Một số kịch bản của mối quan hệ Trung Quốc và Mỹ trong giải quyết vấn đề xung đột trên biển Đông.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 82 - 92)

đề xung đột trên biển Đơng.

Với tình hình biển Đơng hiện tại trong mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ, có 3 kịch bản có thể xảy đến với mối quan hệ này. Kịch bản thứ nhất là một cuộc đối đầu trực diện quân sự có thể nổ ra giữa 2 nước trên biển Đông, kịch bản thứ 2 là 2 nước sẽ tiếp tục thế giằng co, kịch bản còn lại là Trung Quốc sẽ đạt được ý đồ khi căng thẳng giữ 2 bên trên biển Đông dần hạ nhiệt.

Kịch bản 1: Nổ ra chiến tranh vũ trang trên biển Đông

Đây là kịch bản tệ nhất có thể xảy ra những cũng là kịch bản có ít khả năng xảy ra nhất , theo đánh giá của nhiều chuyên gia chính trị - quân sự - ngoại giao.

Theo kịch bản này thì một vụ va chạm giữa các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Trung Quốc và Mỹ hoạt động ở khu vực tranh chấp; hay tính tốn sai lầm của chỉ huy hải quân hoặc phi công ở cả hai bên dẫn đến một sự kiện nghiêm trọng trên biển.

83

Cả Washington và Bắc Kinh hoặc là thất bại trong việc kiểm sốt tình hình ngay khi nó bùng phát, hoặc là không thành công trong các nỗ lực ngoại giao. Lý do là phe diều hâu ở cả hai nước kiểm sốt q trình hoạch định chính sách và điều hướng được dư luận.

Một cuộc chiến tranh trên biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc nếu xảy ra sẽ là sự kiện định hình tồn bộ thế kỷ XXI. Bất chấp kết quả như thế nào, nó sẽ gây ra thiệt hại khơng gì bù đắp nổi về cả kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế cho những nước tham chiến.

Chưa kể, hệ thống kinh tế, thương mại, đầu tư và sản xuất toàn cầu sẽ bị đứt gãy ở khu vực đang có tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trật tự khu vực và tồn cầu có thể được định hình lại theo hướng khơng ai có thể biết trước được. Dù ai thắng hay thua thì sẽ phải mất nhiều thời gian để khôi phục và hưởng lợi từ cuộc chiến.

Tuy nhiên, đối với giới hoạch định chính sách lúc này, đây là kịch bản không tưởng. Lý do là vì ngồi những hậu quả khủng khiếp, kịch bản này bỏ qua rất nhiều biến số giúp kìm hãm chiến tranh toàn diện trên biển, như yếu tố răn đe hạt nhân khi cả Mỹ và Trung Quốc đều là những cường quốc có kho vũ khí hạt nhân lớn. Tiếp theo là những cơ chế giúp hai bên giải tỏa căng thẳng khi có đụng độ bất ngờ, ví dụ như các bộ quy tắc “va chạm an tồn trên khơng và trên biển”. Lãnh đạo hai bên hiểu là cần phải giải quyết căng thẳng thơng qua lý trí hơn là cảm tính.

Bên cạnh đó, chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc ở biển Đông khá hiệu quả trong việc kiểm soát thực địa và đạt được các lợi thế chiến lược. Cuối cùng, thế kỷ XXI không phải là thế kỷ của việc giải quyết căng thẳng thơng qua chiến tranh và bạo lực. Tồn cầu hóa và một hệ thống quốc tế đan xen chặt chẽ về kinh tế và thương mại khiến cho việc gây chiến giữa các cường quốc khơng khác gì tự sát. Đây là lập luận chính của những người theo chủ nghĩa tự do.

84

Kịch bản thứ hai, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng phức tạp không kém, là va chạm dẫn tới căng thẳng trên biển. Tiền lệ va chạm đã có trong lịch sử, ví dụ như sự kiện một máy bay tuần thám EP-3E của Mỹ va chạm với một chiến đấu cơ J-8 của Trung Quốc ngoài khơi Hải Nam vào năm 2001 khiến viên phi công Trung Quốc thiệt mạng.

