Xây dựng căn cứ kháng chiến

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 36 - 41)

7. Bố cục của đề tài

2.2.1. Xây dựng căn cứ kháng chiến

Sau khi hiệp định Geneve được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, phong trào cách mạng miền Nam có sự thay đổi, từ chỗ là làm chủ một địa bàn rộng lớn, có cơ sở cách mạng đều khắp trên các vùng, phải bàn giao lại cho địch, chuyển lực lượng vũ trang tập kết; chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, từ hoạt động công khai chuyển vào hoạt động bí mật.

Chính quyền phản động tay sai Ngô Đình Diệm được sự hậu thuẫn của Mỹ tăng cường chính sác “tố cộng”, “diệt cộng”, “giết nhầm còn hơn bó sót”, điên cuồng khủng bố, đàn áp phong trào miền Nam trong biển máu, hàng nghìn cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến cũ bị giết hại.

Để kịp thời chỉ đạo chuyển hướng phong trào cách mạng, ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam và thành lập Xứ ủy Nam Bộ do đồng chí Lê Duẩn làm bí thư. Đến tháng 3 năm 1955, đồng chí Trần Lương (Trần Nam Trung), Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được điều động làm Bí thư Liên Khu ủy 5; đồng chí Võ Chí Công, Phó Bí thư Liên Khu ủy 5; đồng chí Võ Chí Công, Phó Bí thư Liên Khu ủy 5 [9, tr. 58].

Tháng 4 năm 1955, cơ quan chỉ đạo chia làm hai bộ phận. Trong đó bộ phận của Liên Khu ủy do đồng chí Võ Chí Công, Phó Bí thư Liên Khu ủy phụ trách ở phía Nam tỉnh Bình Định tiếp tục chỉ đạo các tỉnh hoàn thành việc chuẩn bị lực lượng và phương tiện làm việc để bí mật bám trụ lại chiến trường. Giữa tháng 5 năm 1955, đồng chí Võ Chí Công cùng một số cán bộ Liên Khu ủy rơi Bình Định đi về phía Tây, sau đó ra miền tây tỉnh Thừa Thiên. Tại chân núi Bạch Mã, đoàn đã hợp cùng đoàn của đồng chí Trần Lương hình thành cơ quan Liên khu ủy. Trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1959, Liên Khu ủy 5 đóng căn cứ tại Bến Hiên, Bến Giằng khoảng thời gian khá dài [9, tr. 59].

Một trong những điều kiện quan trọng lúc này là phải xây dựng căn cứ vững mạnh cho cuộc kháng chiến, tỉnh ủy đã phát động phong trào đẩy mạnh sản xuất, xây dựng các tổ đội sản xuất. Nhằm xây dựng căn cứ vững mạnh. Hưởng ứng chủ trương trên, đồng bào Nam Trà My đã hăng hái tham gia sản xuất, bố phòng, xây dựng kháng chiến vững mạnh.

33

Trước yêu cầu càng cao của công tác chỉ đạo phong trào cách mạng chiến trường, Liên Khu ủy 5 đã chuyển hoạt động đóng căn cứ từ huyện Hiên vào huyện Trà My. Và Liên Khu ủy đã chọn khu vực Takpo, Nước Là, Ngok La làm căn cứ. Khi đóng căn cứ ở đây đồng chí Hà Lân (Ba Đen) đã thực hiện chính sách “ba cùng”1, đồng chí đã học hỏi tiếng của các đồng bào dân tộc thiểu số như tiếng của đồng bào Xêđăng, Cadong, Mnông cùng những phong tục tập quán khác của người dân thiểu số nơi đây [9, tr. 66]. Xác định huyện Nam Trà My là căn cứ chiến lược, Nam Trà My được xây dựng trở thành căn cứ vững mạnh toàn diện, đáp ứng đủ nhân tải vật lực cho chiến trường trong tình hình mới, kiên quyết đánh bại mọi cuộc càn quét của địch, là nơi sản xuất quan trọng trong những năm chiến tranh ác liệt.

