Chất lượng NNL phải đảm bảo tăng dần phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển nền kinh tế xã hội của quốc gia hay cộng đồng. Chất lượng NNL được định nghĩa là “mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của NLĐ với yêu cầu công việc của tố chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thang lợi mục tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của NLĐ” (Nguyễn Việt Hà, 2021). Chất lượng NNL dựa trên các phương diện về thể lực, trí lực và tâm lực. Neu thể lực là nền tảng, là phương tiện để truyền tải tri thức thì trí tuệ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực, tâm lực là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa của thể lực trí tuệ thành thực tiễn, cụ thể. Vì thể, việc nâng cao chất lượng NNL cũng sẽ dựa trên các tiêu chí đánh giá gồm các tiêu chí thuộc về thể lực;
tiêu chí vê ý thức, văn hóa của NNL và các tiêu chí thuộc vê trí lực.
Thể lực (bao gồm sức khỏe thể chất và tinh thần, đảm bảo được sự hài
hòa giữa bên trong và bên ngoài): đây là yếu tố ảnh hưởng đến trí lực và tâm lực của NLĐ. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triến trí lực; bởi nếu không chịu được sức ép của công việc cũng như không thể tìm tòi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới thì trí tuệ không được phát huy. Thể lực của NNL được hình thành, duy trì và phát triển bới chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, thể lực của NNL phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phân phối thu nhập cũng như chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Để đáp ứng được công việc, NLĐ dù là
lao động chân tay hay trí óc, trước hết cũng cần có thể chất tốt để hoàn thành công việc. Đặc biệt, với các công ty trong lĩnh vực xây dựng như CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp Đôi Hà Nội, đặc thù công việc với cường độ
lao động cao, áp lực công việc khi phải tham gia vận hành máy móc, trực công trường, giám sát thi công công trình,...thì yêu cầu về thể lực càng trở nên quan trọng.
Thề lực được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chì tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật • • •chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Nó là sự • 1 phát triển hài hòa của con người cả về thể chất lẫn tinh thần (sức khỏe cơ thể và
sức khỏe tinh thần). Thể lực là năng lực lao động chân tay; sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn.
Tâm lực: mức độ ý thức, trách nhiệm của cá nhân quyết định thái độ của NLĐ khi làm việc, chi phối hành vi của họ. Một người dù có tài và có
những kỳ năng đặc biệt, song họ sẽ không bao giờ có những đóng góp cho tô chức khi họ có thái độ tiêu cực. Hay nói một cách khác, đạo đức làm việc tác động lớn tới hiệu quả công việc. Hơn nữa, đạo đức làm cho mọi nguời có thể tăng khả năng làm việc, vượt lên cả khả năng của bản thân họ. Đối với một DN, để tăng năng suất lao động thì việc định hình những phẩm chất nghề nghiệp càng trở nên quan trọng. Năng lực này gồm một số yếu tố như: thái độ làm việc, tính kỷ luật trong công việc, tâm lý làm việc, có ý thức trau dồi kỳ năng nghiệp vụ, có tham vọng phấn đấu vươn lên, có năng lực quản lý thời gian, có ý thức xây dựng tập thể,...
Trí lực (nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kiến thức và kỹ năng
trong công việc): đây là yếu tố phản ánh chất lượng của NNL. Tri thức là yếu tố cơ bản của trí lực, là sự tống hợp khái quát kinh nghiệm cuộc sống, là nhận thức lý tính. Nắm bắt được nó sẽ có lợi trong việc chỉ đạo thực tiễn, có lợi trong việc nâng cao khả năng phân tích và lý giải vấn đề. Trí lực ngoài việc chiếm giữ tri thức ra còn phải có một phương pháp tư duy khoa học và kĩ năng kĩ xảo điêu luyện. Hay nói một cách cụ thể hơn, trí lực được phân tích theo hai góc độ về trình độ vãn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ
năng mềm.
Các DN ngoài việc tạo điều kiện cho NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời cũng sẽ tố chức các khóa đào tạo bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của DN. Thêm vào đó, đa số các kỹ năng NLĐ có được là thông qua đào tạo. Do đó việc tổ chức đào tạo phát triển các kỳ năng nghề nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết không chỉ với bất kỳ loại hình sản xuất kinh
doanh nào.
Ngày nay, khi mà các tổ chức tập trung vào phát triển nguồn nhân lực về chất lượng, các yếu tố nêu trên đều được DN đầu tư đồng bộ. Tuy nhiên,
tâm lực là yếu tố khó điều chỉnh hơn cả, nó phụ thuộc vào tính chủ quan của cá nhân người lao động và nhận thức của họ. Những tác động của tổ chức chỉ mang tính nguyên tắc, nội quy và khuôn mẫu.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu