Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 41 - 48)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận

Dân tộc thiểu số Nam Trà My không chỉ là lực lượng hăng hái trong hoạt động xây dựng căn cứ vững mạnh mà dân tộc thiểu số ở đây còn là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chính trị và binh vận.

Sau hiệp định Geneve được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, phong trào cách mạng miền Nam có sự thay đổi, từ chỗ ta làm chủ một một địa bàn rộng lớn, có cơ sở cách mạng đều khắp trên các vùng, phải bàn giao lại cho địch, chuyển lực lượng vũ trang đi tập kết; chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, từ hoạt động công khai chuyển sang vào hoạt động bí mật.

38

Trong hoàn cảnh lịch sử mới, cùng với nhiệm vụ mới đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện cùng quân dân toàn tỉnh thật sự bước vào một mặt trận đầy khó khăn, đồng bào các dân tộc chuẩn bị cho mình một tinh thần vững vàng, sẵn sàng đối mặt với một thử thách mới đó là cùng chính quyền và nhân dân bước vào cuộc kháng chiến gay go, quyết liệt chống Mỹ, cứu nước, mà trước mắt là đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Geneve. Trong phong trào chuẩn bị cho cuộc đấu tranh cũng như lần đối mặt trực tiếp với kẻ thù đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trà My đã thể hiện mình là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh chính trị và binh vận.

Ở thời điểm ký kết Hiệp định Geneve, Huyện ủy Trà My còn lại 6 đồng chí. Đồng chí Trần Hạnh Đức, Bí thư Huyện ủy đi dự chỉnh huấn lần thứ 2 ở Liên Khu V, đồng chí Châu Cự Hải được cử làm Quyền Bí thư Huyện ủy. Ngày 25 tháng 8 năm 1954, quân địch lên tiếp quản vùng Tiên Phước và lần mò lên Trà My để nắm bắt tình hình. Huyện ủy Trà My đang đứng chân tại xã Tiên Trà, huyện Tiên Phước phải dời về xã Nú. Tại đây, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy tổ chức một hội nghị quan trọng bàn việc chuyển hướng hoạt động của Đảng bộ cho phù hợp với tình hình mới [15, tr. 25].

Hội nghị nhận định, địch chiếm đóng Tiên Phước và đang tiến lên Trà My. Chúng đang khẩn trương thu thập tình hình của ta để chuẩn bị tổ chức đánh phá phong trào cách mạng của địa phương và lập chính quyền ở các xã vùng giáp ranh, đẩy cán bộ, đảng viên ra khỏi quần chúng… Thủ đoạn của chúng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian trước mắt chủ yếu là tung gián điệp lên các nóc, đồng thời kết hợp khai thác số thương lái người Kinh buôn bán ở miền núi cũng như số người dân tộc thiểu số đi mua bán ở vùng đồng bằng để dò la tin tức, nắm tình hình, chuẩn bị tiến lên chiếm đóng miền núi khi có điều kiện.

Từ nhận định trên, dựa vào chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy, Huyện ủy chủ trương chuyển hoạt động vào bí mật, chuyển phong trào từ đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị đơn thuần, từ bất hợp pháp sang hợp pháp và nửa hợp pháp, đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Geneve, chống khủng bố, đồng thời bảo tồn lực lượng cách mạng. Huyện ủy cũng chủ trương công bố giải tán các tổ chức cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chuyển các đảng viên người Kinh ở các xã vùng thấp sinh hoạt với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Đồng thời ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng nòng cốt trong dân.

39

Trước âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, ngày 22 tháng 7 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Điều chỉnh khu vực quyết không phải là chia xẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị”, “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng” [34, tr. 322]. Tháng 8 năm 1954, tổ chức học tập cho đồng bào các nhận định của Trung ương về thắng lợi của Hiệp định Geneve và tổ chức các đoàn cán bộ xuống tận cơ sở để giải thích cho đồng bào vùng sâu vùng xa ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định; đồng thời, phân công cán bộ người Kinh ở lại hoạt động bất hợp pháp, cùng với cán bộ người dân tộc hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp để xây dựng phong trào cách mạng.

