PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu Kiểm soát thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng cửa việt thuộc cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

Đe tài có sử dụng sổ liệu thứ cấp, nguồn số liệu được khai thác trực tiếp tại các Chưong trình nghiệp vụ của ngành hài quan như Chương trình số liệu XNK, Chưong trình thông quan điện tử E-custom, Hệ thống K.TTTT, Hệ thống VNACCS/VCIS và các tài liệu đã được công bố, nguồn dữ liệu thu thập từ các báo cáo công tác quản lý thuế tại Chi cục HQCK cảng Cửa Việt.Luận văn đã thu thập số liệu theo các chỉ tiêu trong công tác kiểm soát thuế của Chi cục HQCK cảng Cửa Việt qua các năm 2018 - 2020 một cách tổng thể sau đó đối chiếu, so sánh giữa các năm và đế thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu.

Các thông tin đã thu thập được thực hiện sắp xếp, phân loại theo thứ tự ưu tiên dựa vào mức độ quan trọng của dữ liệu thu thập. Đối với dừ liệu là số liệu lịch sử, số liệu khảo sát thực tế, được thực hiện lập các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ; đồng thời được xử lý thông qua phần mềm bảng tính Excel. Đối với dữ liệu là số liệu định lượng được thực hiện tính toán những chỉ tiêu cần thiết bao gồm số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập các đồ thị, bảng biểu.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là căn cứ trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng

thời, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vê phát triên kinh tế - xã hội, quy định quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, XNK được làm căn cứ đối chiếu trong quá trình nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu cũng đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng họp, hệ thống, so sánh, thống kê, thực hiện dự báo qua các dữ liệu thứ cấp. Cụ thể:

- Phương pháp thống kê mô tả: Là dùng các chỉ số nhằm đánh giá, phân tích mức độ biến động của các chỉ số; hỗ trợ trong thực hiện tổng hợp các số liệu, tính toán chính xác, khách quan các chỉ tiêu. Trên cơ sở thống kê, thu nhập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau đế phản ánh một cách tổng quát tình hình kiểm soát thu thuế XNK tại Chi cục HQCK cảng Cửa Việt, đó là các số liệu về kim ngạch XNK, sổ thu ngân sách do chi cục thực hiện, số lượng TK qua các năm. Từ đó mô tả, đánh giá tình hình, thực trạng của công tác kiểm soát tại chi cục.

- Phương pháp so sánh'. Là phương pháp thực hiện đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất, từ đó xác định mức, xu hướng biến động dựa trên việc đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau với các không gian, thời gian khác nhau, xác định việc có phát triển hay hiệu quả không để đề xuất các giải pháp tối ưu.

- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: được thực hiện để hệ thống hóa, tóm tắt và xem xét các kết quả nghiên cửu được thực hiện trong đề tài.

- Phương pháp hệ thống hóa, phân tích và thống kê: các dữ liệu đơn lẻ được xâu chuỗi, tồng hợp và hệ thống hóa thành các nhóm nội dung; các dữ liệu, số liệu đã thu thập được phân tích, khái quát hóa nhằm xây dựng khung phân tích, đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu.

2.4. MỘT SÓ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

Công tác kiểm soát thu NSNN chủ yếu thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ phân luồng tờ khai Hải quan:

+ Việc phân luồng hàng hóa (hàng XK, hàng NK) trong Hải quan, gọi tắt là phân luồng Hải quan, được hiểu như sau: Theo Điều 10, Thông tư 39/2018/TT- BTC của Bộ Tài chính: Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa

được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro do Hệ thông xử lý dữ liệu điện tữ Hãi quan thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai).

+ Phân luồng tờ khai được cho là một công cụ, thù tục và hình thức hữu hiệu giúp cơ quan Hải Quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra và vào lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 3 luồng: Luồng xanh, vàng và đỏ. Mỗi phân luồng Hải quan thể hiện mức đánh giá của cơ quan Hải quan cho hàng hóa XNK trong thực thi quản lý

rủi ro. Theo đó, mức (1) Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra

thực tế hàng hóa XNK; mức (2) Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra

thực tế hàng hóa XNK; Và mức (3) Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra

thực tế hàng hóa XNK.

- c/n' ứểíí thu hồi nợ:• Các khoản nợ thuế được phân loại thành 3 nhóm khác• • A • nhau, gồm nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ cỏ khả năng thu thực hiện theo Quy trình quán lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa XNK, ban hành kèm theo Quyết định số 1805/QĐ-TCHQ, ngày 18/5/2018 của Tổng cục Hải quan.

