Giai đoạn 1969-1975

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 33 - 36)

7. Bố cục của đề tài

2.1.3. Giai đoạn 1969-1975

Sang năm 1969, Nixon lên thay Johnson làm tổng thống nước Mỹ và áp dụng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” theo công thức “bộ binh Việt Nam cộng hoà cộng trang bị và cố vấn Mỹ” [15, tr. 46]. Để thực hiện chiến lược này, đế quốc Mỹ sử dụng quân Việt Nam cộng hoà để làm “xương sống” liên tiếp tiến hành “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định nước rút”, “bình định bổ túc” nhằm xúc tát gom dân vào các ấp chiến lược, các khu dồn. Ở Nam Trà My bị nhiều tổn thất nặng nề do hoạt động biệt kích, phi pháo và nhất là do chất độc hóa học của địch gây ra. Toàn huyện có 15 người chết, 8 người bị thương, 1.391 ang lúa giống gieo không mọc được, 3.777 gốc sắn bị hỏng, 1.200 gốc quế, 1.119 gốc chuối, 6.020 bụi chóc, 57.012 gốc khoai môn rụi chết… [15, tr. 46] chủ yếu là các xã vùng thấp và vùng trung của huyện. Riêng trong năm 1969, ở xã Mai bị địch 07 lần rải chất độc hóa học, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của đồng bào trong xã. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Nam Trà My, Chi bộ xã Mai đã phát động nhân dân đẩy mạnh sản xuất chống, cứu đói, giúp đỡ những vùng bị nhiều tổn thất và tích cực ủng hộ kháng chiến. Mặt khác, lực lượng du kích xã không ngừng được củng cố và tăng cường xây dựng, ra sức chiến đấu nhằm bảo vệ mùa màng, sản xuất và tính mạng của nhân dân.

Từ năm 1969, nhất là sang năm 1970, Mỹ - Việt Nam cộng hoà ngày một tăng cường thực hiện âm mưu biến vùng Phương Đông, Dương Yên, Tiên Trà thành vành đai trắng nhằm chia cắt vùng căn cứ miền núi Trà My trong đó có vùng huyện Nam Trà My với chiến trường trung du, đồng bằng. Chúng sử dụng pháo bắn phá, dùng máy bay rải hóa chất độc và dùng máy bay L.19 trinh sát phát hiện mục tiêu chỉ điểm cho máy

30

bay phản lực ném bom, HU.1A bắn rốc két...Đồng thời chúng còn dùng biệt kích, thám báo thâm nhập, tổ chức liên tiếp các cuộc hành quân lớn nhỏ nhằm xúc tát nhân dân ra khỏi địa phương, tìm kiếm và đánh phá hành lang, kho tàng của ta, lập vùng trắng [14, tr. 89].

Cũng như miền núi Quảng Nam, sang năm 1970, ở Nam Trà My và Bắc Trà My sự đánh phá của Mỹ - Việt Nam cộng hoà ngày một tăng, tuy mức độ có khác nhau giữa các vùng cao, trung, thấp. Ở Bắc Trà My trong 6 tháng đầu năm 1970, nếu ở vùng cao sự hoạt động của Mỹ - Việt Nam cộng hoà có giảm thì ngược lại ở vùng trung, chúng cho máy bay Môran C. 47 quần đảo từng khu vực, uy hiếp lực lượng và phát hiện các hành lang, kho tàng của ta, đồng thời nhiều lần cho máy bay phản lực ném bom. Riêng vùng thấp bị càn quét dữ dội nhất.... Tháng 1, chúng rải chất độc hóa học ở Xiêm Rang; tháng 2, chúng cho 2 tiểu đoàn với hỏa lực mạnh và có cả xe cày ủi, càn quét Xiêm Rang, Pui, Đốc nhằm phát hiện công sự của ta và đẩy lực lượng ta ra xa. Tháng 4, rải chất độc xuống vùng này. Sự đánh phá của Mỹ - Việt Nam cộng hoà gây cho nhân dân Bắc Trà My những tổn thất lớn về người và của. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 1970, có 7 người bị chết, 14 người bị thương và 10 người bị bắt; 123.000 gốc sắn, 3.000 m khoai lang, 4.780 bụi chuối nước, 166 ang sắn khô, 80 ang lúa giống bị thiệt hại [14, tr. 86].

