Đánh giá đóng góp của các dân tộc thiểu số ở Nam Trà My trong cuộc kháng

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 61 - 72)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Đánh giá đóng góp của các dân tộc thiểu số ở Nam Trà My trong cuộc kháng

kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Trải qua 21 năm chiến đấu, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được thắng lợi trọn vẹn, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, với quy mô lớn của tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất thế kỷ XX, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Đóng góp của dân tộc thiểu số Nam Trà My đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Qua mỗi bước chuyển của cuộc chiến tranh, đồng bào đã động viên chính trị sâu rộng, mạnh mẽ, liên tục trong Đảng và trong nhân dân, làm cho cán bộ, đảng viên quyết tâm chiến lược của Trung ương, đánh giá đúng địch ta, nhận rõ tình hình và nhiệm vụ, nâng cao tính tự giác, sáng tạo trong hành động, biến đường lối, quyết tâm của Đảng thành phong trào quần chúng rộng rãi.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và ký kết hiệp định Geneve đã đưa cách mạng miền Nam bước sang một thời kỳ mới với thế và lực mới. Nhưng đế quốc Mỹ với dã tâm thâm độc đã thực hiện những kế hoạch chiến tranh đẫm máu mới trên địa bàn để khuất phục trên đồng bào ta. Đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My cùng nhân dân toàn tỉnh xông pha bước vào giai đoạn mới của cuộc chiến đầy hy sinh, gian khổ và đầy thử thách.

Trong cuộc chiến đấu trường kỳ, quyết liệt và phức tạp chưa từng thấy, đồng bào thiểu số Nam Trà My đã thường xuyên góp phần xây dựng, vun đắp và phát huy niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc, dám đánh Mỹ, sáng tạo nhiều cách đánh Mỹ, kiên quyết đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn mới, đồng bào không những trở thành lực lượng chính trong sản xuất, còn tham gia dân quân du kích, bố phòng vùng tự do, đi dân công tiếp tế cho các vùng tạm chiến.

Với những chính sách tàn ác, dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai không chỉ gây cảnh máu chảy, đau thương, đói khổ mà còn chà đạp lên nhân phẩm, lòng tự trọng dân tộc, đã thức tỉnh mọi tầng lớp, lứa tuổi, mọi vùng miền tham gia với mọi hình thức, đảm nhiệm những công việc rất quan trọng. Nếu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng bào chủ yếu lo hậu phương, phục vụ chiến đấu thì trong cuộc kháng chiến chống

58

Mỹ đồng bào dân tộc thiểu số vừa chiến đấu vừa đánh địch bằng vũ trang, vừa đấu tranh chính trị, binh vận; vừa lo sản xuất phục vụ tiền tuyến, vừa là lực lượng chính ở hậu phương.

Có thể nói, đấu tranh chính trị, binh vận trong kháng chiến chống Mỹ trở thành một phương thức, một mũi đấu tranh đặc biệt. Từ sau Liên khu uy 5 xây dựng căn cứ đồng bào luôn là lực lượng đấu tranh hăng hái góp phần làm thất bại các cuộc đánh phá, bình định của địch. Cơ quan Liên khu ủy 5 đã được nhân dân các dân tộc Nam Trà My che chở, đùm bọc, bảo vệ. Tại đây, Liên khu ủy đã tiếp nhận nhiều lượt cán bộ chính trị quân sự từ miền Bắc chi viện vào, phục vụ chiến trường. Bởi Nam Trà My là một vùng núi non rất hiểm trở, nằm giáp ranh 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum, gây khó khăn cho cơ động binh lực, các loại vũ khí trang bị lớn, các phương tiện cơ giới để phục vụ tác chiến trên các hướng, nhưng thuận lợi cho việc phân tán che giấu lực lượng, giảm sát thương, đó cũng là điều kiện thuận lợi để các đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My, các lực lượng cách mạng xây dựng, phát triển kinh tế, đảm bảo hậu cần cho các hoạt động ở căn cứ địa cách mạng. Đặc biệt, đồng bào các dân tộc miền núi Liên Khu Uỷ 5 giàu truyền thống yêu nước, hết lòng hết sức giúp đỡ, che chở cho các lực lượng cách mạng. Núi rừng trùng điệp và lòng dân kiên trung cách mạng đã khiến các mưu toan của địch đều trở thành những cuộc hành quân phiêu lưu, mạo hiểm.

