Chính sách của Trung Quốc và Mỹ đối với vấn đề biển Đông

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 51 - 55)

2.1.1. Trung Quốc

Sau đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (3/2013), chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, chính thức đưa vấn đề phát triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia. Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Khái niệm “chiến lược Hải dương xanh” mang hàm ý rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển, khẳng định tham vọng đạt tới địa vị cường quốc biển33. Việc phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc trở nên đặc biệt đáng chú ý hơn trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc liên tục bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đơng và có những động thái xâm phạm chủ quyền và lợi ích của các nước khác nhằm hiện thực hóa ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Chiến lược “Hải dương xanh” chính là sự thể hiện quan niệm mới của Trung Quốc về biển thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, được xây dựng và điều chỉnh qua các thời kỳ lãnh

52

đạo: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và hiện nay là Tập Cận Bình. Trong đó, Giang Trạch Dân đã đưa ra tư tưởng mới gắn khái niệm biển với quan niệm về an ninh toàn diện, theo đó an ninh biển không chỉ đơn thuần là an ninh chính trị biển và an ninh quân sự biển, mà còn bao hàm an ninh kinh tế biển, an ninh khoa học biển và an ninh mơi trường biển, trong đó an ninh kinh tế biển giữ vị trí hạt nhân trong quan niệm về an ninh tổng hợp. Đến thời Hồ Cẩm Đào, nội dung tư tưởng chiến lược biển của Trung Quốc đã phát triển với bốn điểm quan trọng gồm: (i) phòng ngự biển xa, (ii) hải dương hài hòa, (iii) xây dựng hải quân lớn mạnh và (iv) xây dựng cường quốc biển. Đáng chú ý là cả bốn nội dung này đều thể hiện nhu cầu, khả năng, tầm nhìn và tham vọng của một nước Trung Quốc đã lớn mạnh khác trước. Trong buổi công tác thị sát bộ đội hải quân ngày 9/4/2008, Hồ Cẩm Đào nói: “Hải quân trong khởi điểm mới phát triển vừa tốt vừa nhanh, nỗ lực phấn đấu để xây dựng và thực hiện hải quân nhân dân lớn mạnh nhằm thích ứng với yêu cầu sứ mệnh lịch sử quân đội Trung Quốc trong thế kỷ mới, giai đoạn mới”

Tại Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc biển. Chiến lược này đã vạch ra mục tiêu phát triển hải dương của Trung Quốc cho các thế hệ lãnh đạo tiếp theo mà Tập Cận Bình hiện nay đang nỗ lực hướng tới . Báo cáo chính trị chỉ rõ: “Cần nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển”. Trong buổi học tập lần thứ 8 của Bộ chính trị Trung Quốc về chủ đề xây dựng cường quốc biển, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển có ý nghĩa trọng đại đối với việc thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh, bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển, góp phần hồn thành mục tiêu xây dựng xã hội tồn diện và giàu có, thực hiện cơng cuộc phục hưng.

Nếu mục tiêu chiến lược biển của Trung Quốc trước 1985 chỉ đơn thuần là phòng vệ bờ biển thì sau năm 1985, mục tiêu này được phát triển thành phòng vệ biển gần và từ giữa những năm 2000 cho đến nay là hoạt động biển xa. Quan niệm về hải dương của Trung Quốc đã thay đổi từ chỗ coi hải dương chỉ là vùng biển gần bờ, vùng tiếp giáp và đặc quyền kinh tế, sau đó nhấn mạnh khả năng đi ra vùng biển quốc tế và phát

53

triển tài nguyên đại dương, đến nay là mở rộng sang quyền cho tàu bè quân sự tự do đi lại trên biển, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng trong trường hợp chiến tranh và cản trở khả năng hoạt động tự do của hải quân các nước đối thủ

Việc triển khai sáng kiến “Vành đai, Con đường” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, cộng với những hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bị của Trung Quốc, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo, đưa nhiều lực lượng dưới danh nghĩa nghiên cứu biển vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thời gian vừa qua càng khẳng định mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là kiểm sốt Biển Đơng và vươn ra các vùng biển trên thế giới.