- Hoạt động KTSTQ:

+ Điều 77, Luật Hải quan 2014 quy định: KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

+ Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi săn xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.

Thời hạn Idem tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hâi quan.

Theo Quy trình KTSTQ ban hành theo Quyết định số 575/QĐ-TCHQ, ngày 21/3/2019 của Tổng cục Hải quan để hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành các bước công việc trong hoạt động KTSTQ cho toàn ngành Hải quan.

Chu’o’ng 3

THựC TRẠNG KIẺM SOÁT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẤU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẲU CẢNG CỬA VIỆT

3.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI cục HÃI QUAN CỬA KHẤU CẢNG CỬA VIỆT 3.1.1. Quá trình phát triển của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt

Việc xây dựng cảng Cửa Việt nằm trong định hướng phát triển kinh tế, đã được Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ XII chỉ rõ “Hoàn thành đưa vào sử dụng cảng Cửa Việt giai đoạn 1, tiếp tục xây dựng giai đoạn 2... Tỉnh Quảng Trị chủ trương nối dài Quốc lộ 9 tiếp giáp với biển Đông, khai thác lợi thế của Đường 9, Khu Thương mại Lao Bảo, phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hoá hai chiều từ cửa khẩu Lao Bảo về cảng Cửa Việt và ngược lại, góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội”.

Thực hiện chủ trương trên, năm 1998, cảng Cửa Việt được tỉnh đầu tư xây dựng lại. Cảng nằm trên địa phận xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Thời kỳ đầu, chỉ đàu tư xây dựng một cầu cảng, sau khi khánh thành, cầu cảng này được công bố theo Quyết định 185/QĐ-CHHVN, ngày 25/8/1998 của Cục Hàng hải Việt Nam. Năm 1999, cảng Cửa Việt được đưa vào hoạt động. Thời kỳ đầu, cảng chỉ tiếp nhận một số tàu thuyền vận tải theo đường thủy nội địa, tại cảng chỉ có cơ quan Căng vụ và Bộ đội Biên phòng. Trong thời gian này, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị có bước phát triển tích cực, mối quan hệ giao lưu hợp tác thương mại có chiều hướng mở rộng, hoạt động XNK tăng cao, phát sinh nhu cầu vận tải, thực hiện hoạt động XNK bằng đường biển. Tuy nhiên, do Quảng Trị chưa có cửa khẩu đường biển nên các doanh nghiệp phải vận chuyển hàng hoá vào cảng Đà Nằng, cảng Thuận An (Huế) hoặc Cảng Gianh (Quảng Bình) để làm thủ tục hải quan, gây nhiều trở ngại, tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Yêu cầu phải có một cửa khẩu đường biển để phục vụ cho công tác XNK, XNC bàng đường biển của tỉnh nhà đã trở nên bức bách.

Trước tình hình đó, theo đê nghị của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã có Công Văn 947/CP-KTN, ngày 14/8/1998 về việc cho phép công bố mở cảng Cửa Việt

(Quảng Trị) và Cục hàng hài Việt Nam đã có Quyết định số 185/1998/QĐ- CHHVN, ngày 25/08/1998 về việc công bố cảng Cửa Việt, cho phép tàu, thuyền trong và ngoài nước được phép vào cảng Cửa Việt để vận chuyển hàng hoá. Tiếp đó, ngày 12/7/1999, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Phan Văn Dĩnh ký Quyết định số 371/QĐ-TCCB về việc thành lập Chi cục HQCK cảng Cửa Việt thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Chi cục HQCK cảng Cửa Việt thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HQCK được quy định tại Quyết định số 321/TCHQ- TCCB, ngày 11/10/1994 của Tổng cục Hài quan. Trong những năm đầu thành lập, công việc chưa nhiều, Chi cục HQCK Cửa Việt tạm thời được bố trí 4 biên chế. Trong 6 năm đầu, đơn vị phải thuê nhà nhà dân ở thôn Tân Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh để làm trụ sở. Đến năm 2006, trụ sở Chi cục HQCK cảng Cửa Việt mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Đen thời điểm hiện tại, Chi cục HQCK cảng Cửa Việt là đơn vị đóng góp số thu NSNN lớn nhất cho toàn Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị (chiếm hơn 50% số thu NSNN toàn Cục).

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tố chức bộ máy tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt

Chi cục HQCK cảng Cửa Việt thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật:

- Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XK, NK, chuyển khẩu, gia công, đầu tư, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tài xuất cảnh, nhập cảnh, trung chuyến trên địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo luật định.

