Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-02.NGUYEN TUAN ANH (Trang 52)

2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở mục 2.3 và nghiên cứu các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố hành vi có nhiều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các NĐT trong thị trường tài chính, đặc biệt là trong TTCK và cân nhắc đến điều kiện thực tế của thị trường chứng khoán Việt nam, luận văn sẽ tập trung vào tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân trênSở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh dựa trên 4 nhóm nhân tố chính: (1) Tác động của tự nghiệm và các lệch lạc, (2) Ảnh hưởng của sự quá tự tin, (3) Tác động của cảm xúc, (4) Ảnh hưởng của xã hội.

Mô hình đề xuất được trình bày trong Hình 2.4 như sau:

Tác động của tự nghiệm và các lệch lạc

Ảnh hưởng của sự quá tự tin

Tác động của cảm xúc

Ảnh hưởng của xã hội

H1

H2 Quyết định đầu tư của

H3 nhà đầu tư cá nhân

H4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Tác động của tự nghiệm và các lệch lạc

Cách thức tự nghiệm ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định tài chính của NĐT được xem xét bắt nguồn đầu tiên từ sự quen thuộc. Trong một nghiên cứu liên quan:

“How distance, language, and cultural influence stockholdings and trader” (tạm

dịch: “Khoảng cách, ngôn ngữ và văn hóa ảnh hưởng như nào đến các nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư”) được thực hiện bởi Mark Grinblatt và Matti Keloharju năm 2001, chứng minh rằng ưa thích sự quen thuộc mở rộng cho cả ngôn ngữ và văn hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi kiểm soát các yếu tố khác có liên quan, các nhà đầu tư Phần Lan thích các công ty sử dụng ngôn ngữ công bố là tiếng Phần Lan, và các nhà đầu tư Thụy Điển thích các công ty sử dụng ngôn ngữ công bố là tiếng Thụy Điển - và các công ty sử dụng song ngữ được cả hai nhóm nhà đầu tư xếp hạng ở giữa. Hai tác giả lưu ý đến việc công ty có CEO là người Phần Lan hay Thụy Điển. Sau khi đã kiểm soát vấn đề sử dụng ngôn ngữ của công ty, người nói tiếng Phần Lan thích CEO là người Phần Lan hơn, và người nói tiếng Thụy Điển thích CEO là người Thụy Điển hơn. Bài học này thể hiện một điều rõ ràng rằng sự quen thuộc, ở tất cả các cấp độ, đều thu hút các khoản đầu tư.

Một khía cạnh của sự quen thuộc là lệch lạc nội địa (home bias), tức là khuynh hướng đầu tư quá mức trong nội địa và tại địa phương. Tuy đầu tư nội địa có thể xuất phát từ lợi thế thông tin, nhưng đây không phải là lý giải đầy đủ. Liên quan đến lệch lạc nội địa là xu hướng đầu tư vào công ty mà NĐT làm việc hay thương hiệu mà NĐT đó biết. Nghiên cứu được thực hiện bởi Laura Frieder và Avanidhar với chủ đề: “Brand perceptions and the market for common stock” (tạm dịch: “Nhận thức về thương hiệu và thị trường cổ phiếu phổ thông”) cho thấy những NĐT nhỏ lẻ có nhu cầu cao hơn đối với những công ty có thương hiệu dễ nhận biết, điều này phù hợp với việc tìm kiếm sự an tâm và quen thuộc.

Liên quan đến lệch lạc nội địa còn là xu hướng đầu tư vào công ty NĐT đó làm việc hoặc họ được biết thông tin. Ackert và Church, 2006 thực hiện đề tài:

“Firm image and individual investment decision” (tạm dịch: “Hình ảnh công ty và quyết định đầu tư cá nhân”) đã rút ra kết luận về hình ảnh của công ty tích cực sẽ thu hút nhiều NĐT hơn hình ảnh của công ty tiêu cực đã chứng minh cho luận điểm này.

