4.2.1. Mô tả mẫu
Thực tế trong thời gian thực hiện khảo sát, số lượng NĐT mới F0 tham gia vào thị trường được ghi nhận gia tăng liên tục. Trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng đều xuất hiện thông tin số lượng nhà đầu tư mở mới tài khoản chứng khoán. Theo nhận định của tác giả, đa số các NĐT F0 này tham gia mà chưa có sự chuẩn bị kĩ càng về kiến thức mà tham gia chủ yếu bởi yếu tố phong trào. Điều này càng làm nổi bật yếu tố phi lý trí – irrational trong các quyết định của họ. Ngoài ra, trong quá trình ra quyết định đầu tư, các NĐT này có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố hành vi hơn các NĐT lâu năm nên mẫu nghiên cứu cũng tập trung nhiều hơn vào các NĐT này.
Về giới tính: 80 nam và 38 nữ trả lời phỏng vấn. Trong đó, số lượng NĐT nam nhiều hơn nữ (nam 67,8% so với nữ 32,2%). Từ kết quả thu được có sự thiên lệch số lượng nam và nữ nhưng điều này được chấp nhận do thực tế nam giới có xu hướng đầu tư nhiều hơn nữ giới đặc biệt là các đầu tư rủi ro như chứng khoán.
Nữ 32,2% Nam 67,8% Nam Nữ (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Biểu đồ 4.3: Mô tả mẫu giới tính
Về độ tuổi: Kết quả cho thấy đa phần đối tượng khảo sát thuộc nhóm 26-35 tuổi (chiếm 60,2%), sau đó là 18-25 tuổi (chiếm 33,1%) và trên 55 tuổi (chiếm 2,5%), cuối cùng cả hai nhóm 36-45 và 46-55 tuổi đều chiếm tỉ lệ thấp nhất (lần lượt là 3,4% và 0,8%) . 46-55 Trên 55 0,8% 2,5% 36-45 18-25 3,4% 33,1 26-35 60,2% 18-25 26-35 36-45 46-55 Trên 55 (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Biểu đồ 4.4: Mô tả mẫu độ tuổi
Về tình trạng hôn nhân: Kết quả cho thấy 66,9% NĐT độc thân, 30,5% đã lập gia đình và chỉ có 2,5% NĐT ở tình trạng hôn nhân khác.
Lập gia đình 30,5% Khác 2,5% Độc thân 66,9% Độc thân Lập gia đình (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Biểu đồ 4.5: Mô tả mẫu tình trạng hôn nhân
Về trình độ học vấn: đa số NĐT cá nhân có trình độ Cao đẳng, Đại học (85,6%) sau đó là trên đại học (13,6%) và cuối cùng là cấp 3 trở xuống (0,8%).
Cấp 3 trở xuống Trên đại học 0,8% 13,6% Cao đẳn g, Đại học 85,6 %
Biểu đồ 4.6: Mô tả mẫu trình độ học vấn
Về số năm kinh nghiệm làm việc: đa số NĐT có số năm kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm (chiếm 48,3%), sau đó là 5-10 năm (40,7%) và cuối cùng là trên 10 năm (11%). Trên 10 năm 11% Dưới 5 năm 48,3% 5 – 10 năm 40,7%
Dưới 5 năm 5 – 10 năm
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trên 10 năm
Biểu đồ 4.7: Mô tả mẫu số năm kinh nghiệm làm việc
Về thời gian đầu tư chứng khoán: đa số NĐT có thời gian đầu tư chứng khoán dưới 1 năm (chiếm 67,8%), sau đó là từ 1 đến 3 năm (chiếm 22,0%), rồi đến từ trên 3 năm đến 5 năm (8,5%) và cuối cùng từ trên 5 năm đến 10 năm (chiếm 1,7%).
Từ trên 3 năm đến 5 năm Từ trên 5 năm đến 10 năm
8,5% 1,7% Từ 1 đến 3 năm 22% Dưới 1 năm 67,8% Dưới 1 năm
Từ trên 3 năm đến 5 năm
Từ 1 đến 3 năm
Từ trên 5 năm đến 10 năm
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Về tham gia khóa đào tạo về chứng khoán: đa số NĐT chưa tham gia khóa đào tạo về chứng khoán (78,8%) so với chỉ 21,2% NĐT đã tham gia.
