5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những hạn chế về kiểm soát thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục
Hải quan cửa khẩu căng Cửa Việt
Bên cạnh những kêt quả quan trọng trong công tác kiêm soát thu thuê XK, thuế NK của Chi cục HQCK cảng Cửa Việt, thời gian qua, vẫn còn các hạn chế cơ bản như sau:
Một là, Chưa kiêm soát tốt đối tượng nộp thuế XNK: Chưa nắm bắt sâu sát tình hình hoạt động kinh doanh, kế hoạch XNK của doanh nghiệp có số thu lớn trên địa bàn để dự tính số thu thuế, đồng thời có phương án hồ trợ doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục XNK.Việc cung cấp thông tin, hồ trợ pháp luật cho đối tượng nộp nói chung còn một số hạn chế. Hạn chế này cần sớm được khắc phục theo hướng bảo đảm phù hợp với nhu cầu của NNT và chuẩn mực quốc tế. Đối tượng nộp thuế cần được coi là khách hàng và cơ quan Hải quan là đơn vị cung cấp dịch vụ. Đối tượng nộp thuế đánh giá cơ quan Hải quan thông qua việc cung cấp thông tin hồ trợ pháp luật cho họ. Đây là một trong các tiêu chí đánh giá về tính văn minh, hiện đại của cơ quan Hải quan. Sự phối hợp trao đối thông tin với các đơn vị liên quan nhằm thu thập dữ liệu, thông tin về tùng chuyến hàng của đối tượng trọng điểm còn thiếu, do đó ảnh hưởng chất lượng kiểm tra giám sát đối với việc gian lận thuế XNK của các TK.
Hai là, Đối với khâu khai thuế, tính thuế XNK ớ khâu kiếm tra làm thủ tục thông quan: Căn cứ trên kết quả tự khai báo của NKHQ, công chức hải quan kiểm tra các căn cứ tính thuế XNK. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra các căn cứ tính thuế hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu mới: (i) Đối với việc kiểm tra trị giá khai báo: Giá khai báo của doanh nghiệp so sánh với hệ thống dữ liệu giá của cơ quan Hải quan thường thấp hơn, nhung chưa đủ cơ sở để bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp, vì vậy cần tim nguồn thông tin tin cậy. Tuy nhiên, khi tra cứu giá chưa có nguồn thông tin tin cậy từ Internet, từ các trang Web chính thống làm cơ sở để so sánh đối chiếu mức độ tin cậy của các thông tin do doanh nghiệp khai báo; (iii) Chưa chú ý đến việc tổng họp và lưu giữ kết quả phân tích phân loại của cơ quan phân tích, phân loại và các mã thường xuyên XNK qua địa bàn quàn lý nên việc áp mã số đôi khi bị chậm trễ.
Ba là, Việc thu đòi nợ thuê XNK: Tại đơn vị sô doanh nghiệp nợ quá hạn không nhiều (03 doanh nghiệp), nhưng số thuế nợ tương đối lớn. Công tác thu đòi nợ thuế chưa thực sự quyết liệt, chủ yếu là sử dụng các biện pháp đến trụ sở doanh nghiệp hoặc làm công văn thông báo, đôn đốc, nhắc nhở. Chống thất thu thuế qua
lợi dụng các hoạt động XK, NK được ưu đãi vẫn còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp lợi dụng các qui định ưu đãi đối với một số hoạt động XK, NK như sản xuất XK, gia công XK, hàng đưa vào khu phi thuế quan... đề tìm cách gian lận gây thất thu thuế XK, NK. Các hình thức gian lận này ngày càng nhiều và xuất hiện đa dạng với nhiều hình thức mới nên đã gây ra tình trạng thất thu thuế XK, NK.
Bổn là, Công tác KTSTQ: Kế hoạch kiểm tra còn chậm. Công tác nắm tinh hình, thu thập thông tin chưa được thường xuyên. Công tác nắm tình hình thông tin doanh nghiệp phục vụ cho công tác KTSTQ tại Chi cục hiện nay còn thiếu và yếu, do vậy giai đoạn 2018-2020 phát hiện các chứng từ bất hợp pháp và gian lận trong trong khai báo. Theo Luật Hải quan hiện hành, chế độ ưu tiên được áp dụng đối với các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC, ngày 12/5/2015, trong đó có điều kiện về kim ngạch XNK hàng năm đạt mức tương đối lớn (100 triệu USD/năm). Do vậy, chì những doanh nghiệp lớn, có kim ngạch XNK hàng năm cao thì mới được hưởng những ưu đãi về thủ tục hải quan. Hiện nay, đối với trường hợp KTSTQ để đánh giá tuân thủ pháp luật của NKHQ, thông tin sẽ được chuyền về Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hãi quan) đề xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp, theo đó những doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được xếp hạng rủi ro thấp hơn, được hưởng một số ưu đãi trong quá trình làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên, chưa có quy định pháp luật cụ thế cho trường hợp doanh nghiệp sau khi KTSTQ đánh giá là tuân thú pháp luật.
