Bài học rút ra cho Công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông c link (Trang 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học rút ra cho Công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-

Qua những phân tích trên có thể thấy rằng, để hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp cần phát triển theo những phương hướng sau:

V Thay đổi trước hết trong tư duy hoạch định chiến lược: hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn thậm chí chưa xác định rõ sản phầm và dịch vụ chủ đạo; đặt mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận lên trên mục tiêu an toàn và chất lượng; đầu tư tràn lan ra ngoài ngành; quản trị rủi ro tác động đến dòng tiền yếu, quản trị khả năng thanh toán yểu. Qua những bài học rút ra từ thực tiễn hoạt động cửa các doanh nghiệp lớn Việt Nam cho thấy đổi mới tư duy quản trị, cần tập trung trước hết vào đổi mới tư duy quản trị chiến lược và tư duy quản trị rủi ro.Đổi mới tư dưy quản trị ở đây là tách biệt giữa quản trị và điều hành. Trong khi việc lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh thực tế thuộc trách nhiệm của CEO và bộ máy điều hành - tức là cơ quan nắm vững công việc kinh doanh nhất, HĐQT có nhiệm vụ xác định tầm nhìn chiến lược cũng như định hướng cho sự phát triển của Công ty, hoạch định và giám sát thực hiện các chiến lược phát triển doanh nghiệp. Ban điều hành, đứng đầu là CEO chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động đảm bảo thực hiện các chiến lược đã đề ra. Như vậy, nếu chiến lược của Công ty sai thì trách nhiệm này sẽ thuộc về tập thể HĐQT, đặt vấn đề như vậy sẽ thấy tính cấp thiết của việc nâng cao năng lực và phân công nhiệm vụ của từng thành viên HĐQT.

V Thay đổi trong tiếp cận và sử dụng các phương pháp tiên tiến trong hoạch đinh chiến lươc kinh doanh.

V Chuẩn hoá tuân thủ nghiêm các quy trình hoạch định chiến lược.

s Nâng cao năng lực dự báo, ra quyết định.

V Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin chiến lược.

s Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ quản trị đặc biệt các cán bộ trực tiếp làm công tác hoạch định chiến lược.

Kêt luận Chương 1

Chương đầu tiên đã nêu bao quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như cơ sở lý luận của hoạch định chiến lược kinh doanh như: Khái niệm, nội dung hoạch định bao gồm quy trinh và phương pháp hoạch định. Bên cạnh đó, còn có một vài kinh nghiệm hoạch định của một số doanh nghiệp và bài học rút ra cho công ty.

Hoạch định chiến lược luôn gắn liền với môi trường, đặc biệt với tính năng động và phức tạp của nó đã làm cho giới lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp ý thức được vai trò quan trọng của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Cơ sở phương pháp luận trình bày trong chương 1 sẽ là khung lý thuyết càn bản cho những phân tích tiếp theo trong chương 3.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu VÀ THIẾT KÉ LUẬN VĂN

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn bao gồm những bước sau:

Hình 2.1: Quy trình nghiên cún

- Bước 1: Từ quan sát thực tế tại nơi nghiên cứu cùng với việc tổng quan các công trinh có liên quan, tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu, luận văn xác định vấn đề và đối tượng nghiên cứu.

- Bước 2: Khung lý thuyết là cơ sở quan trọng đế cho nghiên cứu của luận văn được thống nhất và mang tính xuyên suốt. Các lý thuyết về hoạch định chiến lược

kinh doanh sẽ được khái quát hoá, hình thành nên cơ sở lý luận cho luận văn trong bối cảnh của các doanh nghiệp hiện nay.

- Bước 3: Luận văn tiến hành phân tích thực tiễn trên nền tảng lý thuyết đã xây dựng, minh hoạ bàng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các nhận định về hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link. Kết quả nghiên cứu là chỉ ra những thành tựu đạt được của công ty trong hoạch định chiến lược kinh doanh, đồng thời cũng tìm thấy những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo mục tiêu phát triển cũng như hiệu quả kinh doanh.

- Bước 4: Cuối cùng, luận văn đề xuất những giải pháp nhàm giải quyết các vấn đề mà Công ty đang phải đối mặt hiện nay để nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh.

2.2. Phuong pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

+ Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, các bài biết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học, internet, tài liệu nội bộ...

+ Các báo cáo tồng hợp, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty C-Link: Đe lấy các số liệu thể hiện tình hình kinh doanh như doanh thu, chi phí, lỗ lãi của doanh nghiệp qua từng năm.

+ Thông tin từ Internet: Các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp, thông tin ngành...

+ Các số liệu thu thập được công bố trong các năm từ năm 2017-2019

+ Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạch định chiến lược kinh doanh...