Lệch lạc sẵn có đẩy các NĐT cá nhân nhỏ lẻ tập trung vào các cổ phiếu có sẵn thông tin mà không tốn phí. Điều này được kết luận bởi nghiên cứu của Brad Barber và Terrance Odean với chủ đề: “All that glitters: The effect of attention and news on

the buying behavior of individual and institutional investors” (tạm dịch: “Tất cả

những thứ lấp lánh: Ảnh hưởng của sự chú ý và tin tức lên hành vi mua của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức”)

Cuối cùng lệch lạc do neo vào các tín hiệu kinh tế có sẵn khi NĐT cá nhân dự báo giá cổ phiếu tương lai dựa vào giá trị hiện tại cũng như phán đoán sự biến động của thị trường dựa vào thông tin quá khứ cuả thị trường được chứng minh có tác động đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân. Nghiên cứu được thực hiện bởi Minh Man Cao, Nhu Ty Nguyen và Thanh Tuyen Tran (2020) với chủ đề “Behavioral Factors on Individual Investors’ Decision Making and Investment Performance:

Asurvey from the Vietnam Stock Market” (tạm dịch: “Các nhân tố hành vi ảnh

hưởng quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân: Khảo sát với thị trường chứng khoán Việt Nam”) đã cho thấy nhân tố tự nghiệm bao gồm các thành tố: tính đại diện, quá tự tin, neo quyết định, ảo tưởng con bạc cùng lệch lạc khả năng có tác động mạnh nhất đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân. Căn cứ vào những phân tích trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Tác động của tự nghiệm và các lệch lạc có quan hệ dương đối với việc ra quyết định đầu tư chứng khoán.

Ảnh hưởng của sự quá tự tin

Trong nghiên cứu: “Behavioral biases in investment decision making and

moderating role of investor’s type” (tạm dịch: “Các lệch lạc về hành vi trong việc ra

bởi Saif Muhammad Ather cùng các cộng sự năm 2020 cho thấy mối tương quan dương đáng kể của nhân tố quá tự tin đối với quyết định đầu tư của NĐT trên thị trường chứng khoán. Từ nghiên cứu này, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H2: Ảnh hưởng của sự quá tự tin có quan hệ dương đối với việc ra quyết định đầu tư chứng khoán.

Tác động của cảm xúc

Cảm xúc bao gồm các khía cạnh nhận thức, sinh học, tiến hóa. Khi ở trạng thái cân bằng, cảm xúc sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ra quyết định thay vì cản trở. Nghiên cứu về hai cảm xúc rất được quan tâm đó là sự kiêu hãnh và sự hối tiếc được thực hiện bởi Kahneman và Tversky, 1979 với chủ đề: “Prospect theory: An

analysis of decision under risk” (tạm dịch: “Lý thuyết triển vọng: Phân tích quyết

định dưới rủi ro”) cho thấy hai cảm xúc này có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định tài chính và con người có động cơ mạnh mẽ để né tránh cảm giác hối tiếc. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H3: Tác động của cảm xúc có quan hệ dương đối với việc ra quyết định đầu tư chứng khoán.

Ảnh hưởng của xã hội

Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long năm 2018 với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư

cá nhân trên thị trường chứn khoán thành phố Hồ Chí Minh” đã cho ra kết quả

tương quan dương với nhân tố ý kiến của nhà tư vấn và hiệu ứng đám đông đối với quyết định đầu tư chứng khoán của NĐT cá nhân. Và rất nhiều các nghiên cứu trước đó đều cho thấy con người không hoàn toàn hành động vì lợi ích cá nhân. Đồng thời rất nhiều các áp lực xã hội ảnh hưởng đến các quyết định tài chính của con người. Điều này đã dẫn tác giả đi đến giả thuyết sau:

Giả thuyết H4: Ảnh hưởng của xã hội có quan hệ dương đối với việc ra quyết định đầu tư chứng khoán.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được tác giả khái quát hóa theo sơ đồ Hình 3.1 như sau:

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ là bước mở đầu quan trọng của toàn bộ quá trình nghiên cứu (Monette và cộng sự, 2002). Nghiên cứu sơ bộ giúp nhận diện rủi ro có thể xảy ra,

hoàn thiện bảng câu hỏi và mô hình đề xuất, từ đó giúp tăng khả năng thành công của bài nghiên cứu. (Teijlingen E, Hundley V, 2002).