Với âm mưu thủ đoạn của Mỹ thì tình hình tư tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, một số cơ sở cách mạng bí mật được xây dựng vững chắc như già Nơi, già Dầm, già Núi, già Xuốm, anh Kiêm; ở nóc Tak Bót có đồng chí Di, đồng chí Tang làm cơ sở; ở Tak Pỏ có già Teng, đồng chí Lang, chị Bê; Tak Lũ có đồng chí Xích, chị Xú; ở Tak Rau có già Nôn, các làng Tak Nầm, Tak Chươm đều có lực lượng trung kiên nòng cốt [8, tr. 50]. Bên cạnh đó, một số thanh niên của các dân tộc đã tích cực tham gia cách mạng cũng như làm công tác vận động quần chúng nhân dân đi theo và phục vụ cách mạng.

Trong phục vụ cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã vận động các tổ đoàn kết sản xuất giữa các làng được hình thành nhằm đẩy mạnh sản xuất lương thực phục vụ cách mạng, gìn giữ trật tự, an ninh bản làng và đấu tranh chống âm mưu chia rẽ của địch. Mặc dù địch tăng cường lùng sục, dụ dỗ, mua chuộc nhưng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn kiên quyết đấu tranh, đi đầu trong vận động bảo vệ làng bảo vệ căn cứ, bảo tồn cơ sở cách mạng, bảo vệ an toàn cán bộ cách mạng lên hoạt động.

Lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, với Bác Hồ được nâng lên một cách tuyệt đối trước những thành công và kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là những thành tựu có tính cách mạng sâu sắc đạt được qua cuộc vận động xây dựng miền núi, về tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết người Kinh - Thượng như các phong trào vận động tăng gia sản xuất tự túc lương thực, cứu đói, cứu đau và cứu lạt muối giúp đỡ cán bộ được nhân dân hưởng ứng; phong trào học văn hóa được chú trọng, từng bước hạn chế các phong tục tập quán có hại cho đoàn kết, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân… Cùng với cán bộ, đồng bào dân tộc đã chuẩn bị một tư thế vững vàng để bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ gay

40

go, quyết liệt, quyết tâm giải phóng đất nước, thống nhất hai miền Nam Bắc, mà trước mắt là đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Geneve; che chở, nuôi giấu cán bộ, bộ đội dưới miền xuôi lên hoạt động hoặc chờ ngày tập kết ra miền Bắc.

Chính vì lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số như thế, năm 1956, một số cán bộ ở đồng bằng bị địch khủng bố, một số cán bộ khác tập kết ra Bắc bằng đường biển bị lộ nên phải chuyển hướng lên đường rừng. Nhưng vì đường dây ở các tuyến chưa thông nên hàng trăm cán bộ phải gửi vào 3 xã là xã Tu, xã Tập và xã Giác kéo dài trong ba tháng, đồng bào đã hết lòng giúp đỡ, đùm bọc cán bộ cách mạng cho đến khi đường được khai thông. Bên cạnh đó, để có muối, rựa cung cấp cho cán bộ lên đường ra Bắc, đồng bào đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chính trị với địch đòi được trao đổi hàng hóa với đồng bằng lấy muối, rựa đem lại kết quả. Trong thời gian anh chị em cán bộ ở lại các xã miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số Nam Trà My được tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, hiểu rõ hơn về các âm mưu thâm độc của Mỹ - Việt Nam cộng hoà, càng căm thù chúng, do đó tinh thần quyết tâm tham gia kháng chiến được nâng lên trước mắt chính là vận động quần chúng để tinh thần người dân không bị lung lay. Cũng qua cán bộ cách mạng, một số người dân đồng bào đã được học chữ viết phổ thông.