2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bàng hai hình thức chính: phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học:

Phỏng vấn sâu:

Mục đích: Xác định thực trạng hoạch định chiến lược của công ty Quy trình hoạch định, phương pháp hoạch định...

Đối tượng, số lượng: 07 lãnh đạo (bao gồm trưởng phòng, phó phòng, phó giám đốc).

Câu hỏi: Phụ lục 1.

Điều tra xã hội học:

Mục đích: Gửi phiếu điều tra cho tói cán bộ nhân viên trong Công ty C-Link nhằm mục đích đánh giá sự tác động của các yếu tố bên ngoài và cái nhìn khách quan về điểm mạnh, điểm yếu trong hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty C-Link.

Nội dung phiếu điều tra: Lượng hóa các yếu tố bên ngoài và bên trong của Công ty C-Link. Đe cập đến mức độ mạnh và yểu về các yểu tố nội bộ của Công ty C-Link cũng như sự phản ứng cùa công ty với môi trường bên ngoài

Đối tượng: Nhân viên bộ phận văn phòng công ty Quy mô mẫu điều tra: 50 người.

Có 50 phiếu được phát ra. Thu về: 43 phiếu.

Trong đó: có 3 phiếu không hợp lệ. Tổng số phiếu hợp lệ là: 40.

Bảng câu hỏi: xem phụ lục 2

Gửi, thu hồi phiếu điều tra và kết quả thu được: xem phụ lục 3

2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.3.1. Phương pháp phân tích và phương pháp tống họp

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích xuyên suốt ở cả bốn chương. Trước hết, phân tích được hiểu là sự phân chia hoạch định chiến lược kinh doanh thành nhũng yếu tố cấu thành giản đơn hơn để tác giả dễ nghiên cúu cũng như dễ phát hiện ra tùng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Đe từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách chi tiết và rõ ràng hon, đồng thời cũng hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận cụ thể ấy.

Và chính điều đó giúp cho việc hiểu các vấn đề một cách cặn kẽ, chi tiết và xuyên suốt. Quan trọng nhất là phương pháp phân tích sử dụng ở chương 3 với vai trò tìm hiểu sâu về các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập với tùng lát cắt khác nhau.

Từ đó, phương pháp tông họp được sử dụng đê có được cái nhìn tông thê vê sự vật, sự việc và hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Trên cơ

sở ta có những kết quả nghiên cứu tùng mặt, phải tổng họp để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cái chung. Để tù đó, tìm ra được bản chất, quy luật vận động quyết định mức độ biếu hiện của hoạch định chiến lược kinh doanh trong bối cảnh hiện nay.

Khi sử dụng phương pháp phân tích và tổng họp thì đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý cũng như các công thức toán học và kinh tế lượng, các biểu đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của quy trình và phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh trong công ty.

2.3.2. Phương pháp kêt hợp logic và lịch sử

Như ta đã biết, quan hệ logic là quan hệ tất yếu, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. ứng dụng phương pháp logic, luận văn đặt đối tượng nghiên cứu trong một cách tiếp cận thống nhất, xem xét vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn, từ thực trạng đến giải pháp. Phương pháp lịch sử giúp luận văn tim hiểu vấn đề theo dòng thời gian để làm nối bật sự biến đổi, vận động của đối tượng nghiên cứu, chỉ ra xu hướng phát triển, các vấn đề phát sinh. Khi chúng ta sử dụng phương pháp này thì ắt hẳn phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ được điều kiện, đặc điếm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao. Đồng thời, làm rồ các mối quan hệ đa dạng trong hoạch định chiến lược kinh doanh với các vấn đề khác liên quan đến nó.

2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các số liệu thống kê mô tả vê thực trạng hoạch định chiên lược kinh doanh tại công ty Cô phân công nghệ mạng viễn thông C-Link, những số liệu biểu thị xu hướng biến đổi của các yếu tố cấu thành nên hoạch định chiến lược kinh doanh. Luận văn sử dụng phương pháp này chủ yếu tại chương 3 để thống kê về thực trạng và so sánh, phân tích quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh và phưong pháp hoạch định, tù’ đó tìm ra hướng cho những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty C-Link.

Kết luận Chương 2

Chương 2 đê cập đên Phương pháp và quy trinh nghiên cứu sẽ áp dụng góp phần làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu đang đặt ra là xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty C-Link, được sử dụng trong chương 3 và chương 4 của

luận văn.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH

CHIÉN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MẠNG VIỄN THÔNG C-LINK

3.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần công nghệ mạng viễnthông C-ỈÀỉik thông C-ỈÀỉik

❖ Tên công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ mạng viễn thông C-Link

❖ Tên giao dịch tiếng Anh: C-Link Telecom Network Technology JSC

❖ Tên viết tắt: C-Link., JSC

❖ Trụ sở chính: Hà Nội: số 207 - Ngõ 192 - Phố Lê Trọng Tấn - Phường Định Công - Quận Hoàng Mai - Hà Nội.