Thiết kế bảng hỏi

Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả thiết kế bảng câu hỏi chuẩn bị cho bước khảo sát thử nghiệm, bao gồm 3 phần sau:

Phần một, thông tin đối tượng khảo sát. Tác giả ghi nhận thông tin cá nhân nhằm mục đích mô tả nhóm đối tượng khảo sát bao gồm: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm làm việc, thời gian đầu tư chứng khoán, đã từng tham gia khóa đào tạo về chứng khoán hay chưa.

Phần hai, thông tin các phát biểu của đối tượng khảo sát: mức độ đồng ý với các biến quan sát về những nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Đây cũng là phần trọng tâm của bảng câu hỏi nhằm khảo sát cảm nhận của các NĐT cá nhân với các biến khảo sát trong bài. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và xác định các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, do đó việc sử dụng câu hỏi dạng đóng với các lựa chọn trả lời theo thang đo Likert là phù hợp. Về nguyên tắc thì thang đo càng chi tiết sẽ cho kết quả càng chính xác, tuy nhiên do đặc điểm phân biệt ngữ nghĩa giữa các mức độ đồng ý trong tiếng Việt không có sự khác biệt lớn ở thang đo Likert 5 điểm và thang đo Likert 7 điểm. Do vậy, để đo lường các biến quan sát, thang đo Likert 5 điểm sẽ phù hợp hơn. Thang điểm từ 1 đến 5, tương ứng với các mức độ: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Trung lập; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý.

Nội dung khảo sát xoay quanh có 24 biến liên quan tương ứng với 4 nội dung: Tự nghiệm và lệch lạc (8 biến), Ảnh hưởng sự quá tự tin (2 biến), Tác động của cảm xúc (5 biến), Ảnh hưởng của xã hội (4 biến).

Phần ba, thông tin quyết định đầu tư: mức độ đồng ý với các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Nội dung khảo sát chia thành 4 biến tương ứng với 4 nhóm nhân tố hành vi đã nêu.

Bảng hỏi được xây dựng theo cách đơn giản, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, có hướng dẫn cụ thể để người được khảo sát hiểu và trả lời đúng câu hỏi và quà tặng để cảm ơn các NĐT đã tham gia khảo sát. Từ đó, dữ liệu thu thập sẽ chính xác và mang lại hiệu quả cao hơn.

Khảo sát thử nghiệm

Để đánh giá sơ bộ thang đo về tính khách quan, độ tin cậy và sự phù hợp của bảng hỏi với đối tượng nghiên cứu, tác giả tiến hành thử nghiệm với nghiên cứu khám phá sơ bộ trong thời gian một tuần đầu tiên của thời gian thực hiện khảo sát. Tác giả thực hiện với NĐT cá nhân có mối quan hệ quen biết từ trước và thỏa các yêu cầu về đối tượng khảo sát. Bảng khảo sát được xây dựng dựa trên các nhóm nhân tố đã được đề xuất trong Chương 2. Trong quá trình khảo sát thử nghiệm, tác giả đã nhận được một số góp ý, nhận xét của đáp viên về những từ ngữ gây khó hiểu, những điểm chưa hợp lý trong cách thức trình bày, chia phần hay sắp xếp thứ tự các câu hỏi. Tiếp thu các góp ý đó, tác giả đã điều chỉnh hình thức trình bày bảng hỏi cho thu hút, dễ hiểu hơn bằng việc đơn giản hóa từ ngữ và sử dụng các ngôn ngữ báo chí gần gũi với cuộc sống thường ngày, sắp xếp lại thứ tự các câu hỏi theo từng chủ đề và phân chia cách ngắt trang phù hợp. Đồng thời, tác giả cũng đã rà soát lại và sửa các lỗi sai chính tả trước khi bảng khảo sát chính thức. Kết quả khảo sát thử nghiệm này chỉ nhằm mục đích hoàn thiện bảng khảo sát và không được sử dụng để đưa vào nghiên cứu.

