Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đồng thuận và nồ lực thực hiện giải pháp để huy động và sử dụng nguồn vốn, phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho các đối tượng có nhu cầu vay tiêu dùng, mở rộng và duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý và không ngừng nâng cao hoạt động kinh doanh, mà đặc biệt là hiệu quả cho vay tiêu dùng. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đến năm 2025, cụ thể:
Đối với công tác lập kế hoạch cho vay tiêu dùng trong những năm tới, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Hội sở chính với định hướng phát
triển về nguồn vốn và đầu tư tín dụng thì ngân hàng cần hoàn thiện hơn nữa quy trình lập kế hoạch cho vay tiêu dùng đảm báo bám sát tình hình thực tế, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường. Từ đó, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh tình trạng nguồn vốn dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn vốn đáp
ứng nhu cầu của khách hàng
Đối với công tác thực hiện kế hoạch cho vay tiêu dùng trong thời gian sắp tới ngân hàng tập trung hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay. Đẩy mạnh hoạt động marketing nhàm quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến người tiêu
dùng. Mở rộng các sản phàm dịch vụ chât lượng cao: Thẻ tín dụng quôc tê, Séc du lịch, Séc nhờ thu đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Tiếp tục phát triến khách hàng mới đặc biệt là khách hàng xuất khẩu. Bám sát chương trình xuất khẩu lao động của tỉnh, chính quyền địa phương, khảo sát tình hình lao động xuất khẩu, giao chỉ tiêu cho cán bộ vận động hướng dẫn và tư vấn khách hàng chuyển tiền kiều hối. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tác nghiệp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Tổ chức đổi địa bàn cán bộ, lãnh đạo theo quy định đảm bão an toàn trong kinh doanh.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát kế hoạch cho vay tiêu dùng thi Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Hội sở chính thực hiện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đổi mới công tác tồ chức quản trị điều hành, công tác thông tin tiếp thị nhằm củng cố nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng. Các phòng chuyên đề, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chủ động đề ra chương trình hành động cụ thể để thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới, đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn hiệu quả kinh doanh. Cơ bản giải quyết hết các tồn quỹ, đảm bảo mức tiền lương hệ số
1 và có tiền lương năng suất.
Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam - Hội sở chính đề ra cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng; đặc biệt chú ý việc xử lý, trích lập rủi ro; tăng cường công tác kiểm tra; thực hiện tích cực và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát; tích cực tìm kiếm khách hàng, đưa các sàn phẩm dịch vụ xuống tận địa bàn nông thôn ở ngoại thành; giảm bớt thủ tục hành chính,... để thu hút ngày càng đông đảo và đa dạng hơn các khách hàng của mình để tăng cường lợi nhuận, hạn chế rủi ro, nhằm tiếp tục phát huy vai trò là nhà tài trợ vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn hoạt động.
4.3. Một sô giải pháp hoàn thiện công tác quăn lý cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
4.3.1. về hoàn thiện lập kế hoạch cho vay tiêu dùng
Như đã trình bày ở chương 3 thì một trong các hạn chế lớn nhất của công tác lập kế hoạch cho vay tiêu dùng đó là do khâu nghiên cứu thị trường thực hiện chưa hiệu quả dẫn tới công tác lập kế hoạch chưa thật sự sát sao với tình hình thực tế. Do vậy giải pháp đề xuất đầu tiên nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch cho vay tiêu dùng là kết hợp nghiên cứu thị trường và thiết lập mục tiêu trong quá trình lập kế hoạch cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Hội sớ chính cần đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, đảm bão tính chính xác, phù hợp với bối cảnh thực tế và kết hợp chặt chẽ với hệ thống mục tiêu của ngân hàng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Ngoài ra, việc kế hợp giữa nghiên cứu thị trường với thiết lập• B mục • tiêu sẽ đảm bảo tính thiết thực • của mục tiêu và đảm • bảo cho mục tiêu đề ra hướng vào đúng trọng tâm khách hàng và thị trường mục tiêu.
Mặt khác, mục tiêu đề ra phải phù hợp với chính sách của Đảng, của Ngân hàng nhà nước và của cả Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam nhằm đảm bảo sự điều tiết định hướng của ngân hàng nhà nước. Để làm được điều đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Hội sở chính cần hiểu rõ và quấn triệt đường lối và chính sách của ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam. giao cho. Ngoài ra mục tiêu của hội sở chính phải luôn tôn trọng và được thiết lập dựa trên mục tiêu dài hạn và chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng.
