Q trình giải quyết xung đột biển Đơng trong quan hệ Trung Quốc Mỹ

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 56 - 76)

Xung đột biển Đơng từ năm 2012 ngày càng có diễn biến phức tạp và lơi kéo nhiều nước có lợi ích tham gia. Mâu thuẫn về lợi ích và hành động của các bên là điểm mấu chốt dẫn đến việc giải quyết xung đột trên biển Đông cũng đồng thời là sự biển hiện xung đột của các bên. Những biển hiên này diễn ra trên nhiều mặt: từ chính trị - ngoại giao đến quân sự, kinh tế; cùng với đó là những hình thức hiểu hiện hết sức đa dạng trên những mặt đó

2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

57

Những phát ngôn ngoại giao và cơng hàm mang tính đối kháng của Mỹ và Trung Quốc hướng vào nhau về vấn đề xung đột trên biển Đông là một trong những điểm nóng quan trong trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ khi giải quyết vấn đề xung đột trên khu vực này. Những phát ngôn của 2 bên trong giai đoạn 2012 – 2020, thể hiện đa dạng về các khía cạnh tranhh chấp: từ tranh chấp lãnh thổ cho đến tranh chấp kinh tế.

Khởi đầu là vào tháng 8-2012, 3 tháng sau sự kiện Trung Quốc chiếm bãi Scarborough từ tay Philippines và Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (tháng 7-2012) không ra được tuyên bố chung, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố thúc giục tất cả các bên "làm rõ các yêu sách lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông dựa trên các điều luật quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982". Tiếp đó, tháng 9-2012, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á Kurt M.Campbell nhấn mạnh UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất để các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đơng làm rõ u sách của mình. Như vậy, tính đến thời điểm này, dựa vào những luận điểm trong các tuyên bố của mình thì lập trường của Wasington vẫn chưa ngả về bên nào,họ vẫn đang ở vị trí trung lập. Có thể nhận thấy, giải pháp cho vấn đề xung đột biển Đông mà Mỹ nêu lên vẫn là cái gì đó rất chung chung, chưa tập trung vào nguyên nhân dẫn tới xung đột và giải pháp cụ thể. Cho đến đầu năm 2013…

Đầu năm 2013, Philippines đưa yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc ra Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS. Sự kiện này mở đầu cho việc Washington công khai thách thức và chất vấn "đường lưỡi bò" Bắc Kinh vẽ ra trên Biển Đông.

Trong 2 năm cuối của chính quyền Obama, trung bình mỗi tháng lại có một tun bố hoặc phát ngôn từ Mỹ về vấn đề này. Giới học giả Trung Quốc sau này cho rằng việc Mỹ lên tiếng ủng hộ Philippines trong phiên tịa Biển Đơng vào tháng 3-2014 đã đặt dấu chấm hết cho chính sách "trung lập" của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông.

Dưới thời Tổng thống B. Obama, trước hành vi cải tạo các thực thể trên biển Đơng, các quan chức Mỹ, trong đó có Trợ lý ngoại trưởng Daniel R.Russel, bắt đầu chỉ đích danh Trung Quốc đang âm mưu thay đổi hiện trạng tranh chấp khi cải tạo các thực thể

