Nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần kiểm tra và thẩm định tính chính xác của thông tin về thân nhân, tình hình tài chính của khách hàng, yểu tố pháp lý, thông tin về quan hệ tín dụng trước đây... Khi giải ngân, cán bộ cho vay cần kiếm soát kỹ mục đích sử dụng vốn vay, đối chiếu toàn bộ hồ sơ giấy tờ của khách hàng; sau khi cho vay cần kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay, kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng vay, tình hình tài sản đảm bảo...Một khi kiểm soát chặt chẽ các khoản vay sẽ giảm thiểu được rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng.
Nâng cao chât lượng thâm định, thực hiện có hiệu quả công tác kiêm tra trước, trong và sau khi cho vay để ngăn chặn rủi ro tín dụng ngay từ khâu thẩm định, giải ngân, quản lý khoản vay. Duy trì và nâng cao chất lượng công tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro theo định kỳ để có các biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, đảm bảo tỉ lệ nợ xấu dưới 1%.
Muốn nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng cần:
- Tăng cường lực lượng đội ngũ kiểm tra, bố trí nhũng cán bộ có trình độ, năng lực đã qua nghiệp vụ tín dụng bổ sung cho phòng kiểm tra kiểm toán
/\ • 1_ Ạ
nội bộ.
- Phải tăng cường số cuộc kiểm tra trong năm, thực hiện việc kiểm tra thường xuyên theo hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên thành lập các tổ kiểm tra đối chiếu đột xuất giữa các địa bàn với nhau.
- Nội dung kiếm tra phải toàn diện, không dàn trải mà đi vào chiều sâu, sai phải tìm nguyên nhân và xử lý từng trường hợp cụ thể, dứt điểm.
- Ngoài ra, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm. Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, đối tượng và mục đích kiểm tra. cần quy định rõ trách nhiệm đối với cán bộ kiếm soát, có chế độ khuyến khích, thưởng phạt đế nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác kiếm tra.
Việc tăng cường kiểm soát, trước, trong và sau khi cho vay là một trong những cách hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, trước khi cho vay cán bộ cho vay phải kiếm tra, thấm định trước thông tin về thân nhân, tình hình tài chính của khách hàng, yếu tố pháp lý của khách hàng, thông tin về quan hệ tín dụng trước đây...Khi giải ngân, cán bộ cho vay cần kiểm soát kỹ mục đích sử dụng vốn vay, đối chiếu toàn bộ hồ sơ giấy tờ của khách hàng; sau khi cho vay cần kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay, kiểm tra khả năng tài chính của khách
hàng vay,...Nêu khoản vay được kiêm soát chặt chẽ sẽ giảm thiêu được rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Bên cạnh hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn, Ngân hàng phải thực hiện hoạt động kiểm tra và định giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng định kỳ hàng năm nhằm nắm bắt kịp thời tình hình của khách hàng để có những biện pháp kịp thời ngăn chặn rủi ro có thế xảy ra.
KÉT LUẬN
Hiện nay, cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng vê quy mô cũng như sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, góp phần đưa nâng cao đời sống cho người dân. Các ngân hàng thương mại cũng đang tích cực triến khai loại hình cho vay tiêu dùng này như những thành công đã được kiểm chứng của ngân hàng các nước, đặc biệt ở các nước phát triển. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Hội sở chính cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Tuy nhiên khi mở rộng tín dụng cho vay tiêu dùng thì bên cạnh những lợi ích như gia tăng về doanh thu, lợi nhận thì ngân hàng cũng phải đối mặt với những rủi ro tín dụng. Do vậy, trong bối cảnh ngân hàng tập trung pháp triền cho vay tiêu dùng cả chiều sâu và chiều rộng thì hoạt động quản lý cho vay tiêu dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng đối với các khoản vay tiêu dùng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam - Hội sở chính nói riêng thì nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá thực trạng quản lý cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam - Hội sở chính trong giai đoạn từ năm 2018- 2020, từ đó đề xuất một số giải pháp nhàm nâng cao hiệu quả quản lý cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.
