Nguồn lực con người về thanh niên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu EMPM3 Phân tích thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 51 - 86)

Dân số của toàn tỉnh là 1.723.067 người, trong đó thanh niên (từ đủ 16 đến 30 tuổi) là 312.308 người (có 175.971 thanh niên thường xuyên có mặt tại địa phương), chiếm 18,13% dân số; 38,8% lực lượng lao động trong tỉnh (trong đó nữ chiếm 51%, dân tộc thiểu số chiếm 15%, thanh niên nông thôn 70%). Tổng số đoàn viên là 68.673 (chiếm tỷ lệ 21,99% tổng số thanh niên toàn tỉnh), trong đó đoàn viên địa bàn dân cư chiếm 34,2%; đoàn viên trong trường học chiếm 49,8%; đoàn viên công chức, viên chức chiếm 9,7%; đoàn viên trong doanh nghiệp chiếm 1,9%; đoàn viên khối lực lượng vũ trang chiếm 4,3%; đoàn viên là dân tộc thiểu số chiếm 11,6%. Nhìn chung, đại bộ phận thanh niên có ý chí vượt qua khó khăn, khát vọng vươn lên trong học tập, lập thân, lập nghiệp, làm giàu, chính đáng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc và Nhân dân, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng của đoàn, hội. Nguyện vọng của đa số thanh niên hiện nay là có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần, môi trường sống và làm việc tốt để phát huy trí tuệ của tuổi trẻ, mong muốn được Đảng, nhà nước, xã hội quan tâm, tin tưởng để được cống hiến và trưởng thành đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước và sự phát triển của tỉnh nhà.

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược, tình hình thanh niên trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phần lớn thanh niên có nâng lên về nhận thức, tư tưởng cách mạng, có tri thức và lòng yêu nước, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Năng động, sáng tạo trong học tập và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh; trình độ học vấn và tay nghề ngày càng nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thanh niên thiếu hoài bão, thích hưởng thụ, lười lao động, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

42

do ảnh hưởng xấu từ các thông tin tiêu cực trên mạng internet, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều mà không có kỹ năng chọn lọc các thông tin hữu ích đã làm cho một số thanh niên chạy theo lối sống “ảo”, thực dụng,..đời sống vật chất, văn hóa của thanh niên vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, hải đảo còn nhiều hạn chế; khả năng hội nhập, kỹ năng thực hành xã hội của thanh niên chưa cao.

Thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu thế hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên tỉnh Kiên Giang nói riêng. Thanh niên được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, những ứng dụng khoa học hiện đại; được tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo, năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ; được cập nhật kiến thức thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;... từ đó góp phần hình thành nên một lực lượng thanh niên có tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, tác phong chuyên nghiệp,... nâng lên cơ hội tìm được việc làm, cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, thanh niên còn phải đối mặt với nhiều thách thức như các ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường (hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng, các văn hóa phẩm độc hại,...), thanh niên dễ rơi vào lối sống thực dụng, làm giàu không chính đáng; việc sử dụng mạng internet, các trang mạng xã hội nhưng không biết chọn lọc, thanh niên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, làm lệch lạc ý chí, tư tưởng,... Ngoài ra, những vấn đề về biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần, vật chất của một bộ phận thanh niên.

3.4. Hiện trạng thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

3.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên nói chung và thanh niên tỉnh Kiên Giang nói riêng

Những văn bản, chính sách của Trung ương và tỉnh ban hành trong lĩnh vực này rất đa dạng. Bởi vì liên quan đến rất nhiều nội dung khác nhau như: quản lý lao động, dạy nghề, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để tạo việc làm,... Vì vậy, ngoài Luật Thanh niên 2020, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì

43

có số văn bản khác trực tiếp liên quan lĩnh vực quản lý nhà nước về hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm như: Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020) ban hành kèm theo Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ (Kế hoạch 1042). Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản: Chương trình số 241/CTr-UBND ngày 31/5/2012, về phát triển thanh niên tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 - 2020 (Chương trình 241); Kế hoạch số 50/KH- UBND ngày 31/5/2012, về thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 - 2015, Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 06/4/2018 thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Kế hoạch 74) và Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của tỉnh hàng năm. Đồng thời, ban hành Công văn số 871/UBND-VHXH ngày 20/8/2013 chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc việc xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện tại địa phương, đơn vị, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phát triển thanh niên của tỉnh vào các đề án, dự án của cơ quan, đơn vị và tổ chức triến khai cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức nhăm nâng cao ý thức thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên của cán bộ, công chức, viên chức ở đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, căn cứ văn bản, chính sách của trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang cũng ban hành những văn bản, chính sách có liên quan đến hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên như:

- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành:

+ Nghị quyết số 149/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về việc đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

+ Nghị quyết số 43/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 – 2020.

44

triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

+ Nghị quyết số 119/2018/NQ-HĐND ngày 08/01/2018 về sửa đổi, bổ sung nội dung của Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo ban hành kèm theo Nghị quyết số 104/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị quyết số 169/2018/NQ-HĐND ngày 24/7/2018 ban hành Chương trình việc làm tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2018 - 2020.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:

+ Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 29/01/2011 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Kiên Giang.