3.3.3. Những nguyên nhân ciia hạn chế về kiểm soát thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt
Các nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế kiểm soát thu thuế XNK tại Chi cục:
Một là, những hạn chê của đội ngũ cán bộ công chức và công tác tô chức cán bộ: số lượng cán bộ công chức chưa đủ do yêu cầu công tác phải thành lập thêm nhưng biên chế không được tăng thêm theo chính sách của Chính Phủ dẫn đến phải san sẻ công chức, điều chuyển giữa các chi cục. Việc thường xuyên luân chuyển dẫn đến thường xuyên có sự thay đổi về nhân sự, cơ cấu tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. về chất lượng, nhận thức của một số cán bộ công chức còn chưa đầy đủ về vị trí, ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm soát thu thuế XNK, chưa nắm chắc và đầy đủ những vấn đề cơ bán trong công tác quản lý thu thuế. Kỹ năng nghề nghiệp của nhiều CBCC còn chưa cao, không kịp thời có sự tìm tòi, học hởi, cập nhật văn bản, chủ động nâng cao kỹ năng làm việc, đặc biệt là
kỳ năng kiểm tra, nhận biết dấu hiệu viphạm. Một số bộ phận, một số cán bộ công
chức chưa có sự gắn kết với nhau, công tác phối hợp không hiệu quả, đùn đấy
trách nhiệm.
Hai là, trang cấp cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật: Thực hiện công cuộc cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hải quan dựa trên phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo hướng tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Việc áp dụng Hệ thống VNACCS/VCIS hồ trợ khai tự động cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tuy nhiên, hiện nay tại Chi cục còn xảy ra lỗi khi thực hiện như lồi đường truyền, nghẽn mạng,... do đó cần phải sớm trang bị máy chủ có tốc độ cao.
Ba là, việc hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ quán lý thuế XNK chưa tốt:
Mặc dù đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhưng nhiều khâu trong công tác kiếm soát thuế vẫn chưa được áp dụng công nghệ một cách hiệu quả. Chưa có sự liên kết đồng bộ giữa các phần mềm quản lý của hải quan. Cán bộ công chức chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, đôi khi do ngại tìm tòi, cập nhật nên có xu hưóng muốn làm theo phương thức truyền thống. Chưa có một cách nhìn mới về quăn lý, chưa nhận thức cao trong việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan, chưa coi NNT là trung tâm nên chưa có các biện pháp quyết liệt đề
xây dựng quy chê cũng như chính sách vê cung câp dịch vụ công. Chưa cung câp được các dịch vụ hỗ trợ tốt, kịp thời, chưa xây dựng được hình ảnh rõ ràng về cán bộ hải quan theo đúng phương châm “Chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả”.
Bổn là,về ỷ thức tuân thủ pháp luật của NNT: Nhìn chung, vần có một bộ phận không nhỏ NNT chưa tự giác chấp hành tốt pháp luật về thuế, mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của NNT, cũng như những chế tài mà cơ quan Hải quan có quyền áp dụng đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. Nguyên nhân là do vẫn còn những NNT cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức để trốn thuế, lậu thuế, gian lận các khoản tiền thuế XK, thuế NK phải nộp. Mặt khác, một số NNT do gặp khó khăn về mặt tài chính vi lợi ích trước mắt nên muốn chiếm dụng tiền thuế thường có các hành vi trốn tránh thuế, khai sai nên thường mua chuộc, hối lộ cán bộ Hải quan để làm sai lệch kết quả nộp thuế có lợi cho mình.
Năm là, công tác tuyên truyền chưa đem lại hiệu quả: Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chủ yếu là thuyết trình phổ biến văn bản mới, số lượt được phổ biến hẹp, thời gian ngắn. Hình thức tuyên truyền qua mạng tuy đã có những bước đột phá, song còn đơn điệu, nghèo nàn. Nội dung tuyên truyền tuy đã được chú trọng nhưng chưa sát với yêu cầu, chưa tổ chức đối thoại, hội nghị doanh nghiệp thường xuyên và chưa đúng trọng tâm. Việc giải đáp vướng mắc trong lĩnh vực về kiểm soát thu thu thuế XNK của một bộ phận công chức hải quan chưa nhiệt tình.