Trên cơ sở phân tích số liệu về hoạt động quản lý cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Hội sở chính, luận văn đã phân tích và làm rõ thực trạng về hoạt động quản lý cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Ket quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian vừa qua Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Hội sở chính đã thực hiện khá tốt công tác quản lý cho vay tiêu dùng cụ thể là công tác lập kế hoạch cho vay được thực hiện định kỳ
với đây đủ kê hoạch ngăn hạn, trung hạn và dài hạn, việc lập kê hoạch được thực hiện theo quy trình cụ thể, đảm bảo tính chính xác. Công tác thực hiện kế hoạch cho vay tiêu dùng cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể như xây dựng được bộ máy quản lý cho vay tiêu dùng kiện toàn, chuyên môn hóa, việc thực hiện • kế hoạch• đạt kết quả • X cao với thực• hiện• trên kế hoạch• luôn lớn hơn 85%,' quy trình cho vay, thủ tục cho vay, quản lý khách hàng, quản lý nợ và dự phòng rủi ro được đặc biệt quan tâm. Công tác kiểm tra, kiểm sát đã bước đầu được thực hiện nghiêm túc và đạt được những thành tích nhất định như tỉ lệ
nợ quá hạn, nợ xấu luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm trong thời gian vừa qua. Dư nợ cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng. Bên cạnh những thành tựu kể trên thì hoạt động quản lý cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam - hội sở chính vẫn còn tồn tại một số hạn chế
như công tác nghiên cứu thị trường chưa thực sự được chú trọng gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch, quy trình và thủ tục cho vay còn rườm rà,
hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả, công tác kiếm tra, kiểm sát còn mang tính hình thức. Trên cơ sở những hạn chế tồn tại kết hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Hội sở chính luận văn đã đề xuất một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam - Hội sở chính. Thứ nhất là nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện lập kế hoạch cho vay tiêu dùng như
củng cố lại công tác thống kê, báo cáo, tăng cường các cán bộ chuyên trách làm công tác thống kể. Thứ hai là nhóm giải pháp về tồ chức thực hiện bao gồm các giải pháp như: xây dựng hạn mức cho vay hợp lý và hấp dẫn, thời gian vay vốn đa dạng và phù hợp, lãi suất linh hoạt. Thứ ba là nhóm giải pháp về kiểm tra, kiểm soát với các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng như tăng cường lực lượng đội ngũ kiểm tra, hoàn thiện nội dung kiểm tra và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. rp X Tài liệu • 1 • Xtiêng• I7Í*ẨViệt
1. Võ Tùng An, 2014. Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng hộ gia đình và cá nhản tại Ngăn hàng thương mại cô phần Công thương chi nhánh Hoàng Mai, Luận văn thạc sĩ - Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Nguyễn Đăng Dờn, 2015. Giáo trình tiền tệ - ngăn hàng. HN: NXB Thống kê
3. Hà Văn Dương, 2017. Quản lỷ nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phổ Hồ Chỉ Minh đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu và quản lý Trung
ương.
4. Trần Thọ Đạt và Đăng Ngọc Đức, 2019. Chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2019 và những tác động tới nền kinh tế. Tạp chỉ Kinh tế và Dự báo, số 3/2019
5. Đào Minh Đức, 2017. Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Thương mại
6. Phan Huy Đường, 2015. Quản ỉỷ nhà nước về kinh tế, HN: NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội
7. Nguyễn Thanh Hà, 2016. Mở rộng cho vay khách hàng cả nhân tại Ngản hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam — CN Sơn Tây. Luận
văn thạc sĩ - Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Nguyễn Thị Hiền, 2019. Ngân hàng với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam, Tạp chí Ngắn hàng số 5-2019.
9. Tô Thiện Hiền, 2021. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại: khảo sát tại Agribank Long Xuyên. Tạp chí tài chính ngày 05/01/2021.
10. Phạm Xuân Hòe, 2018. Tín dụng ngân hàng cho nông nghiệp, nông thôn cần cách tiếp cận toàn diện và đột phá, Hội thảo khoa học Đánh giá cơ chế, chính sách trong nông nghiệp nông thôn phục vụ tái cơ cấu và thu hút đầu tư , Hà Nội.
11. Trịnh Thị Thu Huyền, 2017. Phát triển song hành dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh thành phổ Hồ Chỉ Minh, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Lê Trung Hưng, 2016. Các nhân tố quyết định cho vay tiêu dùng của ngăn hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hòa Lạc, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học kinh tế.
13. Nguyễn Đại Lai, 2005. Marketing và cơ sở lý luận về chiến lược phát triên dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Hội thảo khoa học của Ngân hàng Nhà nước, NXB Phương Đông
14. Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Việt, 2018. Quản trị chiến lược, HN: NXB Thống kê
15. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Hội sở chính, Báo cáo thường niên các năm 2018, 2019, 2020.
16. Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2016. Quản lỷ hoạt động cho vay tại Ngăn hàng Hợp tác Đơn vị Phú Thọ. Luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân.
17. Phạm Thúy Oanh, 2012. Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhảnh Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân.
18. Lê Tấn Phước (2020). Một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam, tải trên http://tapchitaichinh.vn/thi- truong-taì-chinh/vang-tien-te/mot-so-yeu-to-tac-dong-den-tang-truong- tin-dung-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-100787.html ngày 1/4/2020.
19. Nguyễn Văn Tiến, 2016. Quản trị ngân hàng thương mại. HN: NXB Lao động
20. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2020. Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng và đầy cạnh tranh. Tạp chỉ công thương ngày
12/07/2020
21. Nguyễn Thị Đăng Thủy, 2017. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhãn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chì nhánh Đà Nang.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
22. Lê Khắc Trí, 2007. 7ỉ7ỉ dụng bản buôn và bán lẻ ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Hội thảo khoa học của Ngân hàng Nhà mróc.HN: NXB Thông tin văn hóa
23. Nguyễn Tuấn, 2015. Quản lý hoạt động cho vay đổi với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và phát triển Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
24. Phan Thanh Tuấn (2018) với đề tài “Quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh”
25. Thông tin Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam các năm 2018- 2020.
Website:
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 18 WWW. techcombank.com, vn
-Website Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
www.chinhphu.vn
-Hiệp hội ngân hàng Việt nam: www.vnba.org.vn
-Website Luật Việt • • nam: www.luatvietnam.com.vn
-Website: www.cafef.vn
-Báo điện tử Đăng Cộng sản VN: www.cpv.org.vn