1.2.3.1. Các nhân tổ bên ngoài
- Các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước về cho vay tiêu dùng ở các Ngân hàng thương mại; Ngân hàng là một trung gian tài chính nắm một khối lượng vốn và tài sản rất lớn trong nền kinh tế nên hoạt động ngân hàng chịu sự kiếm soát rât chặt chẽ của pháp luật cũng như cơ quan chức năng nhằm không chỉ đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn đảm bảo
sự an toàn cho khách hàng thực hiện giao dịch cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia. Các hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Do vậy, việc quản lý cũng phải đảm bảo theo
luật. Hiện nay, môi trường pháp lý ngày càng được cải thiện tạo điêu kiện cho việc quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng. Mặt khác, định hướng phát triển và chính sách kinh tế của nhà nước cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến công tcs quăn lý hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu định hướng phát triển và chính sách kinh tế cùa Nhà nước kích thích sự phát triển kinh tế trong nước cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển, GDP trên đầu người tăng cao, đời sông nhân dân được cải thiện. Từ đó các ngân hàng có cơ hội mở rộng cho vay tiêu dùng. Công tác quản lý sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn.
Tất cả mọi hoạt động của các cá nhân và tổ chức đều bị chi phối bởi luật pháp của quốc gia nơi diễn ra hoạt động đó. Ở hầu hết các quốc gia, hoạt động ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng luôn được đặt dưới một hệ thống các quy định chặt chẽ do các cơ quan nhà nước ban hành nhằm kiểm soát hoạt động ngân hàng, kiểm soát hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, chất lượng tín dụng, tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức ngân hàng phát triển, mở rộng hoạt động với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Do đó, có thể thấy, môi trường luật pháp thông thoáng, rõ ràng, có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
Tất cả các chính sách này đều nhằm mục đích phát triển nen kình tế bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, từ đó nhu cầu tiêu dùng cũng phát triển và trình độ dân trí cũng thay đổi theo hướng thuận lợi cho phát triển cho vay tiêu dùng. Những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triến chung của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, GDP sẽ tăng, tỷ lệ thất ngiệp giảm, mức thu nhập của người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng.
- Nhu cầu của người đi vay. Khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mua sắm, chi tiêu rất đa dạng. Đời sống
con người càng được nâng cao thì các nhu câu vê hàng hoá cao câp càng lớn. Sản phẩm cho vay tiêu dùng của NHTM là sản phẩm mang tính dịch vụ nên nhu cầu của khách hàng là nhân tố quyết định hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng và là căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm của ngân hàng.
- Trình độ học vẩn vãn hóa'. Những người có tri thức và thu nhập ổn định thì có xu hướng xem việc vay nợ là công cụ để đạt được mức sống như họ mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, những người có trình độ học vấn cao thì có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm có thu nhập cao.
Trình độ văn hoá cũng có những ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm đạo đức của người đi vay. Người có trình độ sẽ hiếu và ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi vay một khoản tiền từ các tố chức tài chính. Do đó, ý thức trả nợ vay được nâng lên, những rủi ro trong hoạt động cho vay được hạn chế và cuối cùng là khả năng ngân hàng có được những khoản vay chất
lượng tốt cũng tăng lên.
- Đặc điểm của các cá nhân, hộ gia đình'. Nhìn chung, lý do vay vốn của hộ gia đình thành thị và nông thôn tương đối giống nhau. Tuy nhiên, động cơ vay vốn của các hộ gia đình thành thị lại khác so với các hộ gia đình nông thôn. Các hộ gia đình có động cơ vay vốn khác nhau phụ thuộc vào loại gia đình dựa trên tiêu chí mục đích: mục đích tồn tại, mục đích an toàn, mục đích dài hạn.
- Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội: Môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng thể hiện thông qua những biến số kinh tế như: thu nhập quốc dân, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân, mức thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng và tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ xuất nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát...
Môi trường văn hoá xã hội thê hiện ở các tập quán xã hội, trình độ dân trí, lối sống, thói quen, bản sắc dân tộc, tâm lý tiêu dùng giữa các vùng và văn hóa cộng đồng. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi cùa khách hàng cũng như đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chẳng hạn, nếu một ngân hàng có áp dụng dịch vụ CVTD trong khu vực có trình độ dân trí thấp, kiến thức về ngân hàng hầu như không có, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng không cao thì dịch vụ CVTD và các hoạt động khác của ngân hàng rất chậm phát triển. Nhưng cũng chính ngân hàng này nếu được xây dựng trong khu vực có trình độ dân trí cao, thu nhập đầu người của dân cư lớn, nhu cầu mua sắm chi tiêu lớn, họ hiểu và sử dụng thường xuyên các dịch vụ của ngân hàng thì không chỉ dịch vụ CVTD mà cả các dịch vụ khác của ngân hàng cũng sẽ phát triển.
1.2.3.2. Các nhân tố bên trong
* Cơ chế và chính sách của ngân hàng thương mại
Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng nói riêng sẽ không được thực• • • • • • • hiện hoặc việc thực hiện sẽ không <^2 khả thi.
Ngân hàng cần thiết phải đưa ra chính sách kiểm tra chặt chẽ trước và sau khi cho vay. Bên cạnh đó xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định được đưa ra một các thận trọng, hiệu quả. Ngân hàng cũng cần xây dựng một quy trình thu nợ gốc, lãi và các khoản phí khác phù hợp với điều khoản trả nợ. cần thiết phải có các quy định giải quyết các vấn đề của các khoản vay không được thực hiện và cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong trường hợp việc thu thập thông tin chi tiết kịp thời về khách hàng vay đề bão đảm liên tục đánh giá được trạng thái rủi ro.