Đã tham gia 21,12%
Chưa tham gia 78,8%
Đã tham gia Chưa tham gia (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Biểu đồ 4.9: Mô tả mẫu tham gia khóa đào tạo về chứng khoán
Dữ liệu sau khi thu thập được tác giả thiết kế, mã hóa và nhập liệu qua công cụ SPSS 26.0, sau đó tiến hành làm sạch. Vì lý do: dữ liệu sau khi điều tra được tiến hành nhập thô vào máy, kết hợp với dữ liệu được thu thập trực tiếp qua internet bằng công cụ Google Biểu mẫu, trong quá trình thực hiện thường có những mẫu điều tra bị sai lệch, thiếu sót hoặc không nhất quán; do vậy cần tiến hành làm sạch số liệu để đảm bảo yêu cầu, số liệu đưa vào phân tích phải đầy đủ, thống nhất. Theo đó, việc phân tích số liệu sẽ giúp tác giả đưa ra những thông tin chính xác và có độ tin cậy cao.
4.3. Đánh giá thang đo
4.3.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach Anpha
Phương pháp kiểm định độ tin cậy được thực hiện bằng công cụ Cronbach Alpha. Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang
đo không phù hợp. Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên. Sau đây là các kết quả tổng hợp các kiểm định Cronbach’s Alpha cho 4 nhóm nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Bảng 4.1: Kiểm định các thang đo Tác động của tự nghiệm và các lệch lạc bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,648 cho 8 biến quan sát)
Biến Trung bình thang Phương sai thang Tương quan Cronbach's Alpha nếu loại quan sát đo nếu loại biến đo nếu loại biến biến tổng
biến TNLL1 24,0847 15,463 ,320 ,622 TNLL2 23,4746 15,910 ,349 ,615 TNLL3 23,5508 14,660 ,421 ,594 TNLL4 23,7712 15,084 ,374 ,607 TNLL5 24,3390 16,482 ,200 ,652 TNLL6 24,2203 15,165 ,315 ,624 TNLL7 23,4492 16,284 ,266 ,634 TNLL8 23,7119 14,497 ,492 ,576
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Bảng 4.2: Kiểm định các thang đo Tác động của sự quá tự tin bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,772 cho 2 biến quan sát)
Biến Trung bình Phương sai Tương quan biến Cronbach's Alpha
quan thang đo nếu thang đo nếu loại
tổng nếu loại biến
sát loại biến biến
QTT1 3,1525 1,481 ,582 ,
QTT2 3,6271 ,903 ,582 ,
Bảng 4.3: Kiểm định các thang đo Tác động của cảm xúc bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,636 cho 5 biến
quan sát)
Biến Trung bình Phương sai Tương quan biến Cronbach's Alpha quan thang đo nếu thang đo nếu
tổng nếu loại biến
sát loại biến loại biến
CX1 13,8475 8,216 ,295 ,628
CX2 13,8475 7,754 ,354 ,601
CX3 13,7373 8,418 ,286 ,630
CX4 13,9068 7,094 ,522 ,514
CX5 13,6441 7,428 ,509 ,526
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Bảng 4.4: Kiểm định các thang đo Ảnh hưởng của xã hội bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,698 cho 4 biến quan sát)
Biến quan Trung bình Phương sai Tương quan biến Cronbach's Alpha thang đo nếu thang đo nếu
sát loại biến loại biến tổng nếu loại biến
AHXH1 10,9831 5,265 ,352 ,718
AHXH2 11,1017 4,434 ,572 ,574
AHXH3 10,6695 4,787 ,498 ,625
AHXH4 10,5424 5,259 ,538 ,611
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Bảng 4.5: Kiểm định các thang đo Quyết định đầu tư bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,818 cho 4 biến quan sát)
Biến quan Trung bình Phương sai Tương quan biến Cronbach's Alpha thang đo nếu thang đo nếu
sát loại biến loại biến tổng nếu loại biến
QD1 10,4576 5,806 ,739 ,723
QD3 QD4
10,3305 6,514 ,555 ,809
10,3898 5,676 ,787 ,700
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo hầu hết đều đạt độ tin cậy cho phép ngoại trừ biến CX1 trong nhóm ảnh hưởng của cảm xúc bị loại do 0,295 < 0,3 và biến này sẽ không được đưa vào phân tích nhân tố EFA và hồi quy tiếp theo.
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
4.3.2.1. Thang đo các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:
+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05
+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5
+ Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue >1
+ Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Khi phân tích EFA với thang đo các thành phần các yếu tố ảnh hướng đến quyết định đầu tư, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue >1.