2.1.2. Mỹ

Chính sách đối ngoại của Mỹ tại biển Đơng tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh, Mỹ muốn thấy sự phát triển chứ không phải là xung đột vũ trang xảy ra tại biển Đông. Mỹ cũng muốn duy trì quan hệ cân bằng với các nước ven biển ở khu vực. Ngồi ra, Mỹ coi Đơng Nam Á rất quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ cuối chiến tranh lạnh, Mỹ đã tìm kiếm quyền kiểm sốt Đơng Nam Á để giành lợi thế địa chính trị với mục tiêu ngăn cản sự nổi lên của các cường quốc khác.

Sau chiến tranh lạnh, quan điểm của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đơng đã có sự thay đổi từ trung lập, không can dự đến can dự nhưng không lún sâu. Những năm gần đây, tư tưởng can thiệp trong tranh luận về chính sách Biển Đơng của Mỹ ngày càng mạnh lên, khiến xuất hiện một số tư duy mới và chiều hướng mới đáng quan tâm trong chính giới của Mỹ, đó là nhằm thay đổi chính sách Biển Đơng hiện hành của Mỹ để phù hợp với tình hình của khu vực Biển Đơng.

Trong chính sách đối với Biển Đơng của mình, Mỹ về căn bản chú trọng tới các khía cạnh ngoại giao, xong xét toàn diện mọi chuyện lại không đơn thuần như vậy. Ngoài cách tiếp cận về ngoại giao, Mỹ cũng chú trọng tập trung tiếp cận về mặt quân sự, và trong tương lai là cả về mặt thương mại. Washington tập trung ổn định khu vực

54

bằng cách cổ vũ tất cả các bên tôn trọng nguyên tắc và luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định rõ ràng quan điểm của mình về cách giải quyết xung đột theo đường hướng hịa bình. Bên cạnh đó, Washington cũng rất chú trọng các sáng kiến nhằm điều chỉnh những sự mất cân bằng về sức mạnh giữa các quốc gia ASEAN - như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei - và Trung Quốc. Khơng chỉ vậy, Washington cịn chủ động tăng cường các hành động răn đe như thắt chặt liên minh với Philippines. Chính quyền Mỹ đã nhận thức được tầm quan trọng của sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á cũng như trên Biển Đơng.

Chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong đó có đối với biển Đơng được duy trì nhất qn trong nhiều nhiệm kì tổng thống

Trong một thời gian dài, Mỹ duy trì chính sách “khơng can dự” vào các tranh chấp ở biển Đông. Từ sau chiến tranh Lạnh, Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới xung đột tại biển Đông khi các tranh chấp tuyên bố chủ quyền tại khu vực và các hoạt động đơn phương của các nước ven biển để hỗ trợ lập trường đang tăng lên. Mỹ không ủng hộ bất kỳ bên nào trong các tranh chấp, nhưng tin rằng các nước này nên giải quyết bằng phương pháp hịa bình.

Mỹ ln cho rằng “Vấn đề quyền chủ quyền hàng hải giữa các nước, đặc biệt khi có những bất đồng, phải được các nước thiết lập theo Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc” nhưng quan điểm của Mỹ đối với Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc khá phức tạp. Đây đã từng là một vấn đề gây tranh cãi của nội bộ Mỹ trong một phần tư thế kỷ. Quốc hội Mỹ ủng hộ Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc và Tổng thống Clinton đã ký công ước này năm 1994. Nhưng Công ước này chưa được Thượng viện thông qua vì cho rằng cơng ước sẽ gây rủi ro cho lợi ích của Mỹ, như việc thỏa thuận xung đột, quyền khai thác tài nguyên tại vùng nước sâu, và quyền hành hợp pháp của bộ máy quan chức quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc.

Tháng 5-1995, sau sự kiện Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nêu rõ quan điểm của nước này đối với vấn đề Biển Đông và Trường Sa. Tuyên bố ngắn gọn này đã trở thành lập trường cơ bản của Mỹ trong nhiều năm sau đó.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)