Sau khi toàn bộ cơ quan Liên Khu ủy 5 chuyển về đóng tại Nước Là, đồng bào dân tộc thiểu số sẵn sàng ủng hộ lương thực và thực phẩm lúc cơ quan gặp khó khăn. Mỗi khi cán bộ, chiến sĩ ra gặp bà con chỉ cần bảo là “người của Ba Đen” thì dân làng vui vẻ ủng hộ ngay… Về khu căn cứ, Nước Là có địa hình phức tạp, địa thế hiểm trở, hệ thống sông suối dày đặc, nguồn nước khá dồi dào. Rừng Nam Trà My có nhiều loài động vật, phong phú, đa dạng về chủng loại. Đó là điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My, các lực lượng cách mạng xây dựng, phát triển kinh tế, đảm bảo hậu cần cho các hoạt động ở căn cứ địa cách mạng [9, tr. 66].

Đảng bộ và quân dân Nam Trà My đã chính thức bước vào một cuộc chiến đấu ác liệt nhưng cũng rất anh dũng, hào hùng. Trong đó đồng bào thiểu số tham gia rất tích cực, xông xáo trong tất cả mọi lĩnh vực. Đồng bào đã không quản ngại khó khăn, hy sinh gian khổ vẫn một lòng theo Đảng, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mới mà cách mạng giao cho.

Cuối năm 1958 đầu năm 1959, địch tiến hành “Thượng du vận”, đưa quân lên chiếm đóng ở miền núi. Ở Nam Trà My địch triển khai đóng nhiều chốt, đồn nhằm ngăn chặn các hoạt động của lực lượng cách mạng, nhưng chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau khi học tập quán triệt nội dung Nghị quyết 15 của Trung ương, đồng bào rất phấn khởi hăng hái tham gia du kích, làm chông thò, cạm bẫy để bảo vệ làng bảo vệ căn cứ; hoạt động sản xuất được đẩy mạnh.

34

Hưởng ứng cuộc phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng Nước Là thành căn cứ cách mạng, vận động đồng bào làm chủ núi rừng, nâng uy thế chính trị của đồng bào lên.

Đầu năm 1960, Liên Khu ủy chuyển vào căn cứ Nước Là. Thời gian đầu mọi hoạt động của lực lượng cách mạng như: đảm bảo an ninh chính trị, xin đất làm rẫy, đổi sắn đổi ngô, heo, gà… đều trực tiếp dựa vào đồng bào ở làng Tak pỏ, Tak Chanh và Ngok La. Đồng bào dân tộc thiểu số giúp đỡ cán bộ về dụng cụ, tranh tre, nứa để xây dựng lán trại, ủng hộ lương thực, thực phẩm giải quyết nhu cầu trước mắt. Nhà ở, nhà làm việc trong căn cứ được xây dựng ven sườn núi, nằm ẩn khuất dưới những vòm cây cao. Ngoài việc tăng gia sản xuất để đảm bảo lương thực, đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My còn được cán bộ thông tin về việc xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Nước Là nên rất phấn khởi, “Nay thấy cách mạng kêu gọi đóng góp nuôi quân thì liền hưởng ứng nhiệt liệt. Vượt qua mọi sự dò xét của địch, các làng dựng lên hàng loạt kho gạo cách mạng trong rừng sâu. Chỉ quan một vụ lúa rẫy, các kho gạo đã đầy ắp. Ngoài việc tăng diện tích trồng lúa, đồng bào còn làm nhiều rẫy sắn dành hẳn cho lực lượng thoát ly, gọi là

rẫy cách mạng” [9, tr. 10].

Nhằm tăng cường công tác xây dựng căn cứ vững mạnh về mọi mặt, đồng bào huyện Nam Trà My đã đóng góp cho cách mạng hàng nghìn ang thóc, cùng nhiều heo gà, bảo đảm lương thực thực phẩm trước mắt. Riêng tại xã Tu1, đồng bào đóng góp hơn 100 ang thóc, 2.000 gốc sắn, các loại bắp, khoai rau màu…. Đến cuối năm 1960, đồng bào đã đóng góp 9.969 ang lúa,4.480 ang bắp, 57.857 gốc sắn, 90 con heo và hàng nghìn con gà [2]. Các cán bộ, chiến sĩ đã cùng ăn cùng ở với đồng bào, vừa gây dựng phát triển cơ sở kiên trung, xây dựng nền tảng chính trị vững mạnh, đồng bào dân tộc đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ và xây dựng căn cứ mà còn sản xuất cung cấp lương thực bảo vệ bí mật khi mật thám, biệt kích địch trà trộn vào để dò la tin tức.