Một biện pháp có thể góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - hội sở chính đó là củng cố lại công tác thống kê, báo cáo trên toàn hệ thống thông qua việc đào
tạo tăng cường các cán bộ chuyên trách làm công tác thông kê tại các đơn vị, triển khai tập huận chế độ báo cáo thống kê trong hệ thống ngân hàng. Đảm bảo thực hiện thống kê các số liệu một cách trung thực, khách quan.
Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn: Việc mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng sẽ tạo điều kiện làm đa dạng các khoản mục cho vay vì nhu cầu tiêu dùng của mồi cá nhân rất phong phú: vay để thanh toán hàng hoá- dịch vụ, để mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình hoặc
là nhu cầu cho con đi học đại học, khám chữa bệnh.... Ngân hàng đã chú trọng đến những nhu cầu đó của khách hàng nhưng chưa đáp ứng tốt, chỉ phục vụ mục đích mua sắm đồ dùng và xây sửa nhà cửa là chủ yếu, trong khi các nhu cầu khác như: học hành, chữa bệnh, du lịch, cưới hỏi... rất ít. Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam cần chú trọng mở rộng đối tượng cho vay các
mục đích này hơn nữa không những thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà còn tăng sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn. Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam nên chủ động tiếp cận với những khách hàng này thông qua việc hợp tác với các công ty, những người môi giới có liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Cụ thể như hợp tác với các công ty sản xuất ô tô, xe máy; các trung tâm nhà đất; các công ty du lịch; hay các công ty xuất khẩu lao động,... chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng đến với Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam cũng nên có những buổi hội thảo để giới thiệu cho khách hàng về hoạt động của Ngân hàng, để họ nhận
biết được lợi ích khi đến với Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam. Tuy nhiên, để tiến hành được hoạt động này thì chi phí bỏ ra là không nhỏ,
nhưng kết quả thu được có thể ngoài sức mong đợi, không chỉ là lợi nhuận mà hình ảnh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam càng được nhiều khách hàng biết đến.
4.3.2. Vê tô chức thực hiện• •
Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay có độ rủi ro lớn hon cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh, nên cần có biện pháp hạn chế tối thiểu rủi ro, đồng thời thu được mức lợi nhuận cao nhất. Bằng việc xây dựng chi tiết những quy định, quy trình cho vay tiêu dùng cùa Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
có thế thực hiện mục tiêu trên và đặc biệt ngân hàng sẽ biến cho vay tiêu dùng thành một sản phẩm hấp dẫn của minh. Đẻ thực hiện được, Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam cần phải cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng, cụ thể:
Thứ nhất, mức cho vay hợp lý và hấp dẫn: Tùy theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng mà ngân hàng ấn định mức dư nợ cho vay đối với từng khách hàng. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam đã có chính
sách cho vay không tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên với mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng, mức cho vay đối với các hộ nông dân, chủ trang trại... là 10 triệu đồng, số tiền này là quá nhở so với những nhu cầu của người vay nếu họ dùng tiền vay với mục đích đế mua đất xây nhà, xây sửa nhà cửa, mua các phương tiện đi lại, mua các công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất cho nông dân (không phải để sinh lợi). Do vậy nhiều người có
nhu cầu vay vốn nhưng nếu chỉ vay theo mức mà Ngân hàng giới hạn thì khách hàng sẽ không vay nữa vì không những không đủ tiền phục vụ cho nhu càu của mình mà còn có thể mất nhiều thời gian giao dịch với ngân hàng nếu chấp nhận vay. Vì thế, ngân hàng nên linh hoạt về mức cho vay đối với từng đối tượng khách hàng. Neu một khách hàng có thu nhập cao và họ chứng
minh được thu nhập của họ là dài hạn thông qua các hợp đồng lao động thì Ngân hàng có thể xem xét cho vay với mức cao hơn và với thời hạn dài hơn
mà không sợ rủi ro. Đối với cho vay có tài sản đảm bảo mức cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản thế chấp. Trong một số trường hợp đặc biệt như khách hàng quen thì Ngân hàng có thể cho vay tới 70% giá trị tài sản thế chấp. Một
tài sân được đem làm thê châp phải được xem xét ở 3 góc độ: thứ nhât là tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu của người vay; thứ hai là khả năng chuyển đổi được; thứ ba là giá cả. Giá cả là yếu tố không ổn định, biến động theo thị trường bởi vậy Ngân hàng sợ có rủi ro về giá của tài sản thế chấp chỉ nên cho vay 50% giá trị đe phòng tránh rủi ro. Tuy vậy, những tài sản có khả năng chuyển đổi cao như trái phiếu, tín phiếu Chính phù, sổ tiết kiệm rất an toàn thì Ngân hàng cần tăng mức cho vay để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
tốt hơn.