3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu chính thức

Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu

Tổng thể trong nghiên cứu này là các NĐT cá nhân có giao dịch cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Do số lượng NĐT cá nhân thỏa mãn hai tiêu chí trên là cực kì lớn và phân tán không đồng đều nên việc thu thập khảo sát tất cả người tiêu dùng là điều khó có thể thực hiện. Vì vậy, việc chọn mẫu để chọn ra những đại diện tiêu biểu cho tổng thể là điều cần thiết. Sau đó, dựa vào những phân tích, thống kê trên mẫu đại diện, tác giả suy rộng ra đặc điểm của tổng thể nghiên cứu.

Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện - phi xác suất. Đây là phương pháp thường được dùng trong nghiên cứu thị trường, cho phép nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận (Nguyễn Đình Thọ

và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Đồng thời, kỹ thuật chọn mẫu này giúp tránh được tình trạng vượt quá tính đại điện của bất kì nhóm nhân khẩu học nào (Gray, 2009). Bảng khảo sát trực tuyến được thiết kế bằng công cụ Google Form và được gửi đến đối tượng khảo sát qua phương tiện mạng xã hội Facebook, Zalo và các diễn đàn chứng khoán.

Về kích thước yêu cầu của mẫu

Đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA), Hair và cộng sự (2014) đặt ra yêu cầu cho kích thước mẫu sử dụng không được nhỏ hơn 50, nhưng tốt hơn là từ 100 trở lên. Dựa trên khả năng có thể khảo sát được, tỷ lệ quan sát trên một biến phân tích nhỏ nhất là 5:1 và có thể lên đến 20:1. Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5x (N: kích cỡ mẫu, x: tổng số biến quan sát). Với số biến quan sát trong bảng hỏi là 23, cỡ mẫu dự kiến tối thiểu cần đạt là 115 để phù hợp với yêu cầu trên.

Tuy nhiên, để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2001) cho rằng kích cỡ mẫu nên được tính theo công thức N ≥ 8m + 50 (N: kích cỡ mẫu, m: số biến độc lập); tức với m = 4 thì nghiên cứu cần tối thiểu 82 đối tượng. Như vậy, cỡ mẫu dự kiến 115 đã phù hợp với cả hai điều kiện để phân tích hồi quy.

Sau thời gian thực hiện khảo sát thực tế từ ngày 16/11/2021 đến hết ngày 08/12/2021. Sau thời gian khảo sát, kết quả chính thức thu về 118 bảng trả lời. Trong đó có 118 bảng trả lời hợp lệ, đạt 100%. Đây là kết quả thu được sau khi làm sạch. Kích cỡ mẫu 118 thỏa điều kiện đặt ra (≥ 115) và dữ liệu sau đó được mã hóa để phục vụ cho việc phân tích.

3.2. Nghiên cứu chính thức3.2.1. Thống kê mô tả 3.2.1. Thống kê mô tả

Dữ liệu sơ cấp sau khi làm sạch được tổng hợp, phân tích thống kê theo các đặc trưng của người tham gia khảo sát bằng phần mềm Excel và SPSS phiên bản 26.0. Các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tần suất mua

sắm, số tiền chi tiêu trung bình… sẽ được phân tích, mô tả theo tần số, tỷ lệ, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trên mẫu điều tra.

3.2.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là một công cụ phản ánh mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Mục đích của việc sử dụng phương pháp này nhằm để vừa đánh giá sự phù hợp của thang đo, đồng thời vừa là cơ sở để loại bỏ các biến rác có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Churchill Jr (1979) cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha nên là phép đo đầu tiên được sử dụng để đánh giá chất lượng của các biến. Bởi Churchill giả định rằng nếu tất cả các biến trong một thang đo cùng quan sát một cấu trúc duy nhất thì những biến này phải có tương quan cao với nhau.

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 1. Cụ thể,

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-02.NGUYEN TUAN ANH (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)