58

đã chiếm đóng trên Biển Đơng. "Cho dù các ơng có đổ bao nhiêu cát lên những rạn san hô ở Biển Đông, các ông cũng không tạo ra được chủ quyền", ông Russel nhắn Trung Quốc trong một cuộc điều trần tháng 3-2015. Tiến đến, tháng 5 – 2015, trong bài phát biểu tại một hội nghị ở Jakarta (Indonesia), Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken khẳng định, việc Trung Quốc cải tạo trái phép tại các rạn san hô ở Biển Đông đang phá hoại sự tự do và ổn định, tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng căng thẳng khu vực, thậm chí dẫn tới xung đột. Theo ơng A. Blinken: "Khi Trung Quốc tìm cách biến những vùng đất có chủ quyền trở thành các lâu đài cát và vẽ lại biên giới trên biển, thì điều này đã làm xói mịn lịng tin trong khu vực và của các nhà đầu tư. Hành vi này đe doạ tạo ra một tiền lệ mới, nơi mà ở đó, các quốc gia lớn thoải mái uy hiếp những quốc gia nhỏ hơn và kích động căng thẳng, bất ổn định, thậm chí có thể dẫn tới xung đột". Có thể thấy rằng, đối với Washington, việc Trung Quố thực hiện cải tạo các thực thể địa lý đã chiếm đóng trên biển Đơng chính là một trong những ngun nhân và nguy cơ gây ra xung đột trên biển Đơng.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích những bình luận của ơng Blinken là phá hoại lịng tin trong khu vực. Tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Hồng Lỗi tuyên bố: "Các giả định của Mỹ là vô căn cứ. Những bình luận như vậy khơng giúp ích gì cho việc loại bỏ các tranh chấp, cũng khơng giúp ích gì cho việc cải thiện sự tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực. Chúng cũng chẳng có ích gì cho việc khơi phục hồ bình và ổn định tại Biển Đơng. Những bình luận như vậy chỉ thêm khuyến khích một số quốc gia nhất định trong việc tiếp tục các hành động khiêu khích". Ơng này tiếp tục u cầu Mỹ phải tn thủ nguyên tắc trung lập, không đứng về bất cứ phe nào tại Biển Đông. Vậy là, Bắc Kinh lại bác ngược lại quan điểm của người Mỹ, rằng những chỉ trích của Washington hướng vào việc nước này đang làm trên các thực thể ở biển Đơng góp phần làm tăng nguy cơ gây ra xung đột trên vùng biển này cũng như ảnh hưởng xấu tới quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á.

Về vấn đề khai thác tài nguyên ở biển Đông, trong khi trả lời phỏng vấn chương trình Hugh Hewitt (11/10/2018), cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã tuyên bố

59

“Mỹ sẽ tăng cường khai thác tài nguyên tại Biển Đơng dù Trung Quốc có hợp tác hay khơng. Họ nên biết là không thể làm chuyện đã rồi. Đây không phải là một tỉnh của Trung Quốc, và không bao giờ”. Tuy Bolton khơng giải thích cụ thể, nhưng chắc mọi người đều hiểu Bolton đang muốn nói tới điều gì tại Biển Đơng: Mỹ sẽ khơng để Trung Quốc là mưa làm gió ở biển Đơng, quyết khơng để biển Đông trở thành một phần lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc.

Kể từ khi D. Trump lên làm Tổng thống Mỹ (từ 2017) thì tần suất những chỉ trích của Washington vào Bắc Kinh trong việc gây ra những xung đột trên biển Đông ngày càng tăng. Trong những năm 2018, 2019, Phó Tổng thống Mỹ M.Pen-xơ và Ngoại trưởng M.Pôm-peo đều liên tục cho rằng Trung Quốc đi ngược lại lợi ích và giá trị của Mỹ và yêu cầu Trung Quốc cần phải “thẳng thắn, bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau” trong quan hệ song phương, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông. Mối đe dọa hịa bình từ Trung Quốc ở Biển Đơng được tổng thống D.Trump hết sức quan tâm. Từ khi lên cầm quyền cho đến nay ông luôn cho rằng hành động của Trung Quốc là “thách thức hịa bình và an ninh khu vực”, kêu gọi Trung Quốc nghiêm túc thực hiện cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc khơng qn sự hóa các cấu trúc địa lý thuộc vùng của các nước đang kiểm sốt ở trên Biển Đơng, khơng áp buộc các nước thực hiện chủ trương “gác lại tranh chấp cùng khai thác”. Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Nam Á (EAS) ở Singgapo (tháng 1/2018) Phó Tổng thống Mỹ M.Pen-xơ cảnh báo: “Hoạt động quân sự hóa và bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế và nguy hiểm”, “đe dọa chủ quyền của nhiều quốc gia và nguy hại cho sự thịnh vượng của thế giới”. Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hàng hải, hàng không ở Biển Đông phù hợp với Luật pháp quốc tế và lợi ích của Mỹ. Đạo luật “Sáng kiến tái bảo đảm Châu Á” (ARIA) của Mỹ ban hành tháng 1/2019 nêu rõ việc Trung Quốc xây dựng, quân sự hóa các cấu trúc nhân tạo ở Biển Đông đã “thách thức hệ thống quốc tế do Mỹ tài trợ”. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (tháng 6/2019) nhấn mạnh hành vi quân sự hóa trái phép các cấu trúc địa lý ở Biển Đông của Trung Quốc đã “gây nguy hại đến tự do thương mại”, “đe dạo chủ quyền của các quốc gia khác” và “làm xói mịn ổn định khu vực”… Rõ ràng là Mỹ cho rằng Trung Quốc đang làm khác đi những cam kết của Bắc