Đồng bào tích cực tố giác những kẻ phản cách mạng, tay sai. Đồng bào được cán bộ hướng dẫn về ý thức làm chủ núi rừng, làng bản nên họ rất tích cực trong việc tố giác bọn địch hà hiếp, áp bức họ. Từ đó đồng bào luôn tự vận động, tuyên truyền cho nhau tham gia vào các hoạt động do huyện ủy phát động.

1 Khi mới thành lạp xã có tên là xã Ngok Tu, trong kháng chiến chống Mỹ trà Ngok Tu được

35

Để thực hiện yêu cầu xây dựng vững chắc căn cứ địa miền núi, Liên Khu ủy 5 chỉ thị về củng cố và mở rộng căn cứ địa cách mạng. Lực lượng cách mạng ở miền núi được củng cố và phát triển, căn cứ địa cách mạng đã được xây dựng, đang được củng cố và mở rộng, tạo thế hỗ trợ đối với cách mạng miền xuôi. Công tác lớn nhât trong việc xây và bảo vệ căn cứ là tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc miền núi, chăm lo sản xuất, chú trọng kinh tế và đời sống của nhân dân, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng.

Xung quanh cơ quan đứng chân của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã tiến hành các hoạt động công tác dân vận, vận động quần chúng,vận động nhân dân tham gia bố phòng bảo vệ căn cứ cách mạng. Vì vậy, cơ quan Khu ủy luôn được nhân dân bảo vệ bí mật. Mặc dù xung quanh cơ quan Liên Khu ủy có các làng Tak pỏ, Tak Chanh, Ngok La, song người địa phương không biết cụ thể nơi đóng cơ quan, chỉ có số ít cán bộ nòng cốt của cơ sở và lựng lượng cảnh giới, liên lạc mới có thể tiếp cận ra vào cơ quan. Qua thực hiện phong trào trên, mà tình hình an ninh trật tự ở căn cứ được giữ vững. Toàn căn cứ đồng bào đã tham gia thành lập tổ đổi công lao động đảm bảo lương thực cho đồng bào và phục vụ chiến trường. Mỗi thành viên dân tộc thiểu số đều lao động với tinh thần “Làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm”. Trên mặt trận sản xuất chị em là lực lượng nòng cốt, những thành quả lao động đó không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu lương thực cho đồng bào, mà ý nghĩa hơn nó còn góp phần cung cấp lương thực cho chiến sĩ, cán bộ trên vùng căn cứ. Những thành quả trên tuy không lớn, nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt như vậy, thì nó trở nên quý giá biết bao.

Trước sự đánh phá toàn diện của địch do đó việc đảm bảo về hậu cần gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm 1962, trong khu căn cứ bộ đội chủ lực của Quân Khu chỉ đáp ứng 50% nhu cầu lương thực. Với sự khó khăn đó dân tộc thiểu số Nam Trà My đã sẵn sàng giúp đỡ và đóng góp, đặc biệt là dân tộc ở vùng căn cứ Khu 5. Để đảm bảo cho việc xây dựng và dựng chân của cán bộ chiến sĩ ở khu căn cứ Nước Là. Kết quả trên là cả một quá trình xây dựng căn cứ, xây dựng hậu phương trực tiếp của chiến trường. Đây là một trong những chủ trương sáng tạo của Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [25, tr. 133].

Đứng trước âm mưu địch tổ chức cuôc hành quân “Bạch Phượng XI” đầu tháng 5 năm 1963 xâm nhập căn cứ Nước Là với sự tham gia của Quân đoàn I và Quân đoàn II Việt Nam cộng hoà. Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Việt Nam cộng hoà được máy bay quân

36

sự Mỹ C123 di chuyển từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi, sau đó hành quân bằng cơ giới ra Tam Kỳ rồi “trực thăng vận” vào căn cứ của ta. Tham vọng lớn của địch trong cuộc hành quân này là tiêu diệt cơ quan đầu não chính trị, quân sự của Liên khu 5, phá tan căn cứ trung tâm đầu não cách mạng của miền Trung Trung Bộ. Chúng tổ chức 5 mũi quân đổ bộ từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đánh lên, Kon Tum đánh xuống hình thành thế bao vây căn cứ, chúng ném bom xuống các vùng Na Niêu, Măng Xiêm, Trà Bồng, Tak Pỏ, Nước Là… Tiếp theo chúng dùng mũi xung kích do 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến thuộc lực lượng dự bị chiến lược, dùng máy bay trực thăng đổ bộ thẳng vào trung tâm căn cứ hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo và đốt phá kho tàng của ta [9, tr. 123-124].

