Chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 48 - 56)

7. Bố cục của đề tài

2.2.3. Chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu

Một khi nói đến đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số thì không thể nói đến đóng góp trong việc chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu.

Ngày 4 tháng 5 năm 1958, Đại hội Chi bộ lần thứ I được tổ chức tại Tak Noong. Đại hội đã đề ra Nghị quyết nhằm lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất, đáp ứng nhu cầu về lương thực của nhân dân; đồng thời, đại hội cũng phát động phong trào góp lương thực phục vụ cách mạng như gạo, sắn, khoai, cau, quế...,bình quân mỗi gia đình góp 5 ang lúa, 3.000 gốc sắn, các loại lương thực khác và được đồng bào hưởng ứng nhiệt tình [15, tr. 28].

45

Nhằm chuẩn bị cho việc di chuyển cơ quan đến Trà My, Liên Khu ủy 5 đã chỉ đạo trực tiếp cho Huyện ủy Trà My tạo điều kiện và phục vụ cho Khu ủy một cách tốt nhất từ việc cung cấp lương thực, thực phẩm, giúp đỡ cơ quan dụng cụ sản xuất tự túc, xây dựng nhà cửa, nơi làm việc; cũng trong thời gian cuối năm 1959, để chuẩn bị cho việc đón lực lượng vũ trang từ miền Bắc vào, Huyện ủy đã chỉ đạo cho Chi bộ huy động lương thực trong đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp cho Liên Khu ủy; đồng thời đẩy mạnh sản xuất lương thực đảm bảo đời sống sinh hoạt cũng như ủng hộ kháng chiến. Từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1960, tiêu biểu đồng bào dân tộc Cadong xã Tu đã đóng góp được hơn một trăm ang thóc, 2.000 gốc sắn, các loại bắp, khoai, rau màu để ủng hộ cho việc xây dựng khu căn cứ. Nhờ đó, những ngày đầu vào Nước Là, Liên Khu ủy 5 đã nhanh chóng ổn định, kịp thời đề ra đường lối để chỉ đạo, lãnh đạo nhân dân Liên khu 5 bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [15, tr. 31].

Trước đó, vào khoảng giữa năm 1959, chính quyền Việt Nam cộng hoà siết chặt bao vây kinh tế đối vùng kiểm soát của ta. Chính sách bao vây kinh tế của địch đã gây cho ta nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, tháng 7 năm 1959 nhân dân toàn huyện tham gia đấu tranh chống lại âm mưu mới của địch, phong trào cách mạng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được duy trì.

Đại hội chi bộ xã Tu lần thứ II được tiến hành vào đầu năm 1960, tại Măng Tu. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong những năm đến gồm hai nội dung quan trọng như sau:

Một là, đẩy mạnh hoạt động tăng gia sản xuất, ổn định đời sống nhân dân; đồng thời, tổ chức huy động đóng góp lương thực phục vụ cách mạng, kháng chiến.

Hai là, chú trọng nâng cao cảnh giác, phòng chống và có phương án đấu tranh chống những đợt càn quét của địch; tập trung xây dựng lực lượng dân quân du kích xã vững mạnh về mọi mặt và bảo vệ căn cứ cách mạng an toàn.

Tháng 9 năm 1960, Liên khu ủy 5 ra chỉ thị mở đợt hoạt động vũ trang toàn khu nhằm phát động quần chúng phá thế kìm kẹp, mở rộng căn cứ miền núi, phát triển vùng giáp ranh, đẩy hoạt động xuống đồng bằng, rút thanh niên xây dựng lực lượng, mở rộng các hành lang.

Thông qua các đại hội và chỉ thị Khu ủy 5, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã hưởng ứng nhiệt tình và cùng các cán bộ, chiến sĩ tham gia sản xuất, xây dựng căn cứ, tiếp tế lương thực cho cách mạng. Đồng bào dân tộc thiểu số là một hậu phương

46

vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động cách mạng tại huyện, là nơi đóng góp về sức người và sức của góp phần làm nên thắng lợi vào phong trào cách mạng của dân tộc.

