Tác động của mối quan hệ Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề biển Đông

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 76 - 82)

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc giải quyết vấn đề xung đột trên biển Đông đã và đang ảnh hưởng không chỉ khu vực, thế giới nói chung mà cịn ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa 3 nước Trung – Việt – Mỹ và tất nhiên với riêng Việt Nam.

2.3.1. Tác động tới thế giới

Khi mà những căng thẳng ngày càng tăng của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đền xung đột trên biển Đông bên cạnh cuộc chiến thương mại giữa 2 nước thì các nước trên thế giới dần đứng trước sự lựa chọn nên ngả về bên nào. Ảnh hưởng của Mỹ đến thế giới trong tất cả các lĩnh vực đã tồn tại gần một thế kỉ nay, còn Trung Quốc cũng ngày càng cho thấy ảnh hưởng của mình lớn thế nào, đặc biệt là nền kinh tế toàn cầu. Cả 2 bên đều cần tiếng nói ủng hộ cho lập trường của mình về vấn đề biển Đơng. Chính sách và lập trường của của Mỹ ảnh hưởng lên cả lập trường của những nước khác, đặc biệt là những nước có mối quan hệ gần gũi với Washington. Tiếp sau Mỹ, các quốc gia có lợi ích tại Biển Đơng như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và ngay cả một số quốc gia EU khác cũng bày tỏ quan ngại về các diễn biến gần đây tại Biển Đông.

Dưới ảnh hưởng về chính trị - ngoại giao và kinh tế của mình, cả Mỹ và Trung Quốc đều đã nhận được tiếng nói ửng hộ cho riêng mình: với Mỹ là Pháp, Anh, Nhật; với Trung Quốc là Nga dù ở chừng mực nào đó nhưng đã cho thấy thế giới đang đứng trước sự lựa chọn nên ủng hộ bên nào trong vấn đề xung đột trên biển Đông.

77

Vấn đề xung đột trên biển Đông trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ từ năm 2020 đã gắn chặt hơn với thương chiến Mỹ - Trung với việc Mỹ trừng phạt hàng loạt thực thể mang quốc tịch Trung Quốc liên quan đến xung đột ở khu vực này là một ví dụ. Có thể thấy, sự căng thẳng trong xung đột giữa 2 quốc gia trong đó có vấn đề biển Đông đã và đang tác động nhiều đến nền kinh tế thế giới với việc các bên ăn miếng trả miếng trong các đòn trừng phạt kinh tế mà việc đó kéo theo ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác trong bối cảnh tồn cầu hóa sâu rộng.

Nền ngoại giao của thế giới cũng bị ảnh hưởng khi mà vấn đề xung đột biển Đông đã được Mỹ đưa ra trình trước Liên hợp quốc. Khi mà một vấn đề đã được trình lên Liên hợp quốc, lại đến từ một cường quốc số 1 như Mỹ trình lên ắt sẽ kéo theo sự chú ý và tham gia vào việc giải quyết hơn từ các nước là thành viên.

2.3.2. Tác động tới khu vực

Mối quan hệ căng thẳng, nhất là về mặt quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề biển đông dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ gia tăng xung đột trong khu vực. Từ năm 2012 đến nay, sự hiện diện quân sự với tần suất ngày càng nước ngày càng tăng trên biển Đơng cùng với đó là những lần “va chạm” giữa các lực lượng hải quân 2 nước theo đó cũng tăng theo dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện về quân sự giữa 2 nước trên khu vực này.

Những hành động hung hăng của Trung Quốc trong việc xâm phạm chủ quyền các nước cũng như quân sự hóa các thực thể mà mình chiếm đóng đã buộc các nước trong khu vực phải gia tăng năng lực quốc phịng của mình bằng việc mua sắm thêm trang thiết bị quốc phịng để đối phó vừa tăng cường sự hiện diện quân sự trên vùng biển mà mình u sách chủ quyền. Bên cạnh đó, việc các lực lượng quân sự bên ngoài khu vực ngày càng thường xuyên hơn vào tập trận ở biển Đơng cũng góp phần tăng nguy cơ biển Đơng bị qn sự hóa. Việc qn sự hóa khu vực sẽ tác động rất lớn tới tình hình an ninh, ổn định khu vực biển Đơng nói riêng và khu vực Đơng Nam Á nói chung.

Trong bối cảnh cả Trung Quốc và Mỹ đều ra sức gia tăng ảnh hưởng của mình trên biển Đơng thì khu vực Đơng Nam Á nói riêng, về mặt kinh tế sẽ đứng trước những cơ

78

hội cũng như thách thức. Trước những cam kết và xu hướng đầu tư của Mỹ đến khu vực nhằm đưa các nước dần thoát khỏi sự phụ thuộc về kinh tế với Trung Quốc thì đây chính là cơ hội để các nước thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư từ các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Trong khi đó, với sự ảnh hưởng về kinh tế của mình tại nhiều nước Đông Nam Á, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chiêu bài nhằm ít nhất là làm cho các nước này chậm thoát khỏi phụ thuộc vào mình, địi hỏi các nước cần điều chỉnh đường lối chính sách đối ngoại phù hợp.