Các quy chê, chính sách cho vay hiện đại thường quy định tông dự nợ một Ngân hàng được phép đầu tư, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối vưới một khách hàng, một nhóm pháp nhân có liên quan nào vượt hon một tỷ lệ nhất định tính trên số vốn và dự phòng của ngân hàng đó. Trong phạm vi này, các nhà quản lý ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng của cả ngành ngân hàng và từng ngân hàng đế đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền và ngăn chặn các tỉnh huống coa thể gây ra rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng thương mại.
*Năng lực tài chỉnh cùa ngân hàng
Năng lực tài chính tốt cho phép các NHTM có khả năng huy động nguồn vốn lớn và cho phép tiến hành các hoạt động kinh doanh đa dạng phong phú, do vậy không những có thể giảm thiểu rủi ro mà còn có khả năng chấp nhận tổn thất
rủi ro. Với ý nghĩa đó, năng lực tài chính của ngân hàng là một nhân tố quan trọng tác động đến năng lực quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng được đánh giá trên
hai khía cạnh: quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiều.
Quy mô vốn chủ sở hữu: Theo quy định chung, quy mô vốn chù sở hữu lớn thì khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng (gấp 20 lần vốn chủ sở hữu) sẽ lớn, nguồn vốn lớn sẽ cho phép ngân hànghoạt động với quy mô lớn và đa dạng hóa. Quy mô vốn chủ sở hữu lớn đồng thời cũng là khả năng chịu đựng tổn thất rủi ro lớn. Khi rùi ro xảy ra, các khoản tổn thất cùa ngân hàng
sẽ được bù đắp bởi trước tiên là lợi nhuận thông qua quỳ trích lập dự phòng rủi ro, cuối cùng là vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Các ngân hàng với quy mô vốn lớn luôn có uy tín cao và được khách hàng tin cậy nhiều hơn và đó là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra với quy mô vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng luôn có khả năng
hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro có hiệu quả.
* Quy trình cãp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng là tống hợp các nguyên tắc, các qui định cùa ngân hàng trong việc cấp tín dụng, gồm các buớc cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc xây dựng một qui trình tín dụng hoàn thiện và hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời nó còn gây được cảm tình với khách hàng, nhờ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.
* Thông tin tín dụng và thâm định khách hàng
Hoạt động chính của ngân hàng là đi vay và cho vay, trong đó hoạt động cho vay phụ thuộc vào lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng. Các thông tin đó có thể là:
+ Các thông tin tài chính cùa khách hàng: Khả năng về tài chính của khách hàng, thu nhập hiện tại, khả năng trà nợ và bảo đàm tín dụng...
+ Các thông tin phi tài chính của khách hàng: Tư cách, uy tín, các mối quan hệ xã hội...
+ Các thông tin gián tiếp: tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của các NHTM khác.
Do vậy, để hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng được mở rộng với chất lượng cao, hiệu quả lớn thì ngân hàng phải nắm bắt được thông tin khách hàng vay vốn một cách kịp thời, chính xác và đầy đũ. Và cũng vì mọi thông tin ngân hàng có được chỉ có giá trị trong khoảng thời gian xác định cho nên nếu ngân hàng không nắm bắt được thông tin kịp thời sẽ không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, hạn chế việc phát triển cho vay tiêu dùng.
Đối với quá trình thẩm định khách hàng thì cũng rất quan trọng, nó là hoạt động chính đối với việc ra quyết định cho vay, nhưng chính nó cũng là rào cản việc khách hàng đến được với ngân hàng nếu nó quá rườm rà và phức tạp. Việc thẩm định lâu, phức tạp sẽ làm người vay nản lòng vì khiến họ mất nhiều công sức và thời gian. Do đó việc thẩm định cần phải hợp lý và được
thực hiện một cách nghiêm chỉnh, vì quyêt định chât lượng tín dụng và chât lượng thẩm định.
* Nguồn nhân lực
Bất cứ trong lĩnh vực nào thì nhân tố con người luôn đóng vai trò trung tâm, nó tác động và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Ờ đây, chất lượng cán bộ tín dụng không chỉ thể hiện qua trình độ nghiệp vụ mà còn ở khả năng giao tiếp, đạo đức cán bộ tín dụng. Vì cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ chính là hình ảnh
của ngân hàng dưới con mắt của khách hàng. Sự cởi mở, thân thiện đúng mực sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn vào ngân hàng từ đó dễ dàng trở thành khách hàng thân thiết của ngân hàng. Nhân tố con người cũng là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của ngân hàng. Trình độ, thái độ của cán bộ tín dụng ngân hàng cũng mang tính quyết định thành công của phát triển cho vay tiêu dùng.
* Trình độ công nghệ và quản lý
Công nghệ ngân hàng và trình độ quản lý có tác động đáng kể tới phát triển cho vay tiêu dùng. Neu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ giúp giải
quyết các thù tục nhanh chóng, chính xác cho khách hàng cũng như việc quản lý hồ sơ khách hàng cũng được khoa học và thuận lợi hơn.
Ngoài ra, một ngân hàng có cơ cấu tổ chức và nội quy làm việc hợp lý sẽ tạo ra bầu không khí làm việc hăng hái nhiệt trình trong tổ chức. Từ đó, động viên được nhân viên ngân hàng trung thành và cống hiến vì sự phát triển của
ngân hàng.