Để tăng cường sức người, sức của ủng hộ kháng chiến, trong năm 1961, đồng bào Cadong xã Mai cùng với các đồng bào dân tộc thiểu số khác như Xêđăng, Mnông đã phát động phong trào đóng góp lúa gạo, huy động thanh niên trong huyện tham gia dân công tải đạn trên đường Trường Sơn. Tiêu biểu Xã Mai đã đóng góp được trên 5.000 ang lúa, hàng chục con trâu, heo, dê và hàng ngàn gùi rau các loại, góp phần đảm bảo lương thực cho bộ đội trên đường hành quân vào Nam. Trong đợt đóng góp có dân ở các làng Tak Pỏ, Tak Chươm, Tak Raau, Tak Bót [15, tr. 34].

Phát hiện ở Nước Là là nơi cơ quan Liên Khu ủy 51 đóng quân, ngày 28 tháng 02 năm 1961, địch huy động 1 tiểu đoàn lính với sự yểm trợ của trực thăng đổ quân dọc theo 2 bên Nước Là nhằm đánh phá cơ quan, bao vây tiêu diệt lực lượng ta. Được sự chỉ đạo của cấp trên, tự vệ và đồng bào dân tộc thiểu số đã tổ chức bố phòng, đào hầm chông, mai phục chờ địch lọt vào trận địa rồi tổ chức tấn công địch, kết quả có 5 tên địch bị cung, nỏ bắn chết tại chỗ và 11 tên bị thương, địch buộc phải bỏ dở cuộc hành quân [15, tr. 35].

Tháng 12 năm 1961, nhân dân, dân quân du kích huyện Nam Trà My và Giác đã phối hợp tổ chức lực lượng đánh tan 01 trung đội bảo an của địch tại cứ điểm đồn Trại, bị quân ta tập kích bất ngờ nên địch hoảng loạn chống cự, ta diệt 20 tên địch, bắt 06 tên và thu được 23 khẩu súng các loại. Đây là một trận đánh tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trên lĩnh vực sản xuất, tháng 7 năm 1962, thực hiện chủ trương của Khu ủy 5 và Huyện ủy Trà Sơn2 về đẩy mạnh phong trào làm ăn tập thể với hình thức “Hợp tác tương trợ lao động”, triển khai thực hiện đến từng thôn hoặc liên thôn. Để thực hiện tốt chủ trương của trên, huyện đã tổ chức phát động một đợt học tập chính trị trong toàn huyện, phổ biến chủ trương, chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng đến từng người dân. Sau khi học tập chính trị do huyện phát động, đồng bào dân tộc thiểu số đã thực hiện

1 Từ tháng 7 năm 1961, gọi là Khu ủy 5 sau khi chia Liên Khu 5 thành Khu 5 và Khu 6.

2 Tháng 3 năm 1961, hai huyện Trà My và Phước Sơn được hợp nhất thành huyện Trà Sơn, xã

47

phong trào sản xuất chống, cứu đói, vòng công hợp tác được đẩy mạnh, tinh thần nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau được thực hiện rộng rãi trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc địch tăng cường ném bom đánh phá, thường xuyên đổ biệt kích và tổ chức các cuộc càn quét, gây thiệt hại to lớn đến căn cứ địa cách mạng và hoạt động sản xuất của nhân dân. Thiệt hại về sản xuất lương thực và hoa màu đã gây thiếu đói trong nhân dân và làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc ủng hộ, đóng góp lương thực cho cách mạng. Trước tình hình đó, để giải quyết tình trạng thiếu lương thực, ổn định đời sống; đồng thời, đồng bào đã vận động nhân dân đóng góp lương thực để nuôi cán bộ cách mạng. Đồng bào dân tộc thiếu số tích cực trong việc tham gia tăng cường bố phòng nhằm chống các cuộc càn quét của địch lên miền núi, bảo vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ cách mạng.

Năm 1963, bị thất bại liên tiếp trên khắp chiến trường phía tây Quảng Nam, địch huy động toàn bộ lực lượng, mở cuộc càn quét qui mô lớn đánh vào cơ quan đầu não của Khu, của Tỉnh và vùng giải phóng. Địch mở 29 cuộc càn đánh vào miền núi, 36 cuộc đánh vào vùng giáp ranh. Điển hình là tháng 4 năm 1963, chúng dùng 3 sư đoàn chủ lực, do tướng Nguyễn Khánh chỉ huy, đánh vào mật khu Đỗ Xá (mật danh của cơ quan Khu 5) nhưng không thành, vì ta đã phát hiện và di dời các bộ phận chủ yếu của khu đến nơi khác an toàn [15, tr. 37].