Từ đầu năm 1956, trên địa bàn miền núi huyện Nam Trà My, nạn “ăn đầu, trả đầu” diễn ra ngày càng nhiều giữa các làng, nguyên nhân là do địch âm mưu gây mất đoàn kết, chia rẽ đồng bào các dân tộc. Trước tình hình trên, tháng 8 năm 1956, nhân dân huyện đã tổ chức Đại hội đoàn kết các dân tộc. Vận động người dân đồng bào tham gia Đại hội được diễn ra tại Măng Rau, thời gian Đại hội một ngày. Thành phần tham dự đại hội lần này gồm đại diện thủ lĩnh giữa các làng lâu nay có sự hiềm khích, bất đồng với nhau. Tại Đại hội, đồng bào các dân tộc trong xã đã tổ chức uống máu ăn thề, xóa bỏ mọi hiềm khích giữa các làng có mâu thuẫn với nhau, giải quyết nạn “ăn đầu trả đầu” tồn tại trong một thời gian dài. Qua đại hội, nhờ giải thích rõ chủ trương về đại đoàn kết dân tộc, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc. Đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng tin tưởng vào những chủ trương, đường lối của Đảng; xóa bỏ được những mâu thuẫn giữa các làng, quyết tâm đoàn kết một lòng chống lại đế quốc và tay sai. Đồng bào trở thành lực lượng đi đầu trong vận động toàn dân đi theo cách mạng, chiến đấu bảo vệ cán bộ, đảm bảo an ninh làng của đồng bào dân tộc thiểu số [15, tr. 27].

41

Năm 1957, địch kéo quân lên đóng ở làng Tăk Lũ, Cán bộ đã nhanh chóng huy động nhân dân đấu tranh chính trị không có vũ trang nhằm chống lại quân đóng ở đồn Tak Lũ và đồng bào dân tộc thiểu số đã hưởng ứng nhiệt tình, đặc biệt những già làng đã vận động những người dân trong làng cùng hoạt động tham gia theo sự chỉ huy của cán bộ. Địch đã đàn áp đồng bào, chúng đốt làng Tak Lũ, làng Tak Teng, bắt bớ, tra tấn đồng bào. Nhân dân vận động nhau đã nhanh chóng bỏ làng, thu dọn dụng cụ, tài sản và rút vào rừng, thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống”. Năm 1958, địch lại tiếp tục hành quân lên lập tề ở các xã Tu, Tập, Rây, Don và đóng đồn ở đây theo mùa, mùa nắng lên, mùa mưa rút về và cũng chỉ đóng vào mùa khô. Trước tình hình đó, đồng bào tích cực vận động và cùng cán bộ, xây dựng lực lượng uy hiếp địch, đến tháng 8 năm 1959 địch buộc phải rút lui.

Ngày 4 tháng 5 năm 1958, Đại hội Chi bộ lần thứ I được tổ chức tại Tak Noong. Đại hội đã tập trung phân tích những vấn đề mấu chốt như: Đánh giá, nhận xét đảng viên về tư tưởng, giác ngộ cách mạng. Đại hội nhận định: tập thể chi bộ và từng đảng viên, người dân đồng bào phải nêu cao tinh thần đấu tranh cách mạng, luôn giữ vững lập trường quan điểm, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, không dao động trước sự mua chuộc, dụ dỗ của địch, kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược.

Người dân thiểu số đã làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền đồng bào đoàn kết chống lại đế quốc Mỹ xâm lược.

Cuối năm 1958, nhằm chống lại bọn lái buôn người Kinh lên miền núi thông qua việc trao đổi, buôn bán để nắm bắt tình hình, chuẩn bị cho chiến dịch “Thượng du vận” của địch, đồng bào làng Tak Pỏ đã đứng ra vận động nhân dân các làng khác đồng tâm hiệp lực, kiên quyết không nghe theo sự xuối dục của bọn lái buôn người Kinh. Trong cuộc vận động ấy, cụ già Teng ở làng Tak Pỏ đã tích cực đến các làng có già làng, chánh tổng trước đây theo địch để vận động, uống máu ăn thề, quyết không nghe theo chính sách của Mỹ- Diệm. Nhờ đó, tình hình tư tưởng và niềm tin của đồng bào đối với cách mạng, với Đảng và Bác Hồ đã được củng cố, nhân dân các làng phần lớn không bị địch mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ [15, tr. 29].