Khi mới xây dựng Mật Khu, cuộc sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ rất thiếu thốn. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã giúp đỡ cán bộ về dụng cụ, tranh, tre, nứa để xây dựng lán trại, ủng hộ lương thực, thực phẩm giải quyết hậu cần trước mắt. Ngoài việc xây dựng và bảo vệ căn cứ, đồng bào còn tham gia sản xuất phục vụ chiến đấu. Riêng vụ đông – xuân năm 1964, đồng bào ở khu II đã sản xuất 9.563 ang lúa, 12.900.000 gốc sắn, 55.982 lon bắp. Nhờ đó trong điều kiện địch thường xuyên tổ chức rải chất độc hóa học, càn quét phá hoại mùa màng nhưng huyện vẫn có đủ lương thực, thực phẩm giải quyết nạn đói và đóng góp quỹ nuôi quân, nuôi cán bộ, bộ đội của khu ủy.

Đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ đóng góp về lương thực, thực phẩm mà còn cùng cán bộ, cùng lực lượng chủ lực Liên khu 5 đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch, điển hình trong các năm 1962, 1963. Có thể khẳng định rằng để tồn tại, lãnh đạo cách mạng, yếu tố nhân hòa là yếu tố quyết định. Lực lượng cách mạng phải sống trong lòng dân, không thể tách rời quân với dân; lực lượng vũ trang cách mạng không

59

thể chiến đấu và chiến thắng lực lượng lớn quân địch được trang bị hiện đại nếu không có quần chúng che chở, giúp đỡ. Nhân dân là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng và là điều kiện tồn tại và phát triển, là một bài học kinh nghiệm lớn mà Đảng ta đã đúc kết trong quá trình lãnh đạo. Điều đó cho thấy đồng bào thiểu số ngoài bảo vệ căn cứ thì họ đã hăng hái tham gia du kích, tích cực bố phòng, làm chông thò, cạm bẫy. Các phong trào làm rẫy cách mạng rẫy đoàn kết để cung cấp lương thực, thực phẩm cho cách mạng được bà con hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt, tinh thần cảnh giác, giữ bí mật rất cao và đó cũng là hàng rào kiên cố nhất định để bảo vệ căn cứ, che chở cán bộ, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, cũng như đấu tranh chính trị và binh vận góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975.

Phong trào đồng bào không những tiếp thu, kế thừa mà còn phát huy cao độ truyền thống dân tộc. Là bản trường ca bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một trang sử vàng chói lọi, một bài học kinh nghiệm lớn của chiến tranh nhân dân do Đảng lãnh đạo.

Những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My trong giai đoạn 1954- 1975, thể hiện một cách đa dạng, toàn diện trong các lĩnh vực của cuộc chiến tranh, họ là lực lượng góp phần xây dựng kháng chiến vững mạnh, lực lượng đi đầu trong đấu tranh chính trị và binh vận, lực lượng chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu và cùng quân dân toàn tỉnh tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Để có được những đóng góp ấy là tổng hòa của những nỗ lực quyết tâm cao độ của đồng bào dân tộc thiểu số và sự lãnh đạo của Đảng.

Truyền thống đấu tranh chống giặc bất khuất của quê hương là một động lực lớn để đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, gian khổ, xông pha trên mọi mặt trận. Một nguyên nhân nữa đó nữa là do sự đàn áp dã man của kẻ địch làm cho đồng bào không còn cách nào khác là phải đứng lên đấu tranh.

Nhìn chung, đồng bào dân tộc là những đối tượng dễ tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi trong những cuộc chiến tranh. Nhưng với chủ trương chính sách đúng đắn. Đồng bào dân tộc cả nước nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My nói riêng đã vượt lên đóng góp sức mình đấu tranh cho ngày độc lập, toàn thắng.

60

KẾT LUẬN

Trải qua 21 năm kiên cường, bền bỉ đấu tranh, phong trào đồng bào dân tộc thiểu số đã trải qua một chặng đường đầy cam go, thử thách có lúc tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Nhưng với lòng tin vào Đảng, vào cách mạng đồng bào đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách lập nên những chiến công to lớn.

Từ các phong trào nổi dậy khởi nghĩa, đồng bào dân tộc thiểu số đều hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Rồi đến những năm chống chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ rồi Việt Nam hóa chiến tranh, đồng bào dân tộc thiểu số đã không quản ngại hy sinh gian khổ ngày đêm tăng gia sản xuất, bố phòng chống địch càn quét…, góp phần làm phá sản những chiến lược chiến tranh trên. Trong khí thế tiến công và giải phóng miền Nam, đồng bào đóng góp công sức rất lớn, vừa là hậu phương vững chắc cho Liên khu ủy 5, góp phần giải phóng tỉnh nhà cũng như giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhìn chung, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy được truyền thống vẻ vang. Đồng bào đã vượt qua hoàn cảnh, khó khăn của bản thân, thậm chí có những người sẵn sàng hy sinh tính mạng, tuổi xuân vì Cách mạng. Họ đã vượt qua mọi rào cản của thiên nhiên khắc nghiệt, hậu quả của chiến tranh để lại để tiếp tục chiến đấu, tiếp sản xuất để đảm bảo đời sống và chi viện cho chiến trường, chính điều đó đã tạo nên những điều phi thường là một động lực lớn để cán bộ, chiến sĩ cách mạng yên tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

Có thể thấy, đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My đã sớm tiếp thu truyền thống yêu nước và cách mạng, từ thời chống phong kiến thực dân, đồng bào huyện đã sát cánh cùng toàn tỉnh đánh đuổi thực dân. Có nhiều đồng bào thiểu số đứng vào hàng ngũ của Đảng trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My là những người theo cách mạng gần như triệt để. Đối với họ sự an nguy của cán bộ cách mạng, bộ đội cần hơn chính bản thân. Vì cách mạng họ có thể chịu được những thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt bất kể nắng mưa, có thể chịu cảnh đói cơm lạt muối, để dành nuôi cán bộ cách mạng. Khó khăn là thế, có khi không đủ vải để mặc… Nhưng đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My vẫn không chịu đầu hàng kẻ địch mà phản bội cách mạng với những con người thật thà, chất phát chỉ cần cách mạng giao nhiệm vụ, thì dù khó khăn đến đâu đồng bào vẫn cố gắng

61

hoàn thành. Từ phong trào tăng gia sản xuất, cho đến các phong trào chiến đấu, văn hóa, nghệ thuật họ đều hưởng ứng nhiệt tình.

Mặt khác, do cuộc sống luôn phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt vào bậc nhất của nước ta, nên đồng bào đã hun đúc nên truyền thống cần cù, chịu khó… Chính vì vậy, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, có những lúc kẻ thù gần như hủy diệt cả căn cứ cách mạng nhưng vẫn không thể khuất phục được ý chí kiên cường của đồng bào, dưới bom đạn của kẻ thù họ vẫn ngày đêm tăng gia sản xuất. Những lời ca, tiếng hát ca ngợi cuộc sống vẫn cất lên với tinh thần “tiếng hát át tiếng bom”, họ hát để quên đi nỗi vất vả và vững tin vào tương lai.

So với địa phương khác, dân số đồng bào Nam Trà My không nhiều, hoàn cảnh lịch sử, địa lí của huyện khắc nghiệt, khó khăn thiếu thốn nhưng những gì đồng bào làm được trong cuộc kháng chiến là rất đáng trân trọng.