Về phía ta, qua theo dõi, nắm bắt tình hình, thấy rõ các hoạt động chuẩn bị và điều động lực lượng của địch, từ cuối năm 1962, các cơ quan đầu não đã chuyển đi nơi khác và có kế hoạch cho các tỉnh và trung đoàn bộ binh, các đơn vị đặc công của Khu chặn đánh các cánh quân đường bộ của địch từ vòng ngoài. Ở khu căn cứ, dân quân du kích và đồng bào các dân tộc tổ chức bố phòng chông, thò dày kín các ngã đường, các đồi núi trọng yếu. Lực lượng bảo vệ căn cứ xây dựng các ô chiến đấu, các trận địa bắn máy bay trực thăng, sẵn sàng chặn đánh các mũi tiến công của địch.

Sau 15 ngày chiến đấu (Ngày 1 tháng 5 – Ngày 15 tháng 5 năm 1963), lực lượng bảo vệ khu căn cứ Nước Là (còn có tên gọi là Mang Xim) kết hợp với dân quân du kích, bộ đội địa phương ba tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Trung đoàn 2 vừa liên kết, vừa đánh chặn các mũi quân của địch đánh vào căn cứ, vừa mở những cuộc tiến công vào các tuyến bao vây của địch ở vòng ngoài. Đồng thời, luồn sâu bám đánh tiêu diệt một số đồn bốt, kho tàng trong hậu phương địch nên đã đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của 3 sư đoàn địch, bảo vệ vũng chắc khu căn cứ của Khu ủy và Bộ Chỉ huy Quân khu 5 và một số căn cứ của ba tỉnh trong các vùng lân cận [11, tr. 36].

Đây là một chiến thắng lớn, đáng ghi nhớ nhất ở vùng căn cứ địa Khu ủy Khu 5 trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội và nhân dân trong căn cứ đảm bảo cho căn cứ được giữ vững. Địa hình căn cứ địa Nước Là rất hiểm trở, núi cao, rừng rậm vây quanh bãi đáp trực thăng quân địch. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số cùng với quân dân ta tổ chức thế trận đánh địch liên hoàn, gây cho chúng nhiều tổn thất. Để có những kết quả trên, sự đóng góp của đồng bào miền núi và cán bộ chiến sĩ hết sức to lớn.

37

Mặc dù, trong điều kiện địch liên tục có những âm mưu, thủ đoạn đánh phá ác liệt, các cơ quan Liên Khu ủy đóng tại Nước Là bị phân tán chia cắt, thời tiết, thiên tai thất thường; khả năng sản xuất tự cung, tự cấp còn hạn chế. Song vượt qua những khó khăn, gian khổ, căn cứ Nước Là (1959-1964) vẫn đứng vững trước những trận tập kích của kẻ thù một phần là do sự đóng góp quan trọng của dân tộc thiểu số nơi đây như về bảo vệ căn cứ, đảm bảo bí mật hoạt động của cán bộ, chiến sĩ, tăng cường cả về lương thực trong chiến đấu. Ngoài ra, đó chính là sự đoàn kết và lòng căm thù giặc sâu sắc đã làm cho họ ngày càng phát huy tinh thần đấu tranh với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở nhiều giai đoạn khác nhau được thể hiện rõ, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Đồng bào dân tộc thiểu số đã ra sức che chở, đùm bọc cán bộ, bảo vệ an toàn cho căn cứ của Liên Khu ủy cụ thể để kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, đồng bào các dân tộc địa phương giúp đỡ cán bộ cách mạng về dụng cụ, tranh, tre, nứa, lá để xây dựng lán trại, ủng hộ lương thực, thực phẩm để giải quyết nhu cầu hậu cần trước mắt. Thật đáng ghi nhận trong giai đoạn khó khăn đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My vẫn không khước từ. Chính vì tinh thần yêu nước mãnh liệt, niềm khao khát về sự tự do, cùng với sự lãnh đạo tài tình của tỉnh ủy mà trực tiếp đó là sự lãnh đạo của các cán bộ huyện ủy đã làm cho dân tộc thiểu số nơi đây nhận thức rõ về đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Dù thâm lặng nhưng các dân tộc thiểu số Nam Trà My đã góp phần trong việc xây dựng căn cứ kháng chiến vững mạnh, đóng góp một phần to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và giành được những thắng lợi nhất định.

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)