Cả hai nước khi đó đã kiểm soát sự việc một cách tương đối khéo léo, đảm bảo căng thẳng không leo thang. Tuy nhiên, khơng ai chắc sự “khéo léo” đó sẽ lặp lại tương tự một hay hai lần nữa. Theo Ngô Sỹ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, hiện nay nguy cơ va chạm với Mỹ ngày càng tăng do ba rủi ro lớn: (i) Tàu hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải trong lãnh hải 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa và Hồng Sa; (ii) Máy bay Mỹ đã gia tăng tần suất tiến hành các chuyến bay do thám gần lãnh thổ TQ; và (iii) Cả Mỹ và Trung Quốc đều tiến hành hàng loạt cuộc tập trận trên biển cũng như theo dõi lẫn nhau.

Kịch bản thứ hai có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành kịch bản thứ nhất. Trung Quốc hiện tại đã sở hữu năng lực quân sự tốt hơn rất nhiều so với cách đây 20 năm. Nếu một vụ va chạm có hệ quả tương tự như sự kiện 2001 xảy ra, khả năng căng thẳng leo thang sẽ cao hơn, cùng với đó là quy mơ và mức độ nghiêm trọng sẽ lớn hơn, xét tới mối quan hệ căng thẳng và nhạy cảm giữa hai nước trong khoảng thời gian này.

Các kịch bản chiến tranh hoặc căng thẳng cao độ được đặt ra nhằm giúp cho các quốc gia có liên quan chủ động xây dựng chính sách đối phó, gia tăng sự chủ động chiến lược. Thực tế, kịch bản chiến tranh sẽ khơng có nhiều cơ hội xảy ra. Kịch bản căng thẳng cao độ vẫn có khả năng nhỏ xảy ra, thế nhưng trong trường hợp va chạm thực sự xuất hiện, điểm nóng sẽ được hạ nhiệt nhanh chóng.

Kịch bản 3: Căng thẳng hạ nhiệt, Trung Quốc đạt được ý đồ qn sự hóa hồn tồn các thực thể đã chiếm đóng trên biển Đơng.

Rõ ràng, nguy cơ va chạm là có nhưng phần đơng giới quan sát đều đồng thuận rằng xu hướng khả dĩ nhất trong lúc này trên Biển Đông là căng thẳng giữa hai nước sẽ tiếp tục gia tăng, khả năng cao và dần hạ nhiệt

85

Cả hai nước có những cơ chế đối thoại, cơ chế kiểm soát căng thẳng và những quy tắc ứng xử riêng giữa quân đội hai nước để đề phòng trường hợp xảy ra va chạm trên biển hay trên khơng. Bên cạnh đó, đại dịch cũng khiến cho tình hình nội bộ của mỗi nước trở thành vấn đề ưu tiên.

Đứng trên quan điểm của Trung Quốc, chủ động khởi đầu một cuộc chiến trực tiếp với Mỹ, hay bất cứ một quốc gia nào khác vào thời điểm này là “hạ sách trong hạ sách”. Xét về mặt chiến lược, chiến thuật “bên miệng hố chiến tranh” mà nước này đang áp dụng là đủ để giúp Bắc Kinh đạt được nhiều tại các vùng biển gần như biển Đơng

Trên thực tế, dù có hay khơng có đại dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành những bước đi chiến thuật nhằm tăng cường khả năng kiểm soát trên thực tế ở biển Đơng. Bên cạnh đó, các hành vi hung hăng của Trung Quốc gia tăng về cường độ một phần là do Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, tiêu biểu như sự kiện hàng loạt tàu sân bay của Mỹ phải nằm bờ do các thủy thủ bị nhiễm bệnh, làm suy giảm khả năng hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực. Thêm nữa, Trung Quốc muốn gửi thông điệp khơng chỉ tới Mỹ mà cịn tới các nước khác xung quanh biển Đông rằng: Dù trong thời gian khốn khó bởi dịch bệnh, Trung Quốc vẫn có đủ năng lực và quyết tâm để duy trì hiện diện và đảm bảo lợi thế thực địa trong bối cảnh cả Mỹ và các nước Đông Nam Á đang bận rộn đối phó dịch bệnh.

