9 r
3.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1 Hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, công tác tổ chức thực hiện quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chưa thực sự hiệu quà.
+ Tuy số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian qua đã tăng nhanh hơn nhiều nhưng đến nay BHXH quận Ba Đình vẫn chưa có biện pháp hũu hiệu để quản lý toàn bộ số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định cùa pháp luật. Tinh trạng trốn tham gia BHXH vẫn đang diễn ra, số doanh nghiệp không tham gia BHXH bắt buộc còn khá lớn, ngay cả những doanh nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH cũng vẫn có những vi phạm về Luật BHXH, như đăng ký đóng BHXH cho số ít lao động, đặc biệt là đối với các lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh, loại hình ngoài công lập, hợp tác xã. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan BHXH chưa nắm chắc được hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Cụ thể có những doanh nghiệp có đăng ký thành lập nhung không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, thành lập trong thời gian ngắn rồi giải thể. Hiện tượng doanh nghiệp “ma” (doanh nghiệp tồn tại ba không không trụ sở, không lao động, không con dấu) trong khu vực kinh tế tư nhân đang là vấn đề báo động...
+ Công tác quản lý tiền lương làm căn cứ đỏng BHXH còn gặp nhiều khó khăn, ở những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, loại hình ngoài công lập, hộ nghề cá thể thì tiền lương thực tế phải
tham gia BHXH băt buộc của các đơn vị này còn cao hơn rât nhiêu so với tiên lương các đơn vị sử dụng lao động thuộc loại hình ngành này đăng ký tham gia. Đối với những đơn vị sử dụng lao động đã tham gia BHXH, tổng quỹ tiền lương thực tế và tổng quỹ tiền lương đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cũng có sự khác nhau. Tồng quỹ lương mà đơn vị đăng ký đóng bảo hiểm xã hội thường thấp hơn quỹ tiền lương thực thực tế dẫn đến làm giảm số phải đóng bảo hiểm xã hội tại các đơn vị, giảm số thu vào quỹ BHXH.
- Thứ hai, tỷ lệ nợ đọng bảo hiếm xã hội vẫn còn khá cao. Tình trạng nợ nần dây dưa tiền đóng BHXH, nợ gối đầu tiền BHXH ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn khá phổ biến. Với
số tiền nợ đọng đó, nhiều người lao động không chốt được sổ khi bảo lưu, không giải quyết được các chế độ về BHXH, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.
Thứ ba, sự phối kết hợp hoạt động của cơ quan BHXH với một số cơ quan quản lý nhà nước về công tác chỉ đạo quản lý thu BHXH bắt buộc còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại. Các thông tin, số liệu về các đơn vị sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn quận của các cơ quan chức năng như cơ quan Thống kê, Ke hoạch - Đầu tư, Thuế, Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động... còn cập nhật chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất.
Thứ tư, công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, mang nặng tính hình thức, hành chính, tuyên truyền dạng vĩ mô chưa sát cơ sở, sát người lao động. Vì vậy phổ biến pháp luật còn dàn trải, chưa thật sự chuyên sâu tới từng nhóm đối tượng tham gia BHXH và chưa được tổ chức chuyên nghiệp nên còn nhiều bộ phận nhân dân, NLĐ chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiềm tra thực hiện thu BHXH còn nhiều bất cập. Vì vậy số vụ vi phạm do cơ quan BHXH báo cáo thì nhiều nhưng số được xử lý thì ít. Công tác theo dõi, đôn đốc sau khi thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa thường xuyên. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cũng
như cơ chê xử lý các vi phạm còn nhiêu bât cập vê thủ tục cũng như mức độ xử phạt. Tại BHXH quận Ba Đình, năm nào liên ngành cũng tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động BHXH, được tổ chức rất quy mô, có cả thanh tra của Sở lao động - thương binh - xã hội vào cuộc nhưng cuộc thanh tra này rất ít, mỗi năm chỉ được khoảng vài chục doanh nghiệp trong đó trên địa bàn quận có tới hàng nghìn doanh nghiệp. Hơn nữa, ngành BHXH chỉ có chức năng kiểm tra không có chức năng xử phạt nên mọi hành vi vi phạm không được xử lý kịp thời.