Với sự ảnh hưởng của mối quan hệ Trung – Mỹ trong vấn đề biển Đông, các nước Đông Nam Á đang đứng trước sự lựa chọn nên ngả về bên nào và thực tế nội bộ các nước Đông Nam Á đã bị phân chia: Campuchia “theo” Trung Quốc, Phillippin chơi bài 2 mặt, Việt Nam có hơi hướng xích về phía Mỹ hơn,…nhiều nước chưa thể hiện rõ lập trường. Có thể thấy quan hệ Trung – Mỹ trong giải quyết xung đột trên biển Đông đã tác động tới việc nội bộ các quốc gia Đông Nam Á bị chia rẽ trong việc giải quyết vấn đề này. Lòng tin giữa các nước cũng bị chia rẽ.

2.3.3. Tác đông tới mối quan hệ Trung - Mỹ - Việt

Với sự cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa hai cường quốc, Việt Nam có lợi ích trong việc duy trì sự cân bằng giữa hai bên. Tuy nhiên, lựa chọn này đang trở nên khó theo đuổi hơn đối với Việt Nam.

Mỹ đã đẩy mạnh tiềm lực kinh tế, quốc phòng ra khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nay là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong đó có khu vực biển Đơng và Việt Nam có vị trí địa - chính trị quan trọng trong khu vực này. Quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ sau khi bình thường hóa đến nay đã có nhiều bước tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực, với nhiều thành tựu không phải nước nhỏ nào cũng đạt được trong quan hệ với nước lớn như Mỹ. Xu thế hịa bình, hợp tác cùng những tính tốn lợi ích quốc gia khiến Việt Nam và Mỹ đều không muốn gây hấn với Trung Quốc một cách không cần thiết. Với vị thế của một cường quốc, Mỹ đương nhiên có nhiều lựa chọn và có sự chủ động hơn trong quan hệ với các quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc là điều cần thiết với Việt Nam; nhưng đây có thể khơng phải là lựa chọn duy nhất với Mỹ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã chứng minh

79

điều này. Với Mỹ, răn đe, thậm chí trừng phạt Trung Quốc để bảo đảm và thể hiện vị trí cường quốc số 1 của mình cũng như ảnh hưởng truyền thống của mình tại biển Đơng là điều hồn tồn cần thiết . Nhưng với Việt Nam, một nước nhỏ nằm cạnh người láng giềng khổng lồ với lịch sử quan hệ phức tạp, Việt Nam cần chủ động, linh hoạt, tỉnh táo với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, không để căng thẳng, xung đột xảy ra trên biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc. Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam phải thực hiện những lựa chọn khó khăn giữa một bên là sự cần thiết phải có mối quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc, một bên là sự cấp thiết phải khẳng định quyền chủ quyền trong việc theo đuổi các mối quan hệ ngoại giao với các nước khác nhằm bảo vệ chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của mình trên biển Đơng

Do sự hung hăng ngày một lớn của Trung Quốc trên Biển Đơng, Hà Nội thấy ngày càng khó thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh nhưng lại cảm thấy thoải mái, thậm chí là cần thiết, cần phải thiết lập một mối quan hệ gần gũi hơn với Washington. Và trong khi các lợi ích chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng trở nên xung khắc thì những lợi ích chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ lại dần hội tụ, mà sự can thiệp sâu hơn của Washington vào tranh chấp Biển Đông là một trường hợp điển hình.

Những nỗ lực của Washington nhằm thiết lập một mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Hà Nội cũng khiến nước này cam kết viện trợ 18 triệu USD cho Việt Nam để mua tàu tuần tra vào năm 2013, và quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 10 năm 2014. Những khuôn khổ rộng hơn cho hợp tác chiến lược song phương cũng đã được thiết lập. Hai bên đã ký một Bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác quốc phịng song phương năm 2011, sau đó bổ sung bằng một “Tuyên bố Tầm nhìn chung” được cơng bố hồi tháng 6 năm 2015. Việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ quả thật đã khiến mối quan hệ Việt-Mỹ trở nên toàn diện hơn so với quan hệ Việt-Trung khi Hà Nội tính đến năm 2016 khơng có sự hợp tác chiến lược và quốc phịng có ý nghĩa nào với Bắc Kinh do những tranh chấp trên Biển Đơng. Trong khi đó, nhằm xoa dịu Việt Nam vì vụ giàn khoan Hải Dương 981, phía Trung Quốc cũng đã tiếp tục có những thỏa thuận trong hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. Dưới tác động của Mỹ, Việt Nam gia nhập TTP nhanh hơn. Với việc gia

80

nhập TTP, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, đồng thời cung cấp động lực cho những cải cách kinh tế trong nước, đặc biệt là những cải cách liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước. TPP, với những quy định của TTP cũng được mong đợi là sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và sự phụ thuộc quá lớn của Việt Nam vào nước láng giềng phương Bắc trong lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu. Kết quả là nếu TPP có hiệu lực thì dù Trung Quốc vẫn có thể là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong tương lai gần thì tầm quan trọng tương đối của nó đối với Việt Nam cũng sẽ suy giảm do mối quan hệ kinh tế giữa Hà Nội và Washington sẽ được mở rộng và thắt chặt.

