Giai đoạn 1965-1968

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 32 - 33)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2. Giai đoạn 1965-1968

Nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ đã đưa quân trực tiếp vào miền Nam, chuyển từ “Chiến tranh đặc biệt” sang “Chiến tranh cục bộ” chống lại nhân dân miền Nam, đồng thời tăng cường đánh phá bằng không quân đối với miền Bắc. Ngày 8 tháng 3 năm 1965, quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng; ngày 7 tháng 5 năm 1965, đổ bộ lên Kỳ Hà- Chu Lai, xây dựng Chu Lai thành một trong những căn cứ không quân lớn nhất miền Nam. Để giành lại thế chủ động trên chiến trường, Mỹ-Việt Nam cộng hoà đẩy mạnh chiến thuật “tìm diệt” và chiến dịch “bình định” vào vùng giải phóng của ta, hòng bẻ gãy “xương sống” của Việt Cộng.

Tại vùng rừng núi xã Mai huyện Nam Trà My, Mỹ - Việt Nam cộng hoà dùng máy bay tăng cường bắn phá, ném bom, rải hóa chất độc. Khi quân Mỹ vào thì mức độ bắn phá bằng pháo và máy bay của địch tăng lên. Địch tăng cường gián điệp, biệt kích, rải truyền đơn. Đáng kể là chúng dùng máy bay ném bom trên các đồi cao, dọc hành lang của ta, có nơi như thôn 1, thôn 2, xã Zút bị ném bom 8 lần trong một ngày. Tháng 3năm 1966, địch dùng máy bay rải chất độc hóa học vào ba xã Kót, Trà Ngươi, Zút của huyện Nam Trà My, gây thiệt hại lớn về hoa màu. Cụ thể: sắn già- 250.000 gốc, sắn Đông xuân- 1.141.000 gốc, khoai lang- 522 cõng; người bị nhiễm độc, bị ngất từ 3-5 ngày là 267, người bị ngất từ 1-2 ngày là 534. Thâm độc hơn, địch còn dùng bom napan thả xuống xã Ngheo làm 13 em học sinh bị bỏng da [14, tr. 79].

Song, với địa hình hiểm trở, có nhiều dãy núi che chắn nên ít bị ảnh hưởng so với vùng khác. Tuy nhiên việc địch tăng cường dùng máy bay ném bom, rải chất độc hóa học, làm chết và bị thương nhiều người, một số nhiểm chất độc hóa học bị ngất, hoa màu thiệt hại nặng nề. Tình hình đó đã làm cho một số cán bộ, nhân dân nảy sinh tư tưởng hoang mang, dao động. Thậm chí một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên tỏ ra hoài nghi, sa sút niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng, tỏ ra gờm sợ địch, ngại hy sinh, gian khổ. Trong tình hình đó, thấy phong trào ở đồng bằng mở ra và giành thắng lợi dồn dập, một số ít cán bộ người Kinh lại muốn xin chuyển về đồng bằng hoạt động. Ngược lại, một số cán bộ lại cho rằng địch không đủ khả năng đánh phá miền núi. Bước sang năm 1966, Mỹ - Việt Nam cộng hoà không tổ chức các đợt càn quét mà chỉ tăng cường đổ các toán biệt kích, gián điệp, từng bước thâm nhập, cài lại tổ chức gum, tề, tăng cường dụ dỗ, mua chuộc, gây rối phong trào cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi, hạn chế sự tiếp tế hậu phương cho cách mạng. Cứ điểm này là nơi địch

29

đào tạo lực lượng biệt kích để tung vào vùng giải phóng nhằm phát hiện và tiêu diệt lực lượng cách mạng.

Trong năm 1968, bọn Mỹ - Việt Nam cộng hoà âm mưu tiến hành rải chất độc hóa học và bắn phá ác liệt, gây thiệt hại nhiều cho huyện Nam Trà My về lúa và hoa màu. Liên tiếp bị ảnh hưởng chất độc hóa học, sản xuất của nhân dân trong huyện, đặc biệt là xã Mai gặp phải nhiều khó khăn về lương thực, gây nên nạn đói và lạt muối. Trong hai năm liền, toàn xã có 66 gia đình với 484 người bị đói và lạt muối. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tâm trạng của dân tộc thiểu số nơi đây cũng như việc đóng góp cho cách mạng

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)