Thứ hai, thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp: NHNo&PTNT cần đa dạng hoá các thời hạn cho vay để đảm bảo các nguyên tắc cho vay như khả năng hoàn trả, đảm bảo được mục đích sử dụng vốn và có điều kiện đảm bão khả năng trả nợ vay cũng như tạo điều kiện kiểm tra theo dõi. Độ rủi ro cho vay tiêu dùng thấp hơn nhiều so với các hoạt động cho vay đối với các dự án lớn có thời hạn thu hồi dài vì với cho vay tiêu dùng, Ngân hàng có thể dự đoán được chính xác dòng tiền thu hồi được. Hiện nay một số sinh viên ngoai tỉnh sau khi học xong đại học đã ở lại thành phố làm việc cho các công ty liên doanh, công ty 100%
vốn đầu tư nước ngoài, có thu nhập cao và có nhu cầu mua nhà, phương tiện, vật dụng. Đối với các đối tượng này Ngân hàng có thể cho vay với mức cao và thời hạn dài vì khả năng thu hồi vốn rất cao. Bên cạnh đó, việc cho vay tiêu dùng đối với các hộ gia đình sản xuất, Ngân hàng cần xem xét và định kỳ trả nợ gốc và lãi vốn vay cho phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó để có nguồn vốn cho vay với thời hạn đa dạng như trên, Ngân hàng cần có định hướng thu hút thêm nguồn vốn trung và dài hạn tránh rủi ro khi cho vay tiêu dùng vời thời hạn dài mà hiện tại Ngân hàng chưa
có đủ điều kiện để đáp ứng được.
Thứ ba, lãi suất linh hoạt: Hiện nay cho vay đối với sản xuất kinh doanh thường có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay tiêu dùng khoảng 2%/năm. Điều
này là không phù hợp với thực tê vì mục đích của vay tiêu dùng không phải để sinh lãi. Do vậy để xây dựng lãi suất hấp dẫn khách hàng mà lại phải hợp
lý, vừa bù đắp được chi phí, vừa mang lại lợi nhuận thì Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất đa dạng cho từng loại khách hàng, tạo được sự hài hoà cân đối giữa lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng. Cụ thể:
- Đa dạng hóa các hình thức trả lãi để tạo điều kiện phù hợp với các đặc điểm nhu cầu của khách hàng. Dựa vào từng lãi suất, từng kỳ hạn, khách hàng có cơ hội lựa chọn các khoản vay thích hợp, đảm bảo cho hoạt động cúa họ có kết quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn.
- Lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn. Với các khách hàng quen thuộc, có uy tín thì Ngân hàng có thế áp dụng một mức lãi suất ưu đãi. Điều đó củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích cho khách hàng tăng cường mối quan hệ với Ngân hàng, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ lãi và gốc đủng hạn cho ngân hàng.
Phương thức thu hồi gốc và lãi vay không quá cứng nhắc: Phương thức tốt nhất là trả góp theo kỳ hạn nợ cụ thể như trâ nợ theo tháng, quý phù hợp vời kỳ thu tiền bình quân của người vay: Cán bộ công nhân viên lĩnh lương hàng tháng, nông dân thu hoạch theo mùa vụ ngắn ngày, tiểu thương thu tiền
hàng ngày để việc kiểm tra sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ được thường xuyên liên tục. Tuy nhiên đối với hình thức cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên khi thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi vay phát sinh nhiều khó khăn như đã trình bày ở phần trên. Những khó khăn
này đã ảnh hưởng tới tiến độ mở rộng cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên. Do vậy, đế giải quyết những khó khăn đó ngân hàng nên xem xét giải pháp về cho vay tiêu dùng thông qua người đại diện. Giải pháp này được đưa ra trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên: ngân hàng - đại diện của bên vay- người vay cũng như việc
phôi họp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thâm định, xét duyệt cho vay, giải ngân và thu nợ.
Người đại diện trong phương thức cho vay này thường là người ở đơn vị có cán bộ nhân viên vay vốn, có trách nhiệm tập hợp các hồ sơ xin vay, tiến hành thu nợ gốc và lãi và các trách nhiệm khác có liên quan. Để đảm bảo quyền lợi của người đại diện, nhằm khuyến khích họ làm tốt trách nhiệm được giao ngân hàng có những ưu đãi như: hàng tháng trích thường theo % sổ lãi thực thu và hỗ trợ tiền tàu xe trong các kỳ trả nợ, đồng thời ưu tiên khi người đại diện cũng vay vốn tại ngân hàng.
Tuy nhiên ngân hàng cũng cần lưu ý về trách nhiệm của người đại diện theo hình thức cho vay này. Nếu ngân hàng không có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ thì có thể dẫn đến tình trạng người đại diện lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền trả nợ của người vay, gây ảnh hưởng đến việc cho vay và thu