Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo

Một phần của tài liệu EMPM3 Phân tích thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 86 - 87)

việc làm

Một là, hoàn thiện chính sách pháp luật về việc làm theo hướng bao phủ và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc làm, thị trường lao động; cải cách thể chế thị trường lao động theo hướng an ninh và linh hoạt.

Hai là, điều chỉnh cơ chế, chính sách về nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên, thực sự sát với thực tiễn ở các đơn vị địa phương. Đồng thời cần xác định vai trò của Chính phủ chủ yếu là tạo khung pháp luật; tổ chức, kiểm tra thực hiện, giám sát và cũng là người tổ chức, tạo điều kiện cho thanh niên tự tạo việc làm hoặc tham gia thị trường lao động. Nhà nước không bao cấp, nhưng đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực dạy nghề, việc làm, giao dịch lao động là rất quan trọng, được coi là đầu tư cho phát triển. Đồng thời, mở rộng sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các đối tác xã hội nhằm tăng thêm nguồn lực cùng Nhà nước giải quyết vấn đề xã hội bức xúc nhất hiện nay là giải quyết việc làm cho thanh niên.

Ba là, đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tiếp tục quan tâm, tăng cường kinh phí từ Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề cho các trường có nghề trọng điểm của các tỉnh, thành phố, quận, huyện.

Bốn là, về phía địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và các ban, ngành có liên quan có cơ chế cụ thể trong việc chỉ đạo trách nhiệm cũng như phối hợp giữa các ban, ngành với tổ chức chính trị - xã hội quận trong việc hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại và đồng bộ cho công tác dạy nghề theo hướng lựa chọn nghề dạy phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận và hợp với nhu cầu của người học nghề. Bên cạnh đó cũng cần mở rộng các cơ sở dạy nghề có tiềm năng phát triển, đạt chuẩn theo qui định, quan tâm bổ sung biên chế giáo viên cho các cơ sở dạy nghề công lập của quận. Có chính sách ưu đãi trong việc tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, chính sách khuyến khích xã hội hoá dạy nghề nhằm thu hút nhân lực, đầu tư của xã hội vào các cơ sở dạy nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới.

77

Một phần của tài liệu EMPM3 Phân tích thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)