Tháng 4 năm 1963, Mỹ - Việt Nam cộng hoà mở một chiến dịch đổ bộ bằng trực thăng xuống 3 điểm trên địa bàn xã Mai. Một đại đội đổ bộ xuống Ngọc Vân Nga, một đại đội đổ bộ xuống Ngọc Mô Pâng, một đại đội đổ bộ xuống một địa điểm Ngọc Công Xoong. Đoán trước được âm mưu của địch, dân quân du kích xã cùng với đồng bào dân tộc địa phương nhanh chóng tổ chức lực lượng chặn đánh. Với 3 hướng tiến công ở 3 điểm, lực lượng của ta tiến hành phục kích và tấn công khi địch vừa đặt chân đến, trong ba trận đánh ta tiêu diệt được 15 tên địch, thu được một số súng trường và lựu đạn, cuộc hành quân của địch bị thất bại nặng nề, chúng buộc phải rút quân.

Những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân huyện Nam Trà My đẩy mạnh các mặt công tác, tích cực sản xuất lương thực, ổn định đời sống và phục vụ kháng chiến, từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế của miền núi, đồng thời tạo ra những tiềm năng, khả năng mới trong sự nghiệp xây dựng vùng núi thành căn cứ địa vững chắc, hỗ trợ cho phong trào cách mạng ở đồng bằng.

48

Tháng 6 năm 1964, Thường vụ Khu ủy 5 họp, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Chí Công, đã kiểm điểm công tác phá ấp, giành dân. Cuối năm 1964, cơ quan Khu ủy chuyển xuống đồng bằng.

Nước Là, nơi cơ quan Khu ủy chọn làm điểm đặt đại bản doanh đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình trong 4 năm đấu tranh chống Mỹ (1960 -1964). Như vậy khu căn cứ Nước Là - mật khu Đỗ Xá thành lập và đi vào hoạt động tại vùng đất thuộc địa bàn các xã Mai, Don, Vân Nãi, huyện Nam Trà My là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu cho giai đoạn chuyển hướng chiến lược của cách mạng Khu 5 từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, bước đầu cho chiến lược đánh địch mở rộng vùng giải phóng, phá ấp giành dân thắng lợi cho quân và dân Khu 5 nói chung, Quảng Nam nói riêng. Phong trào du kích chiến tranh được đồng bào hưởng ứng tích cực.

Sự tồn tại và lớn mạnh của căn cứ Nước Là cái gai trong mắt kẻ thù. Vì vậy chúng luôn tìm cách tiêu diệt, xóa bỏ căn cứ này. Địch đã tổ chức nhiều cuộc càn quét lớn ở xã Mai, trọng điểm của cuộc càn quét đó là trận đánh vào căn cứ Nước Là. Để chống lại cuộc càn quét này, đông đảo đồng bào đã tham gia tích cực về chống càn do đó đã loại vòng chiến đấu nhiều tên địch và thu nhiều loại vũ khí.

Đồng bào không chỉ đánh địch chống càn trên căn cứ, đồng bào cùng toàn tỉnh còn tổ chức lực lượng tiến ra phía trước mở rộng phong trào xuống vùng giáp ranh nhằm tiêu hao sinh lực địch, hỗ trợ phong trào đấu tranh ở đồng bằng.

Riêng trong năm 1964, quân và dân tộc thiểu số ở huyện đã tổ chức đánh 04 trận, diệt 18 tên địch, làm nhiều tên bị thương. Như vậy, sau năm 1964, những chốt điểm của địch trên địa bàn huyện Nam Trà My đã hoàn toàn bị quét sạch, địch chỉ còn hoạt động biệt kích, gián điệp nhằm nắm tình hình căn cứ để chống phá cách mạng. Nhờ đó, điều kiện sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bào thuận lợi rất nhiều, nhân dân không những sản xuất thóc gạo đảm bảo đời sống mà còn đóng góp tích cực sức người tham gia chiến đấu cho cách mạng. Nhiều hộ gia đình đã tích cực sản xuất lương thực, không những ổn định được đời sống mà còn hăng hái tham gia ủng hộ kháng chiến. Đồng bào cũng ra sức thi đua giết giặc lập công. Vì vậy, đã cổ vũ tinh thần của đông đảo đồng bào trong phong trào du kích chiến tranh và phong trào hợp tác tương trợ lao động, khích lệ các tầng lớp nhân dân tham gia đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong những năm từ 1961 đến đầu 1965, Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, ra sức gom dân, sử dụng nhiều lực lượng quân sự và phương tiện chiến tranh