+ Công văn số 1281/UBND-VHXH ngày 22/10/2012 về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012 và những năm tiếp theo.

+ Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/11/2014 về đào tạo lao động có tay nghề làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

+ Công văn số 582/VP-VHXH ngày 26/5/2015 về triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. + Công văn số 873/VP-VHXH ngày 06/8/2015 về việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

+ Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang.

+ Công văn số 1748/UBND-VHXH ngày 13/10/2016 về tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động có tay nghề tại các cụm, khu công nghiệp và khu du lịch.

+ Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 06/10/2017 của UBND tỉnh về thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

45

+ Chỉ thị số 2323/CT-UBND ngày 03/11/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phân luồng, tuyển sinh đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

+ Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 04/4/2018 của UBND tỉnh về việc đào tạo lao động thuộc 04 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018 – 2020.

+ Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 30/5/2019 của UBND tỉnh về thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Kiên Giang.

+ Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 12/4/2019 về thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTG ngày 30/10/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

+ Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 19/4/2010 v/v thành lập BCĐ thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Kiên Giang.

Đồng thời, ban hành Công văn số 871/ƯBND-VHXH ngày 20/8/2013 chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc việc xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện tại địa phương, đơn vị, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phát triển thanh niên của tỉnh vào các đề án, dự án của cơ quan, đơn vị và tổ chức triến khai cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức nhăm nâng cao ý thức thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên của cán bộ, công chức, viên chức ở đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, để công tác triển khai thực hiện có hiệu quả, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ ban hành Công văn số 466/SNV-CTTN ngày 13/6/2012 về việc triển khai Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh niên giai đoạn 2012 - 2020. Qua đó, hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện tốt công tác triển khai, tuyên truyền Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, trong đó các sở, ban, ngành cấp tỉnh hàng năm lồng ghép xây dựng kế hoạch thực hiện vào kế hoạch của cơ quan, đơn vị; UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 05 năm và hàng

46

năm và đã tiến hành sơ kết giai đoạn I vào năm 2015.

Với các kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm thông qua hệ thống văn bản pháp luật trên cơ sở thực tế của tỉnh Kiên Giang, có thể đánh giá khái quát một số kết quả cụ thể từ việc thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên như sau:

Với đặc thù phần lớn thanh niên tỉnh Kiên Giang, mà phần lớn là thanh niên nông thôn không có tay nghề, trình độ chuyên môn cao nên sau khi xin vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn họ bị trả về vì không đáp ứng yêu cầu công việc. Một số rất ít thanh niên được chính quyền cho tham gia vào các lớp đào tạo nghề thì xin được vào các doanh nghiệp để làm công nhân nhưng không làm được bao lâu vì các cơ sở này không có việc làm thường xuyên, không có chế độ đãi ngộ, ưu tiên.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Kiên Giang đã quyết định lập phương án liên kết với các trường dạy nghề để tạo điều kiện cho thanh niên tham gia học nghề. Ngoài các chính sách hỗ trợ về việc làm, tỉnh cũng đầu tư, mở rộng thêm các chợ thương mại, xây dựng hệ thống siêu thị, du lịch, dịch vụ để tạo môi trường kinh doanh, buôn bán cho người dân, giải quyết một phần lao động dôi dư ở địa phương. Cùng với việc xác lập và thực hiện quy hoạch kiến trúc không gian tỉnh Kiên Giang phù hợp với quá trình đô thị hoá, hài hoà giữa tính truyền thống và hiện đại. Tỉnh đã chủ trương khôi phục một số nghề truyền thống, nâng cấp một số khu di tích lịch sử - văn hoá, xây dựng khu sinh thái,… để tạo điều kiện cho phát triển du lịch - là thế mạnh tiềm năng và quý giá của tỉnh.

Xác định công tác tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên của tỉnh. Đoàn thanh niên tỉnh Kiên Giang trong những năm qua đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai, thực hiện các phong trào “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nắm bắt và giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên; huy động các nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ

47

cho thanh niên trong học tập, công tác và cuộc sống, tập trung vào 4 nội dung: Một là, đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.

Hai là, đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp và tạo việc làm.

Ba là, đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hoá tinh thần.

Bốn là, đồng hành với thanh niên trong nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội.

Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động với các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, động viên thanh niên chủ động học nghề, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang cũng ban hành một số giải pháp trong việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên đáp ứng với yêu cầu thực tế của địa phương, ví dụ như một số kế hoạch cụ thể gồm:

- Tạo việc làm cho thanh niên thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm trên địa bàn. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các thành phần kinh tế, các ngành mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Thông qua thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ- CP ngày 09/7/ 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của người lao động. Từ chỗ trông chờ hoàn toàn vào Nhà nước, đến nay người dân, nhất là thanh niên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã tự tạo việc làm cho bản thân, Nhà nước (cụ thể là các cấp chính quyền của tỉnh, huyện) tạo môi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi, hỗ trợ một phần về vốn, còn người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Năm 2019, tỉnh Kiên Giang có khoảng 5.200 thanh niên được vay vốn với hơn 59 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn vay giải quyết việc làm (qua

Một phần của tài liệu EMPM3 Phân tích thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 51 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)