Sáu là,những yếu kém trong công tác phổi họp với các đơn vị liên quan:
Việc phối họp giữ Kho bạc Nhà nước trong truyền nhận dữ liệu nộp tiền vào NSNN vẫn còn chậm trễ, thường thì số liệu nộp thuế vào ngân sách ngày hôm sau mới truyền về cho ngày hôm trước, dẫn đến vẫn còn trường hợp một số lô hàng bị gián đoạn thời gian thông quan, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp .Một số trường hợp vào các ngày Lễ, Tet áp dụng quy trình xử lý Giấy nộp tiền khi Hệ thống bị lồi, doanh nghiệp đã bị trừ số tiền thuế đã nộp vào NSNN, nhưng Hệ thống KTTTT vẫn không nhận được được thông tin. Tuy nhiên, Ngân
hàng không bố trí nhân viên trực xử lý hệ thống dẫn đến phải đợi đến ngày làm việc tiếp theo mới xử lý thông quan cho doanh nghiệp được.
Bảy là, hiện nay, đổi tượng kiêm tra, phạm vi và nội dung KTSTQ chưa được quy định tại Luật Hải quan, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành;
Trong khi đó, các mẫu biểu KTSTQ kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ngày 01/4/2015 như Quyết định KTSTQ, Bản kết luận KTSTQ tại trụ sở NKHQ, Thông báo kết quả K.TSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan đều nêu rất rõ ràng các vấn đề về phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra. Một số quy phạm pháp luật về KTSTQ được quy định tại các lĩnh vực pháp luật liên quan chưa đảm bảo tính khả thi. Việc phát hiện sai phạm trong quá trình KTSTQ liên quan nhiều đến các hành vi gian lận thuế, trốn thuế với biểu hiện cụ thể là không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan lại không có thẩm quyền khởi tố đối với tội trốn thuế XNK.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẤU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG CỬA VIỆT
4.1. BÓI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIẺM SOÁT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI cục HẢI QUAN CỦ A KHẲU CẢNG CỬA VIỆT
Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung uơng Đảng Khóa XII về “thực hiện cỏ hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” và “Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến 2020 tầm nhìn 2030” ngày 07/01/2016, đồng thời, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ hội nhập quốc tế cho những năm tới. Đen nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thồ trên thể giới và tham gia đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới. Việc ký kết và tham gia các FTA đã, đang tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho nền kinh tế. Thống kê cho thấy, đến nay, tổng số hiệp định thương mại Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán là 20 hiệp định, trong đó đang thực thi 12 Hiệp định thương mại tự do: Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN- Úc-Niu-di-lân, ASEAN - Án Độ, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Trong hầu hết các FTA đã ký kết, mức độ tự do hóa về thuế NK trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ ATIGA với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 98%. Cam kết về thuế NK trong hai khuôn khổ FTA thế hệ mới có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với
100% sô dòng thuê. Từ năm 2015 trở đi, đặc biệt sau năm 2018, khi các cam kêt trong WT0 và các FTA trong và ngoài khu vực hoàn thành cắt giảm thuế NK theo cam kết, dự kiến nguồn thu cho NSNN từ các hoạt động XNK sẽ giảm, do số lượng các mặt hàng được xóa bỏ thuế NK tăng mạnh và tỷ lệ hưởng ưu đãi c/o tăng cao hơn. Thu NSNN những năm tới được đánh giá là tiếp tục khó khăn...Sau 35 năm đổi mới, mở cửa hội nhập và phát triển, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo, tiềm lực kinh tế được nâng cao, tạo ra bước chuyển lớn trong sức mạnh và vị thế kinh tế quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Tiến trình hội nhập sâu, rộng hơn cũng sẽ làm cho chính sách phát triển kinh tế thay đổi ngày càng toàn diện và sâu sắc. Định hướng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong giai đoạn 2021-2030, Tống cục Hải quan đặt ra một số mục tiêu cụ thể sau: (i) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hãi quan đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, ổn định, cụ thể, khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, phù hợp các chuấn mực quốc tế, đồng thời bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc ứng dụng công nghệ cùa cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0: (ii) Thủ tục hái quan đơn giàn, hài hòa tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, áp dụng đồng bộ phương pháp quản lý hải quan hiện đại tại các khâu trước, trong và sau thông quan; (iii) Cơ quan hải quan tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK, đồng thời là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Vì vậy yêu cầu đặt ra là công tác kiểm soát thu thuế phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, vừa không để mất đi một khoản thu NSNN, vừa vẫn đáp ứng được lộ trình cắt giảm thuế quan khi nước ta tham gia hội nhập.
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiêm soát thu thuê xuât nhập khâu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Chi cục HQCK cảng Cửa việt xác