Để chống lại âm mưu thâm độc của kẻ thù, đồng bào dân tộc thiểu số đã dùng nhiều hình thức đấu tranh khôn khéo làm cho địch phải lúng túng. Khi địch vào làng mua heo, gà làm thực phẩm, dân làng đem phong tục kiêng cử trong mùa rẩy để cấm địch vào làng; địch bắt dân đi cõng gạo phục vụ các cuộc hành quân của chúng lên vùng

42

cao, dân làng không đi với lý do phải đi rẩy, nếu bắt buộc phải đi thì địch phải trả công bằng vải vóc, muối rựa, nhất quyết không lấy tiền không tiêu thụ được. Việt Nam cộng hoà đưa lái buôn người Kinh biết tiếng địa phương lên vận động lập chính quyền, đồng bào không nghe theo và không ai chịu nhận việc. Ban đêm, dân làng thường đốt đuốc, cùng với tiếng chiêng, tiếng la thét vang cả núi rừng nhằm uy hiếp tinh thần của địch. Vì không lập được chính quyền và không nắm được dân ở miền núi, nên đầu năm 1959, địch dần dần rút quân về đồng bằng. Chiến dịch “Thượng du vận” bị thất bại.

Trên địa bàn, địch ra sức củng cố và phát triển xây dựng lực lượng thành một hệ thống hoàn chỉnh. Ngoài ra, địch còn tổ chức các lực lượng lái buôn nhằm thăm dò tình hình trên địa bàn cũng như hoạt động của cán bộ cách mạng.. Từ ngày 4 đến ngày 24 tháng 5 năm 1963, Cùng với các đợt tiến công của quân ta, đồng bào dân tộc tại làng Tak Chươm, thôn 1 xã Mai đã tích cực tham gia, là nơi đã vận động đông đảo đồng bào đấu tranh chính trị với địch, đòi được tự do đi lại, buôn bán góp phần đánh bại cuộc hành quân của Mỹ - Việt Nam cộng hoà.

Dưới sự chỉ huy của cán bộ, một số đồng bào đã tham gia vận động những đồng bào dân tộc thiểu số khác tham gia tổ chức các cuộc biểu tình, đòi địch phải chấp nhận yêu cầu của người dân. Ngoài ra, đồng bào cũng đã vận động một số tên làm tay sai cho địch trở về với gia đình, đi theo cách mạng. Hơn hết, đồng bào cũng đã vận động những thanh niên trong làng không đi lính Việt Nam cộng hoà, nếu bắt phải đi trốn hoặc nếu có đi cũng đừng gây tội ác và cũng nhân cơ hội đó tranh thủ mang súng đạn về nộp cho cách mạng.

Năm 1964, địch tổ chức nhiều cuộc càn quét, thường xuyên sử dụng các toán gián điệp, biệt kích thâm nhập vào vùng của ta kiểm soát để nắm bắt tình hình, xây dựng cơ sở, lôi kéo các phần tử bất mãn để đánh phá phong trào cách mạng ở địa phương và giết hại cán bộ của ta. Những hành động của địch làm cho lòng căm thù giặc của đồng bào ngày càng sâu sắc, tinh thần và ý chí chiến đấu cũng sôi sục hơn.

Từ giữa năm 1965, nhằm cứu vãn sự thất bại của chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược chiến tranh mới bằng việc điều động một lực lượng binh lính hùng hậu và một khối khổng lồ vũ khí, phương tiện hỗ trợ chiến tranh vào miền Nam Việt Nam.

Tình hình cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi đồng bào dân tộc thiểu số phải hoạt động có tổ chức chặt chẽ hơn. Cán bộ cách mạng rất tin tưởng vào đồng

43

bào dân tộc thiểu số nên đã yêu cầu nhiệm vụ cho đồng bào tích cực vận động tất cả các đồng bào dân tộc thiểu số ngoài khu vực lân cận thì còn những dân tộc thiểu số ở vùng xa từ trẻ em cho đến người già đoàn kết hướng về cách mạng, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi.

Bước sang năm 1966, Mỹ - Việt Nam cộng hoà không tổ chức các đợt càn quét mà chỉ tăng cường đổ các toán biệt kích, gián điệp, từng bước thâm nhập, cài lại tổ chức gum, tề, tăng cường dụ dỗ, mua chuộc, gây rối phong trào cách mạng của đồng bào dân

Một phần của tài liệu Đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ (1954 1975) (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)