Nhìn lại, những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đấy gian khổ hy sinh, nhưng cũng thật vẻ vang, oanh liệt. Chúng ta rút ra được những nguyên nhân dẫn đến sự đóng góp hết mình cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của đồng bào làm nên thắng lợi.

Trước hết, là do đồng bào nơi đây có truyền thông yêu nước và tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Hơn nữa, do cuộc sống luôn phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt… đã hình thành nên tính cách mới mẽ, tinh thần phản kháng mãnh liệt trong mỗi người dân. Những nét tính cách mạnh mẽ đó cộng với sự tàn bạo của đế quốc Mỹ, gieo rắc biết bao đau thương chia lia quê hương, bản làng. Làm cho đồng bào căm thù giặc tột cùng, cộng thêm với lòng dũng cảm, mưu trí và kinh nghiệm đánh giặc trong những năm kháng chiến chống Pháp, đó cũng là nguyên nhân làm nên thắng lợi.

Hơn nữa, sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, mà trực tiếp là Đảng bộ huyện trên tinh thần nắm bắt, quán triệt những chủ trương của cấp trên, đã linh hoạt áp dụng một cách có hiệu quả vào tình hình cách mạng cụ thể ở địa phương. Cũng như việc chớp ấy thời cơ cách mạng, phải năng động sáng tạo trong việc tiếp thu và vận dụng những chủ trương chính sách của cấp trên. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đóng góp của đồng bào đi vào thắng lợi.

Mặt khác, đó là do tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của đồng bào thiểu số. Chính nhờ sự đoàn kết đó tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngoài ra do có một đội ngũ cán bộ tận tình với công tác, có ý chí vững vàng, tin tưởng

62

vào Đảng, vào cách mạng, biết dựa vào quần chúng để tổ chức lãnh đạo. Đây cũng là nguyên nhân làm nên thắng lợi, đồng bào đã ngày đêm bám trụ, tuyên truyền, vận động hết cho những đồng bào thiểu số khác hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng. Nhờ sự nhiệt tình, tận tụy của đồng bào đã góp phần lớn vào sự nghiệp cách mạng.

Có thể nói, nguyên nhân làm nên thắng lợi của đồng bào nơi đây còn nhờ vào sự tương trợ giúp đỡ của đồng bào trong tỉnh về nhiều mặt vật chất cũng như tinh thần. Trong suốt kháng chiến chống Mỹ, đồng bào có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp giải phóng tỉnh nhà, cũng như giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Việc xây dựng mối liên hệ đoàn kết tương trợ giữa các căn cứ với các huyện là một kinh nghiệm rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Tóm lại, trong những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đã thể hiện được sức mạnh kiên cường, bất khuất của đồng bào để chiến thắng được đế quốc Mỹ tàn bạo, nham hiểm. Đối với phong trào của đồng bào thiểu số trong kháng chiến chống Mỹ cũng có những mặt tích cực và hạn chế của nó. Tuy nhiên, những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số là rất to lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Song, hiện nay đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, lạc hậu, có thể nói là một huyện còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất và phát triển chậm nhất của tỉnh Quảng Nam. Hằng năm, đồng bào luôn phải đối mặt với thiên tai cũng như hậu quả nặng nề mà nó để lại, hứng chịu bao nhiêu đau thương, mất mát. Một số con em đồng bào vùng sâu vùng xa ít có được điều kiện học tập cũng như nâng cao dân trí. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính nhưng kĩ thuật canh tác lạc hậu dẫn đến không thu được kết quả lớn, ngoài ra còn có sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt. Mặc dù những năm sau giải phóng cho đến nay Đảng và nhà nước đã có những chính sách quan tâm đến đồng bào, song song mặt bằng chung thì cuộc sống đồng bào vẫn còn lạc hậu.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu thành văn

1. Võ Thế Ái (2009), Bước chuyển lớn trên Trường Sơn, NXB Quân đội nhân dân, Đà

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)