Trong thực thi chính sách gồm 7 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch. Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, các cơ quan triển khai từ Trung ương đến địa
20
phương đều phải lập kế hoạch bao gồm các bước sau:
+ Kế hoạch về tổ chức, điều hành như hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực thi.
+ Kế hoạch cung cấp nguồn vật lực như tài chính, trang thiết bị. + Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện.
+ Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách.
+ Dự kiến về quy chế, nội dung về tổ chức và điều hành thực thi chính sách. Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua. Nó cũng cần thiết vì giúp cho nhân dân, các cấp chính quyền hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả.
Để làm được việc tuyên truyền này thì chúng ta cần được đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật.... Vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan.
Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực thi, và với mọi đối tượng và trong khi tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi...
Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách. Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách.
Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định.
Bước 4: Duy trì chính sách, đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế.
Để duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố như nhà nước và người tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và môi trường để chính sách được thực thi tốt.
21
thực thi chính sách. Nếu các hoạt động này được tiến hành đồng bộ thì việc duy trì