Trái ngược với những bước phát triển tích cực trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Washington, mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh đang xấu đi do sự mất lòng tin ngày càng nghiêm trọng. Điều này phần lớn là kết quả của sự quyết đoán và hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 đã giáng một đòn mạnh vào sự tin tưởng của các lãnh đạo Việt Nam dành cho Bắc Kinh và làm sâu sắc thêm nhận thức của Việt Nam về mối đe dọa mang tên Trung Quốc. Hoạt động xây dựng ồ ạt đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa ngay sau cuộc khủng hoảng, trong khoảng thời gian mà lẽ ra cả hai bên đều cần hàn gắn mối quan hệ, đã khiến lòng tin chiến lược giữa hai nước tiếp tục xấu đi. Các cơ quan truyền thông lớn giờ đây thường xuyên phát đi các bản tin, các bài xã luận và bình luận trực tiếp chỉ trích sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Việc tưởng nhớ các cuộc đụng độ quân sự giữa hai nước, chẳng hạn như Hải chiến Hoàng Sa 1974, Chiến tranh Biên giới 1979, Trận chiến Vị Xuyên 1984, hay Hải chiến Trường Sa 1988, từng là một điều cấm kỵ nhưng nay đã được cho phép. Ở một mức độ nhất định, việc Việt Nam mở rộng quan hệ với Mỹ cũng như Nhật Bản và Ấn Độ cũng cho thấy lòng tin của Việt Nam vào Trung Quốc đã suy giảm.

Nói cách khác, “cán cân lòng tin” của Việt Nam giữa Trung Quốc và Mỹ đang nghiêng về phía Mỹ. Đây là một sự chuyển dịch dần dần nhưng quan trọng nếu nhìn vào lịch sử gần đây của Việt Nam.

81

Do đó, trong khi Việt Nam luôn cởi mở trước những bước đi ngoại giao của cả Washington và Bắc Kinh thì những tranh chấp trên Biển Đông và sự xác quyết ngày một tăng của Trung Quốc đang có xu hướng đẩy Hà Nội xa rời Bắc Kinh và gần gũi hơn với Washington.

2.3.4. Tác động tới Việt Nam

Quan hệ Trung Quốc và Mỹ trong giải quyết xung đột trên biển Đơng có tác động sâu sắc, toàn diện đến Việt Nam nhất là trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo.

Với quan hệ căng thẳng trong vấn đề biển Đông giữa 2 cường quốc này đã thúc đẩy họ có những chính sách tăng cường hợp tác với các nước có lợi ích trực tiếp tại vùng biển này, mà Việt Nam là một nước có lợi ích cốt lõi. Việc Trung Quốc ngày càng hung hăng xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển đã thúc đẩy Việt Nam xít lại gần Mỹ hơn trong nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh tế và quốc phịng. Sự gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực này với Mỹ sẽ góp phần đưa kinh tế Việt Nam ngày càng ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn đồng thời gia tăng sức mạnh quốc phòng của đất nước, từ đó tăng tính chủ động trong nền kinh tế và khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Quan hệ Mỹ - Trung vẫn trong khuôn khổ vừa hợp tác vừa đấu tranh, nhưng mặt cạnh tranh đang gia tăng và đang ở thế đối đầu trực diện về mặt thương mại. Trong bối cảnh cuộc đối đầu địa chính trị-ngoại giao, kinh tế, quân sự ngày càng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc hiện nay mà vấn đề biển Đơng chứa đựng trong đó đang mang đến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm trọng nhất là có thể kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới, khó giữ được thế cân bằng trong quan hệ nước lớn nếu khơng tìm được những đối sách phù hợp. Việt Nam đang đứng trước “một bài tốn nan giải”: duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ vững chắc hơn với Mỹ. Là một nước nhỏ và láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc mà muốn hợp tác với cả hai. Do vậy, chính sách và hành động giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề giải quyết xung đột trên biển Đông liên quan tới Việt Nam sẽ tác động lớn tới chính sách cân bằng trong hợp tác với các cường quốc của Việt Nam.

82

Với việc đối đầu trên các mặt của Mỹ đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông đã đưa Việt Nam vào thế ngày càng thuận lợi hơn trong việc kêu gọi quốc tế ủng hộ mình trong việc bảo vệ chủ quyền trên vùng biển này trong bối cảnh Mỹ liên tục cơng kích và chỉ trích những hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trong đó có chủ quyền Việt Nam.

Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp ở biển Đơng, nhưng tham vọng ảnh hưởng của mình và sự gia tăng quyết liệt các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông tạo cho Mỹ cớ để can dự vào. Điều mà Mỹ muốn bảo đảm thông qua tham gia vào cuộc tranh chấp khơng phải chỉ là hịa bình hay tự do hàng hải trên Biển Đông, mà tranh chấp như một công cụ để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực và toàn cầu. Sự tham gia của Mỹ dù là gián tiếp cũng có thể buộc Trung Quốc phải hành động thận trọng hơn và ít sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn. Ngồi ra, toan tính chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ làm giảm áp lực trong vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)