49

hiện đại càn quét, đánh phá, dùng máy bay oanh tạc, ném bom vào các khu căn cứ của ta ở khắp mọi nơi, nhất là các vùng miền núi Khu V. Đến cuối năm 1962, Mỹ - Diệm đã cơ bản lập xong “ấp chiến lược” trong các vùng chúng kiểm soát ở đồng bằng. Từ đầu năm 1963, quân địch liền chuyển sang đánh phá để lập “ấp chiến lược” trong các vùng tranh chấp và vùng ta làm chủ. Chúng còn tập trung lực lượng liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh sâu vào các khu căn cứ hòng buộc ta phải bị động đối phó để chúng rảnh tay gom dân lập ấp ở những nơi khác. Đồng bào đã đấu tranh quyết liệt, bền bỉ với địch, đồng bào đã tìm mọi cách để chống lại âm mưu của địch. Khi địch sai người trong làng ra rừng chặt cây rào làng, đồng bào đã đem rựa nộp cho cán bộ cách mạng trong rừng và về báo đã bị thu mất rựa. Một số làng khi tiến hành rào làng, đồng bào đã cố tình buộc lỏng hoặc sơ sài để cán bộ ta thuận tiện cho việc ra vào, cắm chông thì số chông cũ nhiều hơn chông mới nên đến khi rào làng xong thì chông cũng đã mục ải. Vòng ngoài của khu căn cứ Nước Là được đồng bào dân tộc xã Mai và nhân dân trong vùng bảo vệ an toàn.

Những thắng lợi của quân dân xã Mai hòa chung với thắng lợi của nhân dân toàn miền Nam, báo hiệu chính quyền Sài Gòn đang đứng trước những nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Tham vọng ngông cuồng của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do Mỹ hoạch định đã thất bại thảm hại. Những thắng lợi của đồng bào huyện Nam Trà My đã góp phần chứng minh khả năng giành thắng lợi của cách mạng miền Nam đã rõ ràng, mở ra điều kiện cơ bản để ta tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giành những thắng lợi lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Có thể nói, trong giai đoạn chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My nói riêng đã có những đóng góp vô cùng to lớn. Thắng lợi của đồng bào không chỉ góp phần bảo toàn và phát triển căn cứ mà còn góp phần cho những thắng lợi trong tỉnh và chiến trường miền Nam.

Với lòng dũng cảm và quyết tâm đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược của đồng bào dân tộc huyện Nam Trà My cùng với sự hỗ trợ của đồng bào toàn tỉnh. Chúng ta tin tưởng rằng kẻ thù dù có âm mưu nham hiểm, xảo quyệt đến đâu có thay đổi nhiều chiến lược chiến tranh đi nữa thì chúng cũng sẽ thất bại vì không chỉ có lực lượng vũ trang mà toàn dân đều tham gia đánh giặc. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số là lực lượng tích cực, anh dung.

50

Tháng 5 năm 1967, đồng bào tích cực đóng góp sức người, sức của cho cách mạng nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. Đầu năm 1968, quân và dân ta đã tiến hành cuộc tiến công chiến lược bằng hai chân ba mũi giáp công, đánh mạnh, thọc sâu vào hang ổ của Mỹ - Việt Nam cộng hoà ptrên khắp các tỉnh, đô thị ở miền Nam, giáng một đòn sấm sét làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Với quyết tâm cao độ đồng bào đã tiến hành động viên sức người, sức của, dốc lòng phục vụ tiền tuyến. Nhà nhà, người người đều đóng góp lương thực nuôi quân, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Ngoài ra, đồng bào tích cực tham gia mở các tuyến đường hành lang và các đường dây liên lạc đi qua địa bàn xã.

Cuộc tấn công và nổi dậy của ta trong tết Mậu Thân năm 1968 đã làm cho địch co cụm về phòng ngự ở thành phố, thị xã. Đây là cơ hội thuận lợi cho ta củng cố và mở rộng vùng giải phóng nông thôn, miền núi, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng ở

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)