Bảng 4.6: KMO và kiểm định Bartlett
Hệ số KMO ,771
Kiểm định Barlett Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 684,363
df 153
Sig. ,000
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Bảng 4.7: Tổng phương sai của các nhân tố
Hệ số Eigenvalues khởi Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay tạo
Nhân Phần Phần Phần Phần Phần Phần
tố Tổng trăm của trăm tích Tổng trăm của trăm tích Tổng trăm của trăm tích
cộng phương lũy cộng phương lũy cộng phương lũy
sai sai sai
1 5,263 29,241 29,241 5,263 29,241 29,241 2,630 14,613 14,613 2 1,768 9,821 39,062 1,768 9,821 39,062 2,216 12,311 26,924 3 1,458 8,099 47,161 1,458 8,099 47,161 2,003 11,127 38,051 4 1,243 6,906 54,067 1,243 6,906 54,067 1,911 10,616 48,667 5 1,221 6,784 60,850 1,221 6,784 60,850 1,615 8,974 57,641 6 1,012 5,623 66,473 1,012 5,623 66,473 1,590 8,832 66,473 7 ,931 5,170 71,643 8 ,800 4,444 76,087 9 ,684 3,801 79,888 10 ,556 3,087 82,975 11 ,531 2,950 85,925 12 ,498 2,768 88,693 13 ,449 2,497 91,190 14 ,398 2,211 93,401 15 ,383 2,127 95,528 16 ,322 1,789 97,317 17 ,247 1,374 98,691 75
18 ,236 1,309 100,000
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Bảng 4.8: Kết quả phân tích EFA đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư sau khi đã loại bỏ các nhân tố có hệ số nhỏ hơn 0,5
STT Tên Nhân tố Nhóm biến 1 2 3 4 5 nhân tố 1 TNLL1 0,628 2 TNLL2 0,717 3 TNLL3 Tự 4 TNLL4 0,663 nghiệm và lệch 5 TNLL5 0,856 lạc 6 TNLL6 7 TNLL7 0,659 8 TNLL8 0,556 9 QTT1 0,735 Sự quá tự tin 10 QTT2 0,670 11 CX2 0,767 Tác 12 CX3 0,642 động của cảm 13 CX4 0,745 xúc 14 CX5 0,554 15 AHXH1 0,657 Ảnh 16 AHXH2 0,593 hưởng của xã 17 AHXH3 0,818 hội 18 AHXH4 0,742
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Sau khi tổng hợp từ kết quả phân tích EFA và loại bỏ các kết quả không thỏa điều kiện lọc, tác giả thu được bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nhà đầu tư được chia thành bốn nhóm bao gồm:
1. Nhóm nhân tố thứ nhất được đặt tên Tự nghiệm và các lệch lạc gồm sáu biến quan sát như sau:
TNLL1 Anh/Chị ưu tiên đầu tư vào các công ty có trụ sở gần nhà. TNLL2 Anh/Chị ưu tiên đầu tư vào các công ty Anh/Chị làm việc hoặc
thương hiệu mà Anh/Chị đã biết.
TNLL4 Anh/Chị theo đuổi những cổ phiếu đang có xu hướng tăng giá và tránh những cổ phiếu có xu hướng giảm giá.
TNLL5 Anh/Chị mua một số cổ phiếu dựa vào các báo cáo phân tích miễn phí sẵn có trên các phương tiện truyền thông.
TNLL7 Anh/Chị mua một số cổ phiếu khi biết thông tin cổ phiếu đó đang có tỷ suất sinh lợi bất thường.
TNLL8 Anh/Chị cho rằng cổ phiếu có giá niêm yết trên sàn chứng khoán càng cao thì giá trị thực của nó cũng cao tương ứng.
2. Nhóm nhân tố thứ hai được đặt tên Sự quá tự tin gồm hai biến quan sát như sau:
QTT1 Càng cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của bản thân thì Anh/Chị càng muốn tiếp tục đầu tư nhiều hơn.
QTT2 Càng cảm thấy tự tin thì Anh/Chị càng muốn dồn tất cả tiền vào một vài mã cổ phiếu và chấp nhận tăng rủi ro (được ăn cả, ngã về không).
3. Nhóm nhân tố thứ ba được đặt tên Tác động của cảm xúc gồm bốn biến quan sát như sau:
CX2 Anh/Chị cảm thấy hối tiếc về một quyết định đầu tư tồi và ước rằng đã lựa chọn khác.