60

Kinh về vấn đề biển Đông – giữa lời nói và hành động bất nhất từ đó góp phần gia tăng xung đột hiện có trên biển Đơng. Rằng đứng trước điều đó, Mỹ sẽ khơng đứng yên – họ sẽ hành động để ngăn chặn, một trong những hành động đó là tăng cường các hoạt động hàng hải, hàng không của họ trên biển Đông dựa vào luật pháp quốc tế.

Tháng 8-2019, trong lúc tàu khảo sát Hải Dương 8 và nhóm tàu hải cảnh hộ tống vẫn ngang nhiên hoạt động ở bãi Tư Chính của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố chỉ trích Bắc Kinh đang leo thang các hành động đe dọa "hoạt động khai thác dầu khí đã có từ lâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Ngoài ra, Mỹ cũng tiến hành hoạt động FONOP quanh bãi đá Vành Khăn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippin theo phán quyết 2/2019 và mới đây nhất của Tòa Trọng tài quốc tế. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng tháng 8/2018, Ngoại trưởng M.Pôm-peo liên tiếp chỉ trích Trung Quốc làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên Biển Đông. Từ tháng 7/2019 đến nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ M.Ô.đây-gớt nhiều lần nêu rõ quan ngại về việc Trung Quốc “can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí từ lâu nay của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”; cho rằng việc Trung Quốc triển khai nhiều tàu khảo sát tới gần bãi Tư Chính vào ngày 13/8/2019 là “sự leo thang”, là “đe dọa an ninh năng lượng khu vực” và “làm xói mịn thị trường năng lượng Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Như vậy, theo Washington, Trung Quốc không những gây ra xung đột về mặt lãnh thổ mà cả những xung đột về khai thác tài nguyên – một khí cạnh kinh tế - trên biển Đơng. Theo cách hiểu này thì để giải quyết xung đột trên biển Đơng thì việc cần làm là Trung Quốc cần chấm dứt những hành hoạt động gay ra xung đột đó.

Cuối tháng 6 và đầu tháng 7-2020, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố lên án cuộc tập trận trái phép của Trung Quốc ở Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này cho thấy Mỹ muốn nói rằng hành vi của Trung Quốc là xâm phạm lãnh thổ nước khác, từ đó gây thêm xung đột trên biển Đông.

Ngày 1-6 - 2020, Mỹ gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc tuyên bố "các yêu sách chủ quyền thái quá của Trung Quốc trên Biển Đông không phù hợp với UNCLOS 1982 và can thiệp phi pháp vào các quyền của Mỹ cùng các nước khác". Một tháng sau đó,