86

KẾT LUẬN

Vấn đề xung đột trên biển Đông diễn ra trong một khoảng thời gian dài suốt từ nửa đầu thế kỉ XX với tình trạng ngày càng căng thẳng nhất là từ thập niên thứ 2 của thế kỉ XXI và trở thành vấn đề quốc tế. Quan hệ Trung Quốc và Mỹ trong giải quyết xung đột trên biển Đơng theo đó cũng diễn ra ngày càng căng thẳng trong suốt giai đoạn 2012 – 2020. Cả 2 nước đều thực hiện những tun bố và hoạt động có chủ đích nhằm vào đối phương trên danh nghĩa giải quyết vấn đề biển Đông ( bảo vệ sự ổn định của khu vực) trên nhiều phương diện: từ chính trị - ngoại giao đến quân sự, kinh tế. Tuy nhiên, dường như những hành động đó lại gây thêm căng thẳng trong vấn đề xung đột trên biển Đơng bởi trên tất cả, những hành động đó của cả 2 nước đều xuất phát từ chính sách đối ngoại nói chung và chính sách về biển Đơng nói riêng của 2 nước trên cơ sở lợi ích của đất nước họ.

Mối quan hệ Trung Quốc và Mỹ trong giải quyết vấn đề xung đột trên biển đông đã tác động không nhỏ đến khu vực quanh biển Đơng và trên thế giới; tất nhiên nó cũng tác động đến một nước có lợi ích cốt lõi trên biển Đông như Việt Nam và cà mối quan hệ Trung – Mỹ - Việt

Quan hệ Mỹ Trung dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng trong tương lai, đặc biệt là trên phương diện quân sự trên vùng biển đầy lợi ích chồng chéo này nhưng một kịch bản chiến tranh vũ trang vẫn là điều khó có thể xảy ra bởi nó có hại nhiều hơn là có lợi.

Chú thích:

1. Khu vực biển Đơng có 4 nhóm đảo chính là quần đảo Đơng Sa, quần đảo Hồng Sa, quần đảo Trường Sa và một bãi đã chìm là Trung Sa.

87

2. Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 41.000 lượt tàu biển qua lại vùng biển này. Các tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca nhiều gấp 3 lần số lượng tàu chở dầu đi qua kênh đào Suez, và lớn gấp 5 lần đi qua kênh đào Panama.

3. Xem thêm: Annual Report to Congrees. Military Power of People‟s Republic of China, 2009, Office of the Secretary of Defense. Department of Defence, United of States of America,, p.4 ; Bronson Pervcival. Mỹ “quay trở lại châu Á và vấn đề biển Đông” (Tài liệu tham khảo Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ Ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác an ninh và phát triển trong khu vực”. Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11/2011), tr.3; Hồng Việt. Một cái nhìn về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp biển Đông//Thời đại mới, số 22, tháng 8, 2011, tr. 14-15.

4. Nhà Địa chính trị học Nicolas Spykman gọi khu vựcbiển Đông là “Địa Trung Hải châu Á” (Xem thêm: Tetsuo Kotani. Why China Wants South China Sea//The Diplomat, July 18, 2011; Trần Đại Nghĩa. Vị trí chiến lược của biển Đông và chủ trương đối sách của nước ta//Tạp chí Biển Việt Nam, số 4, 2007.

5. Một nguồn tin khác do Trung Quốc đưa ra, khu vực biển Đơng có trữ lượng khoảng 225 tỷ thùng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, trong đó trữ lượng dầu mỏ ở khu vực Trường Sa khoảng 105 tỷ thùng, khả năng khai thác có thể đạt 18,5 triệu thùng/năm

6. Stein Tonnesson, Liệu có thể giải quyết được các tranh chấp chủ quyền và phân định trên biển đối với các đảo ở Biển Đông”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Biển Đông: Tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”, Hà Nội 26-27/11/2009. tr. 40 7. Phát biểu của GS. Fu Kueh Chen, Shanghai Jiaotong University, tại Hội thảo “Policy Options for Developing a Common UNCLOS Strategy in Asia”, May 9-11, 2011 in Hong Kong.

8. “International Recognition of China‟s Sovereignty over the Nansha Islands”. http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm

9. Zou Keyuan (2012): China‟s U-Shaped Line in the South China Sea Revisited, Ocean Development & International Law, 43:1, 19

88

http://www.un.org/depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_ mys_vnm_e.pdf

11. Phát biểu của giáo sư Lưu Nam Lai (Trung Quốc) tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất tại Hà Nội do Học viện Ngoại giao và Hội luật gia tổ chức tháng 11/2009.

12. Jean Louis, “Note on the Geography of Cochinchina” (1837) VI (Part II) Journal of the Asiatic Society of Bengal, 737-745; John Barrow, A Voyage to Cochinchina, (T.Cadell and W Davies, 1806), tr 17

13. “The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Archipelagoes and International Law”, Vietnam MOFA, 1988, p.9

14. Presidential Decree No. 1596: Declaring Certain Area Part of the Philippine

Territory and Providing for their Government and Administration. Philippines. 11 June 1978.

