Khung phân tích thực thi chính sách từ dưới lên

Một phần của tài liệu EMPM3 Phân tích thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 42)

Micheal Lipsky (1971) đề xuất mô hình phân tích chính sách từ dưới lên, theo quan điểm của ông, những người Cán bộ cấp cơ sở (Street level bureaucrats) là những người trực tiếp triển khai chính sách, họ đối mặt với những điều kiện thực tế của chính sách ban hành, vừa phải trực tiếp đối diện với những áp lực nội bộ từ trên xuống trong việc thực thi các chính sách của mình: nguồn lực phân bổ thì có hạn, nhưng nhu cầu và đòi hỏi thì càng ngày càng tăng cấp,…. Chính vì vậy dựa vào các yếu tố mang tính cá nhân của cán bộ cấp cơ sở (những quyết định và thói quen họ đưa ra, các công cụ mà họ sử dụng để đối phó với những áp lực được nêu trên) để đưa ra các biện pháp thực thi chính sách. Từ đó các kết quả đạt được sẽ được đúc rút, và qua quá trình thương lượng, thỏa hiệp để trình lên các cơ quan bên trên nhằm có những thay đổi chính sách có tiêu chẩn, mục tiêu phù hợp với nguồn lực phân cấp cho cơ sở.

33

CÁN BỘ CƠ SỞ

Quyết định họ đưa ra Thói quen họ tạo dựng Các công cụ họ sử dụng để

đối phó áp lực, bất trắc Các nội dung thực thi chính sách khởi nghiệp và tạo việc làm tỉnh Kiên Giang :

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm cần đảm bảo các nội dung

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm

Phân công phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm

Bảng 2: Mô hình thực thi chính sách từ dưới lên do tác giả tự vẽ

Nguồn: Michael Hill & Peter Hupe (2014)

Thực thi chính sách Thực thi chính sách

Chính sách Chính sách

34

Tóm tắt Chương 2

Vấn đề hỗ trợ lập nghiệp và tạo việc làm nói chung và đối với thanh niên nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên là nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm. Thông qua các chương trình, dự án chính sách được hiện thực hóa và ngày càng đi sâu vào đời sống xã hội, thúc đẩy việc phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, tạo việc làm cho người lao động.

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chương 2 đã làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên như: khái niệm thanh niên, thanh niên và vai trò phát triển nguồn nhân lực, thanh niên và nhu cầu được hỗ trợ chính sách để lập nghiệp, tạo việc làm, nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên. Từ đó xây dựng khung phân tích thực thi chính sách tổng quát từ trên xuống và từ dưới lên làm cơ sở phân tích thực trạng thực thi chính sách khởi nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên ở tỉnh Kiên Giang.

35

Chương 3

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP, TẠO VIỆC LÀM TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

3.1. Phân tích các điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến khởi nghiệp và việc làm cho thanh niên tỉnh Kiên Giang

Qua số liệu công bố tại cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang, luận văn có thể tổng hợp dữ liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang như sau:

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Về vị trí, Tỉnh Kiên Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, diện tích tự nhiên 6.348,78 km2; vùng biển rộng 63.920 km2; bờ biển dài trên 200 km; có 15 huyện, thành phố; 145 xã, phường, thị trấn; biên giới đường bộ dài 56,8 km giáp Vương quốc Campuchia. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ, An Giang; phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển, trong đó đảo Phú Quốc rộng 573 km2.

Về khí hậu, Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Về địa hình, Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi và biển. Ở phần đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải có nhiều núi đá, địa hình khá phức tạp. Vùng đồng bằng có độ cao từ 0,2 – 1,2 m cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống.

36

Dân số của toàn tỉnh là 1.723.067 người, trong đó thanh niên (từ đủ 16 đến 30 tuổi) là 312.308 người (có 175.971 thanh niên thường xuyên có mặt tại địa phương), chiếm 18,13% dân số; 38,8% lực lượng lao động trong tỉnh (trong đó nữ chiếm 51%, dân tộc thiểu số chiếm 15%, thanh niên nông thôn 70%). Tổng số đoàn viên là 68.673 (chiếm tỷ lệ 21,99% tổng số thanh niên toàn tỉnh), trong đó đoàn viên địa bàn dân cư chiếm 34,2%; đoàn viên trong trường học chiếm 49,8%; đoàn viên công chức, viên chức chiếm 9,7%; đoàn viên trong doanh nghiệp chiếm 1,9%; đoàn viên khối lực lượng vũ trang chiếm 4,3%; đoàn viên là dân tộc thiểu số chiếm 11,6%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 là 32%; năm 2015 là 52% và dự kiến năm 2020 đạt 67%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn: 29 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo với ba cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề gắn với dạy nghề dưới 03 tháng. Trong đó:

+ Trường Đại học: 01 trường công lập (Đại học Kiên Giang).

+ Trường cao đẳng: 03 trường công lập (Kiên Giang; Nghề và Y tế).

+ Trường trung cấp: 06 trường công lập (Trường Trung cấp nghề vùng Tứ giác Long Xuyên; Trường Trung cấp nghề Tân Hiệp; Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú; Trường Trung cấp nghê vùng U Minh Thượng; Trường Trung cấp Việt Hàn - Phú Quốc và Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ).

+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: 15 Trung tâm (12 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện, thành phố; 01 Trung tâm Dạy nghề Thanh niên; 01 Trung tâm Hỗ trợ nông dân và GDNN và 01 Trung tâm tư thục GDNN Y học cổ truyền Quốc Lâm).

+ Cơ sở đào tạo khác: Trung tâm Khuyến nông; Hội Làm vườn tỉnh.