61

ngày 14-7, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố quan điểm điều chỉnh mới và lần đầu tiên gọi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là "phi pháp" sau thời gian dài sử dụng cụm từ "khơng phù hợp". Theo đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Cộng hịa nhân dân Trung Hoa "khơng có căn cứ pháp lý nào" để đơn phương áp đặt ý muốn của họ tại khu vực và rằng Bắc Kinh khơng có cơ sở pháp lý nhất quán nào cho yêu sách "đường 9 đoạn" ở Biển Đông kể từ khi chính thức tun bố điều đó vào năm 2009.. "Mỹ bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở... Chúng tôi đang làm rõ một điều: Các tuyên bố của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đơng là hồn tồn bất hợp pháp, giống như chiến dịch bắt nạt của Trung Quốc nhằm kiểm soát chúng" - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu trong tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ. Tuyên bố được đăng lên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhắc lại phán quyết vào ngày 12- 7-2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, theo đó bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc, xem các yêu sách này là khơng có cơ sở trong luật quốc tế. "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình" - Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh. Washington cũng bác bỏ yêu sách hàng hải của Bắc Kinh tại các khu vực Bãi Tư Chính, Luconia, Natuna Besar cũng như bãi Scarborough và bãi ngầm James. Những điều này cho thấy rằng, quan điểm của Mỹ có một bước tiến mới tiến gần về phía luật pháp quốc tế. Theo Mỹ, những hành động áp đặt hành động quân sự và bán quân sự của Trung Quốc đối với các nước trên biển Đông không những là nguyên nhân gây gia tăng xung đột mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Điều này cần chấm dứt.

Trước những tuyên bố từ phía Mỹ, Trung Quốc phản ứng gay gắt.

Ngày 14-7-2020, phía Trung Quốc nói rằng họ kiên quyết phản đối tuyên bố mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ liên quan vấn đề Biển Đơng, theo đó bác bỏ các u sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở vùng biển này. Theo Hãng tin Reuters, phía Trung Quốc nói rằng việc Washington cáo buộc Bắc Kinh bắt nạt các nước láng giềng là "hoàn toàn phi lý". "Mỹ không phải là quốc gia có liên quan trực tiếp tới các tranh chấp. Tuy nhiên, họ liên tục can thiệp vào vấn đề này" - Đại sứ quán Trung Quốc tại

62

Mỹ nêu trong một tuyên bố được đăng trên trang web của họ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nêu tiếp: "Dưới cái cớ duy trì sự ổn định, Mỹ đang phơ trương cơ bắp, gây ra căng thẳng và kích động đối đầu trong khu vực". Mới đây nhất vào tháng 4/2020 khi tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ở vùng biển Hồng Sa, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phịng và nhiều Nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng phản đối… "Trung Quốc nên chấm dứt thói bắt nạt của mình và kiềm chế các hành động khiêu khích, gây bất ổn như vậy" - Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh trong tuyên bố phát ngày 18-4. Trong khi đó, trước những cáo buộc từ phía Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng liên tục đáp trả đồng thời tiếp tục chỉ trích lại phía Mỹ tương tự những lần trước đó. Như vậy, có thể thấy quan điểm của Trung Quốc về những phát ngơn từ phía Mỹ rằng: Mỹ là một nước khơng liên quan trực tiếp tới các tranh chấp trên biển Đơng thì người Mỹ hay tránh ra; những phát ngơn chỉ trích của người Mỹ (hướng vào Trung Quốc) về vấn đề xung đột trên biển Đơng chính là nguyên nhân là gia tăng căng thẳng trong vấn đề xung đột ở khu vực này. Người Mỹ nên chấm dứt những hành động đó.

Như vậy, trước vấn đề xung đột trên biển Đông, từ cuối năm 2012 trở đi quan hệ Trung Quốc và Mỹ trong giải quyết vấn đề xung đột trên biển Đông ngày càng căng thẳng. Với người Mỹ, quan điểm của họ dần thay đổi theo hướng ngày càng rõ ràng là: Những hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông của Trung Quốc như: cải tạo các thực thể địa lý đã chiếm đóng, leo thang các hoạt động khai thác khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước, áp đặt các hành động quân sự - bán quân sự lên lên các nước trên biển Đơng … chính là ngun nhân gây ra và gia tăng xung đột trên biển Đông. Với người Mỹ, giải pháp cho vấn đề xung đột trên vùng biển này là Trung Quốc cần chấm dứt các hành động đó của mình. Ngược lại, với Trung Quốc, vấn đê

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 56 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)