CX3 Anh/Chị cảm thấy hãnh diện khi đầu tư thành công và không ngại chia sẻ thành quả bản thân cho những người khác biết.
CX4 Anh/Chị cảm thấy dễ dàng bán cổ phiếu thắng cuộc quá sớm (ăn non) và giữ cổ phiếu giảm giá quá lâu (gồng lỗ).
CX5 Sau một khoản đầu tư có lời, Anh/Chị cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chấp nhận rủi ro thua lỗ khi xuống tiền cho lượt đầu tư tiếp theo.
4. Nhóm nhân tố thứ tư được đặt tên Ảnh hưởng của xã hội gồm bốn biến quan sát như sau:
AHXH1 Các quyết định mua và bán cổ phiếu của các nhà đầu tư khác có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị.
AHXH2 Anh/Chị thường đầu tư dựa vào những tin tức từ thị trường chứng khoán hoặc các hội nhóm đầu tư.
AHXH3 Anh/Chị thường ra quyết định đầu tư dựa vào khuyến nghị của các chuyên gia phân tích chứng khoán.
AHXH4 Anh/Chị dựa vào các xu hướng vận động lên xuống chỉ số VNIndex để ra quyết định đầu tư.
4.3.2.2. Thang đo quyết định đầu tư
Để đảm bảo độ tin cậy và độ kết dính của các nhân tố của Quyết định đầu tư đã đưa ra ở phần cơ sở lý thuyết, chúng ta cũng sẽ phải tiến hành phân tích nhân tố đối với các nhân tố của Quyết định đầu tư. Mong đợi của chúng ta là các nhân tố này sẽ cùng nhau tạo thành một nhân tố (phạm trù) có Eigenvalue lớn hơn 1. Điều đó có nghĩa là bốn yếu tố đo lường Quyết định đầu tư có độ kết dính cao và cùng thể hiện một phạm trù Quyết định đầu tư.
Sau khi phân tích EFA, bốn biến quan sát của thang đo quyết định đầu tư được nhóm thành một nhân tố. Kết quả cho thấy không biến nào bị loại và thỏa các điều kiện lọc kiểm định như sau:
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố thang đo quyết định đầu tư KMO và Kiểm định Bartlett
Hệ số KMO ,656
Kiểm định Barlett Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 256,376
df 6
Sig. ,000
Bảng 4.10: Kết quả phân tích EFA thang đo quyết định đầu tư Ma trận nhân tố Nhân tố 1 QD4 ,916 QD1 ,890 QD3 ,732 QD2 ,675
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Từ các kết quả trên, tác giả rút ra kết luận mô hình nghiên cứu vẫn được giữ nguyên sau khi phân tích 4 nhân tố và kiểm định thang đo Cronbach Alpha, 4 thành phần nhân tố vẫn được giữ nguyên như đề xuất ban đầu của tác giả theo Hình 4.2
như sau:
(Nguồn: tổng hợp từ tác giả)
Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA và kiểm định thang đo Cronbach Alpha
4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có bốn giả thuyết được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi
đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H4. Mô hình hồi quy có dạng sau:
Quyết định đầu tư =β0 +β1 x Tự nghiệm và các lệch lạc +β2 x Sự quá tự tin
+ β3 xTác động của cảm xúc +β4 x Ảnh hưởng của xã hội + e (Trong đó:β0 hằng số hồi quy,βi trọng số hồi quy, e sai số).
4.4.1. Phân tích tương quan
Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Ở đây biến độc lập tương ứng với 4 nhóm nhân tố H1, H2, H3, H4 và biến phụ thuộc là nhóm nhân tố Quyết định đầu tư.
Theo kết quả tổng hợp được từ ma trận tương quan, tác giả nhận thấy chỉ có nhóm nhân tố Tự nghiệm và các lệch lạc có tương quan đối với Quyết định đầu tư (Pearson Correlation = 0,314) và các nhóm nhân tố còn lại không ảnh hưởng đến Quyết định đầu tư (do vi phạm điều kiện Sig. > 0,01).
Bảng 4.11: Ma trận tương quan giữa các biến Sự tương quan TNLL QTT CX AHXH QD TNLL Pearson Correlation 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,001 QTT Pearson Correlation ,407 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,042 CX Pearson Correlation ,556 ,544 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,369
AHXH Pearson Correlation ,607 ,320 ,499 1
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,187