Liên tiếp bị thất bại nặng nề trong các cuộc hành quân càn quét, bọn xâm lược Mỹ luôn tìm cách trả đũa. Từ ngày 5 đến ngày 16 tháng 5 năm 1971, địch tổ chức một lực lượng lớn gồm: 10 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 2 cùng một số đơn vị biệt kích, thám báo, có máy bay và đại bác hiểm trợ, mở cuộc hành quân “Quyết thắng 20b” đánh thọc sâu vào trung tâm chỉ đạo của Khu ủy 5 tại miền Tây hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Dưới sự chỉ đạo của Khu ủy 5 và Ban Thường vụ Huyện ủy, đồng bào các dân tộc huyện Nam đã anh dũng chiến đấu chống lại cuộc càn lớn của kẻ thù. Hai tháng sau khi cuộc hành quân “Quyết thắng 20b” bị thất bại thảm hại, địch lại mở cuộc hành quân dài ngày khác lên vùng giáp ranh Trà My - Tiên Phước và Trà My - Tam Kỳ nhằm ngăn ngừa sự tấn công của ta, bảo vệ cho cuộc bầu cử tổng thống tổ chức vào ngày 31 tháng 10 năm 1971 [14, tr. 91].

Riêng ở xã Mai, một cánh quân từ Trà Giác thọc lên Tak Óc hòng chiếm đóng ở đây làm cơ sở liên lạc với những cánh quân khác. Biết được hướng hành quân của địch, nhân dân và du kích xã tổ chức lực lượng chia thành hai cánh để đánh chặn. Một cánh

31

dưới sự chỉ huy của đồng chí Hồ Văn Bông - Xã đội trưởng tổ chức chặn đánh tại Nước Xa, một cánh do đồng chí Hồ Văn Ba - Chính trị viên Xã đội chỉ huy tiến hành chặn tại Tak Óc. Càng thua đau, địch càng ngoan cố. Bọn liên quân Mỹ - Việt Nam cộng hoà vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu đánh chiếm vùng căn cứ của ta. Sau 5 ngày, địch tiếp tục đưa một tiểu đoàn đổ bộ bằng trực thăng tại Trà Vân và Tu Nấc với dã tâm lập cứ điểm nhằm đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi vùng rừng Nam Trà My. Không để địch thực hiện mưu đồ của chúng, đồng bào cùng với dân quân, du kích tổ chức bố phòng, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đánh địch.

Ngày 23 tháng 5 năm 1971, địch tiếp tục đưa lực lượng gồm một tiểu đoàn, thọc sâu vào thôn 2 Trà Mai với mưu đồ đánh phá, gây thiệt hại cho căn cứ của ta.

Cho đến năm 1971, trên địa bàn Trà My quân Mỹ chỉ còn chốt giữ điểm cao Mun Luốk ở xã Đốc. Đây là địa bàn rất quan trọng, là tuyến hành lang huyết mạch nối đồng bằng Quảng Nam với Tây Nguyên, nối tuyến đường miền Bắc vào các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Địa bàn nơi đây rất hiểm trở, có nhiều sông suối. Cứ điểm đồi Mun Luốk xã Đốc là một vị trí quan trọng trong hệ thống cứ điểm trực tiếp bảo vệ vòng ngoài Khu liên hợp quân sự Chu Lai, nằm trên một mỏm đồi hình yên ngựa, hai đầu là hai mỏm hơi nhô cao, do tiểu đoàn (thiếu) 1/46 thuộc lữ đoàn American đóng giữ. Sở chỉ huy tiểu đoàn và 2 đại đội ở mỏm A trên hướng tây bắc; 1 đại đội và trận địa pháo ở mỏm B; yên ngựa ở giữa là bãi đậu máy bay lên thẳng. Cũng như mọi cứ điểm khác của quân Mỹ, công sự và chướng ngại vật quanh đồi Mun Luốk ở xã Đốc rất kiên cố và phức tạp.

32

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)