chiếu

sáng, bàn làm việc máy in, máy photo, tủ tài liệu, thiết bị liên lạc, điều hòa nhiệt độ ..., mỗi cán bộ đều cỏ máy tính riêng được nối mạng internet và mạng cục bộ, ứng dụng phần mềm nghiệp vụ mới nhất do BHXH Thành phố Hà Nội và BHXH Việt Nam hướng dẫn, để cập nhật cũng như chiết xuất thông tin kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Cơ quan hiện có 61 máy tính, 6 laptop, 25 máy in, 2 máy fax để thực hiện việc kết nối giữa các phòng ban và

giữa cơ quan với các đơn vị. Đơn vị cũng có nhà ăn và nhà đê xe riêng, đảm bảo an toàn chất lượng cuộc sống cho cán bộ nhân viên tại cơ quan.

Cùng với sự đầu tư về cả nhân lực và vật lực, cán bộ BHXH quận Ba Đình ngày càng đáp ứng được đòi hỏi của công việc, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2 Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Ba Đình giai đoạn 2015-2020 Ba Đình giai đoạn 2015-2020

3.2.1 Thực trạng• o côngO tác lập kế hoạch thu bảo hiểm hội bắt buộc

Hàng năm BHXH thành phố Hà Nội phân bổ kế hoạch giao số thu về BHXH quận Ba Đình. Tại BHXH quận Ba Đình lập kế hoạch thu hàng tháng dựa trên nguồn thu thực tế đang quản lý, mà có những kiến nghị với BHXH thành phố Hà Nội để điều chỉnh số kế hoạch thu cho sát với thực tế. Lập kế hoạch thu đóng vai trò quan trọng trong công tác thu BHXH bắt buộc, là khâu đầu tiên, mang tính chất quyết định đến công tác thu BHXH bắt buộc hàng năm của cơ quan BHXH. Kế hoạch lập ra càng sát với thực tế và phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương thì công tác thu càng hoàn thiện và có hiệu quả. Công tác lập kế hoạch thu được tiến hành vào đầu tháng 10 hàng năm và giao cho cán bộ thu thực hiện. Căn cứ vào tình hình biến động số lao động, quỹ tiền lương do các đơn vị sử dụng lao động báo cáo hàng tháng, cán bộ thu sẽ xác định dự toán thu năm kế hoạch chi tiết cho từng đơn vị.

Số tiền dự toán thu = số lao động dự toán X Lương bình quân dự toán X Tỉ lệ đóng (%).

Số tiền dự toán thu của từng khu vực như: khu vực ngoài quốc doanh, khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp Nhà nước... sẽ được cán bộ thu tổng hợp và cuối cùng là xác định tổng thu của cả năm kế hoạch.

Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận Ba Đình, dựa vào số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động tăng, cán bộ thu còn đưa ra dự toán thu BHXH bắt buộc về các đơn vị có thể đăng kí tham gia BHXH bắt buộc năm kế hoạch.

3.2.2 Thực trạng thực • • ơ • hiệnkê hoạch thu bảo hiêm xã hội băt buộc

3.2,2.1 Quản ỉỷ đối tượng tham gia hảo hiếm xã hội

Quản lý đối tượng tham gia là một trong những nghiệp vụ quan trọng của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, đây chính là cơ sở hình thành nên nguồn thu cho quỹ BHXH. Việc thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia chính là góp phần thực hiện quyền lợi chính đáng của người lao động; làm cơ sở giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật lao động và luật BHXH; góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia từ đó thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi che phủ của BHXH. Với chính sách mở rộng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH thì việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Bằng việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN sâu rộng đến người dân và các đơn vị SDLĐ nên việc tham gia BHXH đã tăng lên đáng kể. Qua bảng số liệu sau đây, ta có thể nhận

thấy sự biến động về tình hình tham gia BHXH tại quận Ba Đình như sau:

Bảng 3.1: số lao động và đon vị tham gia BHXH tại BHXH quận Ba Đình 2015-2020 T Chi tiêu Năm Số đon vi (đv) Số lao đông (ngưòi) r

Lượng tăng giảm tuyệt đôi số đơn vi (đv) Số lao động (nguôi) 2015 3.894 90.737 - - 2016 4.471 95,774 577 5.037 2017 6.124 97.598 1.653 1.824 2018 6.960 102.096 836 4.498 2019 7.681 119.311 721 17.215 2020 8.288 137.170 607 17.859 (Nguôn: BHXH quận Ba Đình) 43

Biêu đô 3.1: Môi quan hệ giữa sô lao động và sô đơn vị SDLD tham gia BHXH bắt buộc tại quận Ba Đình giai đoạn 2015 - 2020

(Nguồn: BHXH quận Ba Đình)

Có thể thấy số đối tượng và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH quận Ba Đình đã có sự biến động rõ rệt, từ 3.894 đơn vị với 90.737 người lao động năm 2015 đã lên tới 8.288 đơn vị với 137.170 người lao động năm 2020.

Để có kết quả như trên là do quận Ba Đình đà có nhiều biện pháp nhằm thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư và phát triển trên địa bàn, ngoài ra BHXH quận đã có những biện pháp phổ biến, thông tin, tuyên truyền tích cực về BHXH làm thay đổi nhận thức của chủ doanh nghiệp, công tác đốc thúc được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.

Người lao động

Trên cơ sở thực hiện Luật BHXH, cơ quan BHXH quận Ba Đình đà tiến hành phân chia quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thành 9 loại hình đơn vị đó là: Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể; ngoài công lập; Hợp tác xã; Xã, phường; Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác và đối tượng

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình (Trang 45)