Điện thoại: 024 3513 4466 Fax: 024 3513 4488

❖ Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh: số 71C Nguyễn Khắc Nhu - Phường Cô Giang- Quận 1- Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028 3920 4466 Fax: 028 3920 4488

Công ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105356525 do Sở Ke hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 06 năm 2011 với phạm vi hoạt động chủ yếu là kinh doanh thiết bị viễn thông và CNTT. Ngay từ khi mới thành lập, công ty xác định mục tiêu hoạt động và phát triền của mình đó chinh là chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh,

dịch vụ chu đáo. Phương châm hoạt động của công ty là luôn luôn sáng tạo, không ngừng đổi mới nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, lấy chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu, lấy thái độ tận tâm phục vụ khách hàng để khẳng định thước đo giá trị chất lượng dịch vụ và giá cả cạnh tranh để giữ vững vị thế.

Khi thị trường viễn thông, công nghệ thông tin bước vào cuộc chạy đua cạnh tranh gay gắt, công ty xác định không chỉ cung cấp sản phẩm hữu hình mà cung cấp

sản phấm và dịch vụ gắn liền với quá trinh sử dụng của khách hàng.

3.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của Công ty cố phần công nghệ mạng viễn thông C-Link

3. ỉ.2.1. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu

- Mua bán các thiết bị truyền dẫn, linh kiện điện tử, viễn thông, ....

- Cung cấp, xây dựng, cho thuê, bảo trì, bảo dường, sửa chữa thiết bị, hỗ trợ vận hành trong các lĩnh vực CNTT, Viễn thông như: máy tính, mạng máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị truyền thông (âm thanh, ánh sang, camera) các thiết bị, linh kiện điện lạnh, điện nhẹ, giám sát cảnh báo, ...

- Dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông.

- Nghiên cứu tư vấn, thiết kế (không bao gồm thiết kế công trình), sản xuất, lắp đặt các hệ thống thương mại, ...

- Dịch vụ cho thuê, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các sản phẩm của công ty

- Tư vấn, thiết kế, phát triển, gia công, cung cấp, phân phối, bảo hành, bảo trì, triển khai các sản phẩm và dịch vụ phần mềm...

3.1.2.2. Đặc điểm về cơ cấu tô chức

Phó Giám đôc phụ trách

kinh doanh Phó Giám đốc tài chính

V i V V Phòng Kinh doanh Phòng Kĩ thuât• Phòng Hành chính - Nhân SU’• Phòng Tài chính - Kế toán Phòng dự án

Sơ đô 3.1: Cơ câu tô chức bộ máy quản lý Công ty Cô phân Công nghệ mạng viễn thông C-Lỉnk

(Nguồn: Phòng Hành chỉnh — Nhân sự)

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đứng đầu công ty là Chú tịch Hội đồng quản trị: Đây là người đứng đầu trong chương trình hoạt động của Hội đồng quản trị; tố chức công việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị.

- Giám đốc: Đây là người giữ vai trò điều hành của công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ quyền lợi các bộ công nhân viên trong Công ty. Là người chịu trách nhiệm điều hành chung công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Cụ thể: chiến lược kinh doanh, hành vi tổ chức của công ty,

quản tri marketing và xây dựng thương hiệu, tài chính, ...

- Phó Giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: Là người điều hành và nghiên cứu thị trường cũng như nắm bắt giá cả hàng hóa và biến động trên thị trường. Là người phụ trách mảng kinh doanh của Công ty.

- Phó Giám đốc tài chính: Là người phụ trách mảng tài chính. Tham gia quản lý hoạt động, điêu hành Phòng Tài chính - Kê toán. Tham gia xây dựng các quy chê quản

lý tài chính. Quản lý dòng tiền và công tác kế toán tồng họp.

- Phòng Kinh doanh: Đây là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, đúng pháp luật, mang lại hiệu quả cao. Đông thời là bộ phận xây dựng chiên lược kinh doanh chung của Công ty theo từng giai đoạn.

- Phòng Kĩ thuật: Là phòng có chức năng giúp đờ Công ty về mặt chất lượng, kiểm tra và phát hiện sự cố và khắc phục sự cố. Chịu mọi trách nhiệm về kỹ thuật,

quy trình công nghệ, nghiên cứu lập kế hoạch quản lý chất lượng.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: Bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc tổ chức bộ máy sản xuất, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động trong Công ty; thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Công ty; thực hiện công tác quản lý hành chính; tham mưu và phụ trách công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật; quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty; hỗ trợ bộ phận, phòng ban khác trong việc quản lý nhân sự, là cầu nối giữa Ban lãnh đạo và người lao động trong Công ty

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông c link (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)