15. “PGMA signs baselines bill into law”, Press Release by Philippine Information Agency on March 12, 2009.

http://www.pia.gov.ph/?m=12&sec=reader&rp=1&fi=p090312.htm&no=8&date=03/1 2/2009

16. Trong các thư tịch và bản đồ cổ của Việt Nam như “Toàn tập Thiên Nam tứ lộ đồ thư”, “Phủ biên tạp lục”, “Đại Nam nhất thống chí” và nhiều tài liệu của các tu sỹ người nước ngồi có mặt tại Việt Nam trong thế kỷ XVII-XVIII đã xác định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hồng Sa và Trường Sa từ thời đó. Từ 1884, Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa và trực tiếp cai quản các quần đảo này. Từ 1956, Chính quyền Sài Gòn tiếp quản sự bàn giao của Pháp và đặt đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Từ 1961 đến 1963, họ cho xây bia chủ quyền tại các đảo chính như Trường Sa, An Bang, Song tử Tây, Song tử Đông, Thị Tử, Loại Ta v.v.. Cịn quần đảo Hồng Sa,từ 1961 chuyển quyền quản lý từ tỉnh Thừa Thiên sang tỉnh Quảng Nam. Xem thêm: Nguyễn Nhã. Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa-Trường Sa từ đầu thế kỷ XVII đến thời Pháp thuộc. Quỹ Nghiên cứu biển Đơng, 2008; Hồng Sa-Trường Sa là

89

của Việt Nam. Tủ sách kiến thức nhà xuất bản Trẻ, 2008; Nguyễn Quang Ngọc. Chủ quyền của Việt nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX: Tư liệu và sự thật lịch sử//Nghiên cứu Trung Quốc, Số 6 (118), 2011; Lưu Văn Lợi. Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội: Nxb. Công an Nhân dân, 1995; Monnique Chemillier –Gendreau. Chủ quyền trên hai quần đảo

Hồng Sa và Trường Sa. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia, 1998; Lịch sử quản lý hành chính quần đảo Hồng Sa//Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên-Huế, số 4 (75), 2009; Lê Huỳnh Hoa. Châu bản triều Nguyễn – Cơ sở lịch sử về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa//Nghiên cứu Lịch sử, Số 12 (428), 2011, tr. 45-51.

17. GS. Rommel C. Banlaoi. Những căng thẳng mới và thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh biển tiếp tục tại khu vực biển Đông: Quan điểm của Philippines/ Biển Đơng – Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực (Đặng Đình Quý cb.). Hà Nội; Nxb. Thế giới, 2010, tr.183.

18. Ngày 01 tháng 12 năm 1947, Bộ Nội vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch lần đầu tiên cho công cố tài liều về “đường lưỡi bò” hay chữ U 11 đoạn. đến tháng 1 năm 1948 họ cho công bố thêm về bản đồ hình chữ U gồm 11 đoạn. Đến tháng 2 năm đó thì bản đồ này được xuất bản chính thức. Cơng bố này bị chính phủ Pháp phản đối mạnh mẽ. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẽ bản đồ “đường lưỡi bị” từ 11 đoạn cịn 9 đoạn mà khơng đưa ra một giải thích nào cả. 19. Ngày 6 tháng 5 năm 2009 Việt Nam và Malaysia cùng trình lên CLCS Báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của hai nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gửi một Hồ sơ riêng của mình. Ngày 7 tháng 5 năm 2009, Trung Quốc gửi Công hàm phản đối các Hồ sơ trên và đến ngày 11 tháng 5 năm 2009 họ trình lên CLCS Báo cáo về thềm lục địa mở rộng của họ và lần đầu tiên công khai yêu sách “đường chữ U” Chín đoạn bằng cả văn bản lẫn bản đồ. Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippines gửi Công hàm lên CLCS phản đối Hồ sơ của Trung Quốc. 10 ngày sau (14/11/2011) Trung Quốc gửi Công hàm phản đối lại Công hàm ngày 5 tháng 4 năm 2011 của Philippines.

90

20. CHND Trung Hoa. Công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. New York, 7/5/2009, CML/17/2009.

http://www.un.org/Depts/ló/clcs_new/submissions_files/preliminary/chn2009prelimina

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)