- ứng dụng các biện pháp nghiệp vụ kiếm soát hải quan nhằm đâm bảo phòng, chống gian lận thương mại, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo luật định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực

thi các nhiệm vụ này ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hài quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện thu thuế XNK và các khoản thu khác với hàng hóa XK, NK; thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế; thực thi các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo luật định.

- Phối hợp hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ được giao với các cơ quan, đơn vị hữu quan trên địa bàn hoạt động hải quan.

- Tổ chức công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai hướng dẫn thực hiện quy định, chính sách, pháp luật về Hài quan đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động XNK trên địa bàn.

- Áp dụng các quy định về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của Chi cục theo phân cấp, phân quyền của Tống cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh Quãng Trị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị giao.

Z■

CHI CỰC TRƯỜNG

Phụ trách chưng hoạt dộng của dơn vị

X___________ _ _____________

< ” A nrr ____ >

PHÓ CHI CỤC TRƯỚNG (01 người):

phụ trách các màng NV: Kiếm tra chi

tiết hồ sơ hàng hóa XNK, Quân lý thuế, QI.RR, Xữ lý VPIĨC, Kiêm tra sau thông

quan; Tổng hợp báo cáo

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG (01 người): phụ trách các màng NV: Kiểm tra thực tế

hàng hóa; Thực hiện thũ tục thòng quan

phương tiện, hành lý XNC; Giám sát Hài quan; Kiêm soát Hài quan cấp Chi cục

Bộ phận Quân lý thuế Bộ phận xir ly VPIIC Bộ phận QLRR Bộ phận KTSTQ Bộ phận Tồng hợp Bộ phận Kiếm tra thực tế hàng hóa Bộ phận thực hiện thủ tục thông quan phương tiện, hành lỷXNC Bộ phận Kiềm tra chi tiết hồ sơ hàng hóa XNK X. X. Bộ phận Giám sát Hải quan Acti Bộ phận Kiểm soátIlai quan Vngs oa X J X

Hình 3.1. Bộ máy tô chức của Chi cục HQCK cảng Cửa Việt

Nguồn: Cục hải quan Quảng Trị

Chi cục HQCK cảng Cửa Việt hiện có 20 cán bộ công chức, được tổ chức theo mô hình: Có 03 đồng chí giữ chức vụ Lãnh đạo (01 đồng chí Chi cục trưởng và 02 đồng chí Phó Chi cục trướng phụ trách các mảng chuyên môn); Có 17 cán

bộ công chức thừa hành thực hiện công việc ở 02 bộ phận: bộ phận Nghiệp vụ - Tổng hợp và Giám sát - Kiểm soát chống buôn lậu; Không có cấp lãnh đạo Tổ/Đội.

Có 03 người trình độ trên đại học chiếm 15% tổng số cán bộ công chức; có 14 người trình độ đại học chiếm tỷ lệ 85%, có 3 người trình độ cao đẳng chiếm 15% tổng số cán bộ công chức và trên 80% có trình độ ngoại ngữ, tin học. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về toàn bộ hoạt động của Chi cục, các Phó Chi cục trưởng Chi cục trưởng về nhiệm vụ được phân công. Cán bộ công chức trong Chi cục được phân công nhiệm vụ cụ thể theo khả năng trình độ, năng

lực để phù hợp vói công việc. Hiện nay, Chi cục HQCK cảng Cửa Việt được trang bị 12 máy vi tính (11 máy vi tính để bàn và 01 máy tính xách tay), 01 máy chủ, mạng WAN nội bộ phục vụ cho tra cứu văn bản toàn ngành, kết nối số liệu các phần mềm ứng dụng như: Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACC/VCIS), chương trình kế toán Kế toán thuế tập trung, Hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan V5, chương trình quản lý trị giá hải quan GTT01, chương trình xử lý vi phạm, chương trình thống kê thuế... đảm bảo tốt cho mọi hoạt động nghiệp vụ.

3.1.3. Quan hệ công tác của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt vói các cơ quan ban ngành khác

Chi cục HQCK cảng Cửa Việt là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa XK, NK, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa XK, NK; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật.

Trong quan hệ công tác, Chi cục HQCK cảng Cửa Việt chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện bởi Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Thực hiện nhiệm vụ phối họp theo chức năng với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn và ngoài địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3.1.4. Tình hình xuât nhập khâu hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt giai đoạn 2018-2020

- Kết quả hoạt động giai đoạn 2018-2020 và 06 thảng đầu năm 2021:

Một phần của tài liệu Kiểm soát thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng cửa việt thuộc cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 39)