55Có thể tóm gọn thành các ý chính sau:

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 55 - 56)

Có thể tóm gọn thành các ý chính sau:

1/ Mỹ không ủng hộ yêu sách của bên nào ở Biển Đông và "cực kỳ quan ngại" về các yêu sách hàng hải trái với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

2/ Mỹ quan ngại về các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, kêu gọi các bên tự kiềm chế và phản đối mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

2/ Mỹ ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hịa bình, hoan nghênh tuyên bố của ASEAN về Biển Đông năm 1992 và sẵn sàng hỗ trợ.

3/ Washington có lợi ích trong việc duy trì hịa bình và ổn định ở Biển Đông, nhấn mạnh tự do hàng hải và hàng không trong khu vực có ý nghĩa với các nước châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Mỹ.

Trong những năm tiếp đó, Mỹ liên tục chứng minh là một quốc gia đã hiện diện lâu dài ở châu Á - Thái Bình Dương và có lợi ích liên quan ở Biển Đông.

Từ những năm cuối cùng trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI, trong bối cảnh tình hình biển Đơng có nhiều thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là sự áp đặt ảnh hưởng ngày càng tăng nhất là về mặt quân sự của Trung Quốc, lập trường về vấn đề biển Đông lúc này của Mỹ có sự thay đổi:

Tháng 8/2009, ơng Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ khi tới thăm Việt Nam đã nói: Trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại Đơng Nam Á, cũng như tuyên bố chủ quyền và thách thức vai trò hải quân Mỹ ở Biển Đơng. Về vai trị của Mỹ ở khu vực này, tình hình ở Biển Đơng không đơn giản chỉ là vấn đề đối trọng về hải quân giữa nước này với nước khác, mà là sự cần thiết của Mỹ trong việc cân bằng sức mạnh của các nước trong khu vực. Điểm quan trọng nhất là Mỹ phải duy trì được mối liên hệ lịch sử với các nước ở Đơng Nam Á để duy trì sự cân bằng với các cường quốc đang trỗi dậy. Vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển đảo ở Biển Đông, Mỹ tuy tuyên bố không đứng về bất kỳ bên nào và nhấn mạnh nhiều hơn đến quyền tự do và an ninh hàng hải ở Biển Đông, đảm bảo tự do hàng hải và hàng

56

không ở Biển Đông phải được thông suốt, nhưng lập trường nghiêng về Philippines và các nước khác của Mỹ là đã rõ ràng.

Với quan điểm như trên, Mỹ đã đưa ra sách lược về Biển Đông như sau: Thứ nhất là thay đổi lập trường trung lập trước đây, gia tăng mức độ can dự bằng nhiều hình thức khác nhau. Thứ hai là phản đối việc Trung Quốc quyết đoán khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trái với luật pháp quốc tế, ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đơng, nỗ lực duy trì hiện trạng sao cho các đảo ở Biển Đông được nhiều nước chiếm lĩnh. Thứ ba là chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, tích cực ủng hộ chủ trương ASEAN hóa, khu vực hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đơng của Việt Nam, Philippines và các nước tuyên bố chủ quyền khác. Mỹ không chấp nhận Trung Quốc công bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông, coi những hành động ngang ngược của Trung Quốc là nhân tố gây mất ổn định trong khu vực.

Cùng với những sự thay đổi trong lập trường về vấn đề biển Đơng thì Washington đã và đang có những hành động tương xứng về nhiều mặt: từ chính trị - quân sự, kinh tế cho đến ngoại giao để thể hiện cho chính sách của mình. Có thể nói rằng lập trường về biển Đông của Mỹ đã từng bước thay đổi kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh cho đến nay: từ không can dự đến can dự nhưng không lún sâu nhưng không đi lệch khỏi đường lối ngoại giao trung lập của người Mỹ tồn tại từ khi lập quốc.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020) (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)