+ Cơ sở thuộc doanh nghiệp hoạt động đào tạo nghề: 03 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp (Công ty cổ phần Hướng nghiệp Á - Âu, Công ty Cổ phần Đào tạo Westernirtd, Chi nhánh Công ty cổ phần Thực phẩm Bim tại Kiên Giang).

37

vươn lên trong học tập, lập thân, lập nghiệp, làm giàu, chính đáng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc và Nhân dân, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng của đoàn, hội. Nguyện vọng của đa số thanh niên hiện nay là có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần, môi trường sống và làm việc tốt để phát huy trí tuệ của tuổi trẻ, mong muốn được Đảng, nhà nước, xã hội quan tâm, tin tưởng để được cống hiến và trưởng thành đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước và sự phát triển của tỉnh nhà.

3.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2015 - 2020 trong điều kiện kinh tế - xã hội trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững; đặc biệt trong năm 2020 do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống đã tác động đến kinh tế, giao thương kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Kiên Giang nhờ kiên định trong thực hiện “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn duy trì được tính ổn định, có bước phát triển so với cùng kỳ.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đánh giá: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 tăng 3,05%. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng: khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 32,74%; khu công nghiệp - xây dựng chiếm 20,65%; khu vực dịch vụ chiếm 42,67%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,95% trong GRDP. Tổng thu nhập bình quân đầu người ước tính là 2.418 USD/người/năm.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị được nhân rộng. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch trong sản xuất. Thủy sản phát triển thuận lợi, đảm bảo nguồn cung dồi dào và giá cả ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,34% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp ở các doanh nghiệp trên địa bàn đã khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định. Thương mại, dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-

38

19, tỉnh đã kịp thời triển khai nhiều biện pháp vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh vừa vừa phòng, chống dịch có hiệu quả. Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ tiêu dùng bắt đầu khôi phục và tăng nhẹ so với năm trước. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh vẫn duy trì được các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời tiếp tục mở rộng thêm các thị trường mới ở các nước Châu Á. Đặc biệt, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu trong thời gian tới. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra hàng năm với tộc độ khá nhanh; lực lượng lao động đang chuyển dần từ khu vực nông – lâm – ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, từ khu vực nông thôn sang thành thị. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp, nhất là hỗ trợ cho lao động nông nghiệp, các nhóm lao động yếu thế như người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa như là: tư vấn, giới thiệu việc làm, hợp đồng lao động đi làm việc nước ngoài; tư vấn tuyển sinh học nghề; vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác,... Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3,55%. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo được kiện toàn sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào các cấp học, ngành học tăng dần hằng năm (độ tuổi từ 6-14 tuổi đến trường đạt 96,06%). Kết quả phổ cập giáo dục được củng cố, duy trì (100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và xóa mù chữ; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi). Tỷ lệ đào tạo nghề đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

Từ những dữ liệu trên ta có thể thấy, tỉnh Kiên Giang có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, đồng thời đây cũng là nơi thu hút nguồn lao động nói chung và thanh niên cả nước đến sinh sống, làm việc. Từ đó, vừa là cơ hội để tỉnh Kiên Giang tiếp tục là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế hàng đầu của cả nước nhưng cũng là thách thức đối với chính quyền địa phương trong việc đảm bảo trật tự an toàn

39

xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu thế hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên tỉnh Kiên Giang nói riêng. Thanh niên được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, những ứng dụng khoa học hiện đại; được tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo, năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ; được cập nhật kiến thức thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;... từ đó góp phần hình thành nên một lực lượng thanh niên có tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, tác phong chuyên nghiệp,... nâng lên cơ hội tìm được việc làm, cải thiện thu nhập.

Bên cạnh đó, thanh niên còn phải đối mặt với nhiều thách thức như các ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường (hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng, các văn hóa phẩm độc hại,...), thanh niên dễ rơi vào lối sống thực dụng, làm giàu không chính đáng; việc sử dụng mạng internet, các trang mạng xã hội nhưng không biết chọn lọc, thanh niên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, làm lệch lạc ý chí, tư tưởng,... Ngoài ra, những vấn đề về biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần, vật chất của một bộ phận thanh niên. Thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong những nội dung trong hoạt động quản lý của nhà nước. Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, Nhà nước cần thiết phải có những hoạt động quản lý đúng đắn, hiệu quả để phát huy tiềm năng, thế mạnh của thanh niên.

3.2. Chính sách và mục tiêu của chính sách

3.2.1. Tính ổn định của chính sách

Sự ổn định của các chính sách là điều kiện để việc thực thi chính sách được tiến hành thuận lợi, ổn định và bền vững. Để triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ thanh niên lập nghiệp thì đòi hỏi phải có một hệ thống các chính sách thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có những quy định chung và quy định riêng, có những nội dung gắn với đặc thù đối tượng thực thi chính sách, đặc thù địa bàn… Do đó, không những chính sách cần phải ổn định lâu dài mà còn phải dễ hiểu, dễ thực hiện và có sự nhất quán cao.

40

Tài chính, ngân hàng và thu chi ngân sách: Nhiều chính sách tín dụng, tiền tệ được triển khai thực hiện, hoạt động ngân hàng được đảm bảo an toàn, hiệu quả, đưa nhanh đồng vốn vào sản xuất, kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, nông dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất. Trong giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, tổng nguồn vốn hoạt động tăng bình quân 15,72%/năm, do ảnh hưởng Covid- 19 đạt 15,25%/năm. Trong đó, huy động vốn tại chỗ tăng trưởng bình quân 14,04%/năm, dư nợ cho vay tăng trưởng bình quân 18,05%, do ảnh hưởng Covid-19 là 17,65%/năm, tỷ lệ nợ xấu hàng năm đều chiếm

Một phần của tài liệu EMPM3 Phân tích thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)