3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất, hệ thống luật pháp, chính sách, chế tài về thu BHXH bắt buộc đã ban hành còn chưa phù hợp với thực tế nên gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý BHXH, chế tài xử phạt vẫn chưa đủ sức để răn đe. Một trong những vướng mắc trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc hiện nay là đối tượng tham gia rất lớn nhung quy trình thu còn nhiều điểm chưa phù hợp; các biện pháp thực hiện quản lý thu BHXH đạt hiệu quả chưa cao, còn có những lỗ hổng để đơn vị sử dụng lao động tìm cách trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH cho người lao động. BHXH quận chỉ có nhiệm vụ thu tiền BHXH, có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, kiểm tra các đơn vị về tình hình thu, nộp tiền BHXH nhưng lại không có quyền xử phạt, nếu đơn vị chậm đỏng thi chỉ có quyền tính lãi chậm đóng. Tuy nhiên mức lãi suất suất chậm đóng còn thấp và chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa đơn vị nợ gối và đơn vị nợ đọng kéo dài, do vậy chưa đủ sức răn đe. Trong khi muốn thành lập thanh tra liên ngành xử phạt đon vị lại mất thời gian khá lâu, mức xử phạt theo quy định của Chính phủ theo nghị định
88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi NĐ 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH vẫn còn thấp do đó không đủ mạnh, chỉ mang tính chất cảnh cáo. Chính vì mức phạt thấp như vậy nên một số đơn vị chây ỳ BHXH. Trong quá trình đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng lao động chưa có quy định phải đăng ký tham gia BHXH. Vì
vậy, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cơ quan BHXH mới đên vận động, lúc bấy giờ chủ doanh nghiệp có đăng ký tham gia BHXH cho lao động của doanh nghiệp hay không còn tuỳ thuộc vào nhận thức của họ, chứ cơ quan BHXH không có thẩm quyền lập văn bản xử phạt đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH. Việc triển khai Thông tư liên tịch số 03/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nước về thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng, tiền lãi phát sinh nhưng khi thực hiện còn nhiều vướng mắc. Chưa có hướng dẫn xử lý nợ đối với những đơn vị ngừng, dừng giao dịch, phá sản, giải thể. Trong khi những đơn vị này chiếm tỷ lệ không nhỏ tổng số tiền nợ.
- Thứ hai, nhận thức về chính sách BHXH của người lao động và người sử dụng lao động chưa cao, nhất là khu vực ngoài Nhà nước còn hạn chế. Nhiều chủ
sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thức đúng về ý nghĩa của chính sách BHXH, trong khi tố chức đại diện cho tiếng nói của người lao động là công đoàn thì hiện nay mới chỉ có ở rất ít doanh nghiệp và sự phối hợp với
BHXH cũng chưa tốt. Nhiều người chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt là nếu tham gia BHXH thì tiền lương, tiền công hàng tháng họ nhận được sẽ ít hơn nên đã không chủ động yêu cầu được tham gia BHXH ngay sau khi ký hợp đồng lao động. Những người lao động có ý thức tham gia BHXH là quyền lợi chính đáng đã được quy định rõ trong luật BHXH nhưng ngại không dám đấu tranh vì lo sợ chủ SDLĐ sẽ đuổi việc khi đó họ phải tìm kiếm công việc mới, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình minh. Mặt khác, có nhiều người sử dụng lao động tuy hiểu biết pháp luật, có khả năng tài chính nhưng lại thiếu trách nhiệm, cố tình lách luật và tìm mọi cách để lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH. Nhiều doanh nghiệp lờ đi việc ký họp đồng
lao động, kéo dài thời gian thử việc, hoặc ký hợp đồng lao động nhưng chỉ ghi trong văn bản mức lương tối thiểu. Mặt khác do trình độ quản lý của cán bộ BHXH còn thấp, các biện pháp mở rộng đối tượng tham gia vẫn chỉ mang tính
hình thức, chưa chú trọng đên tính khả thi do đó chưa mang lại hiệu quả.Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến mức lương đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay sở kịp.
* Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, số lượng cán bộ đảm nhiệm công tác thu còn ít trong khi số lượng đơn vị tham gia lại lớn, nên việc nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị như biến động về số lao động, tiền lương còn nhiều hạn chế. Tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH còn mang nhiều thói quen hành chính bao cấp, chưa quen với tác phong phục vụ, chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, công tác tuyên truyền, vận động còn chung chung, hiệu quả còn thấp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý thu bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả công tác quản lý thu tại BHXH quận Ba Đình. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại quận chưa đồng đều. Cán bộ lâu năm thiếu lý thuyết, còn cán bộ trẻ thì thiếu kiến thức thực tế. Cán bộ thu chỉ biết thực hiện tính toán số tiền nộp BHXH bắt buộc dựa trên báng lương tăng, giám lao động của đơn vị chuyển đến hàng tháng chứ không chủ động kiểm soát được đơn vị có trốn tránh tiền BHXH hay không. Do lực lượng còn mỏng, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra cũng như khởi kiện chủ yếu làm kiêm nhiệm, còn thiếu và yếu về trình độ pháp lý.
- Thứ hai, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH bắt buộc tại BHXH quận Ba Đình còn mang tính hình thức chưa tiếp cận đến từng người lao động. Do đó, nhận thức của người lao động chưa hiểu đúng về BHXH, chưa hiểu được quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. Chính vì thế mà họ không biết đấu tranh với chủ doanh nghiệp khi các doanh nghiệp có hiện tượng khai man, giảm hoặc không đóng BHXH cho người lao động.
- Thứ ba, các ngành các cấp, các cơ quan chức năng thiếu sự hỗ trợ, phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện nhiệm vụ. Các thông tin, số liệu về các đơn vị
sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn quận của các cơ quan chức năng như cơ quan Thống kê, Kế hoạch - Đầu tư, Thuế, Lao động Thương binh và Xã hội,
Liên đoàn lao động... còn cập nhật chưa đây đủ, thiêu sự thông nhât. Cụ thê là trong việc đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với đăng ký quản lý lao động còn thiếu chặt chẽ. Mặc dù pháp luật quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khi đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký số lao động với cơ quan quản lý lao động, song rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân không thực hiện quy định này mà cũng không bị xử lý. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng không có trụ sở giao dịch hoặc giải thế sau khi thành lập một thời gian ngắn, không đăng ký danh sách lao động, thang bảng lương với cơ quan quản lý lao động địa phương. Các cơ quan quản lý không nắm được số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh còn hoạt động hay đã ngừng hoạt động; các đơn vị SDLĐ không hoạt động theo nội dung đã đăng ký, hoặc thay đổi phạm vi kinh doanh nhưng cũng chưa được quản lý kịp thời đều làm ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH trong địa bàn.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HÔI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIÉM XÃ HỎI QUẬN BA ĐÌNH
4.1. Định • hướng hoànCZ7 thiện • quản1 lý thu</ bảo hiểm xã hội bắt• buộc• tại • bảo hiểm xã hội quận Ba Đình
4.1.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến quản lỷ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận Ba Đình
Ánh hưởng của cuộc cách mạnh khoa học 4.0, việc phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài, tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Tuy nhiên từ giai đoạn cuối năm 2019 đến nay, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng và tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ánh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong đó một số ngành nghề ảnh hưởng lớn như: ngành dịch vụ, du lịch, vận tải, khách sạn,...Theo đó người lao động làm việc trong các ngành nghề trên tạm thời mất việc mất việc hoặc tạm ngừng việc đóng BHXH bắt buộc. Vì vậy công tác thu BHXH bắt buộc sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn do số tiền thu hằng tháng giảm.
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội với nội dung: “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiếm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiếm xã hội toàn dân.
Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội
nhập quôc tê theo nguyên tăc đóng - hưởng, công băng, bình đăng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lỷ nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiếm xã hội tỉnh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại,
tin cậy và minh bạch. "[1] là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của BHXH quận Ba Đình.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2473/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án ’’Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2025, định hướng năm 2030”. Theo đó, mục tiêu của Đề án đến năm 2025, định hướng năm 2030: Đấy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, phấn đấu cùng cả nước
sớm hoàn thành cơ bản những mục tiêu, chỉ tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển kinh tế Hà Nội tăng trưởng nhanh và bền vững làm động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và cả nước. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững, hiện đại và phát triền kinh tế tri thức. Xây