Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phát Triển Năng Lực Tự Học Tin Học Trung Học Phổ Thông Cho Học Sinh Lớp 10 Trên Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược – Flipped Classroom (Trang 52)

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.4.Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng này tôi chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hệ thống bài học, bài tập đa dạng và phong phú nhiều hình thức, phù hợp với trình độ và năng lực của HS. Với những đề xuất này, tôi hi vọng góp thêm đƣợc một tiếng nói vào việc cụ thể hóa đổi mới phƣơng pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn Tin học.

CHƢƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1 Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá

- Vận dụng một sô biện pháp “Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học

phổ thông trên mô hình lớp học đảo ngược – Flipped Classroom” trong một số bài học tin học lớp 10 ở phổ thông vào thực tế dạy học nhằm thể hiện bƣớc đầu tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài.

- Trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm, tôn trọng phân phối chƣơng trình sách

giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2008 do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Phát hiện nội dung tƣ duy sáng tạo có thể rèn luyện năng lực trong các bài thực nghiệm sƣ phạm. Lựa chọn và phân phối các biện pháp trong các bài tập để rèn luyện và phát triển các năng lực học tập cho HS.

3.2 Phƣơng pháp kiểm nghiệm sƣ phạm

3.2.1 Nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành kiểm nghiệm sư phạm

a) Nội dung kiểm nghiệm sư phạm

- Vì thời gian có hạn nên kiểm nghiệm sƣ phạm chủ yếu chỉ tập trung vào

các bài học theo phân phối chƣơng trình ở chƣơng IV ở chƣơng trình Tin học 10.

b) Đối tượng kiểm nghiệm

- Lớp thực nghiệm là 10/1, 10/4 Trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Thƣợng

Hiền Thành phố Đà Nẵng. Tôi chọn thực nghiệm tại hai lớp này bởi vì:

- Điều kiện cơ sở vật chất, số lƣợng HS và nội dung giảng dạy ở hai lớp là giống

nhau.

- Hai lớp đều do một GV hƣớng dẫn giảng dạy nên phƣơng pháp truyền đạt là

tƣơng đối giống nhau.

- Chọn lớp dạy thực nghiệm và lớp đối chứng có trình độ học vấn trung bình và

trung bình khá (vừa có HS yếu, trung bình, khá và giỏi) bằng cách dựa vào điểm tổng kết của năm học trƣớc cũng nhƣ điểm tổng kết của học kỳ I.

- Nhƣng khi tiến hành thực nghiệm tôi áp dụng hai phƣơng pháp giảng dạy khác

nhau. Lớp 10/1 dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc phát huy tính tích cực của HS, dạy học chú trọng rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ - tự học tin học thông qua việc học các bài giảng trực tuyến và thời gian tiết học ở lớp dành cho việc giải các

bài tập về nhà (đƣợc giao trên hệ thống) và làm việc nhóm. Còn lớp đối chứng 10/4 giảng dạy theo mô hình lớp học truyền thống với các phƣơng pháp tích cực đƣợc áp dụng trong một tiết học với cùng một nội dung với lớp thực nghiệm.

c) Phương pháp tiến hành kiểm nghiệm

- Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

3.2.2 Tiêu chí và công cụ đánh giá kết quả kiểm nghiệm.

a) Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị các bài thi trắc nghiệm, các đề thi tự luận và thực hành trên hệ thống Sp learning

b) Tổ chức dạy học

- Cung cấp username và password cho HS đăng nhập vào hệ thống để tiến hành học theo lộ trình và làm các đề thi, bài thi.

3.3. Nghiên cứu tác động của dạy học trên mô hình lớp học đảo ngƣợc đến hiệu quả học tập của HS qua bảng thống kê và đồ thị so sánh kết quả học hiệu quả học tập của HS qua bảng thống kê và đồ thị so sánh kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1. Kết quả đánh giá các bài thi trắc nghiệm:

Hình 3.2: Kết quả đánh giá bài thi trắc nghiệm 2

Hình 3.4: Kết quả đánh giá bài thi trắc nghiệm 4

Nhận xét kết quả đánh giá:

Thông qua kết quả đánh giá bài thi trắc nghiệm cho thấy: kết quả ở bài thi trắc nghiệm 1, 2 mức độ chênh lệch giữa hai hình thức dạy học truyền thống và dạy học theo mô hình LHĐN là không cao. Tuy nhiên khi có sự tác động, hổ trợ của giáo viên, các em dần quen với hình thức học tập theo mô hình LHĐN này đã dẫn đến sự chuyển biến rõ rệt về mức độ chênh lệch kết quả đánh giá bài thi của hai hình thức dạy học. Ở đề 3,4,5 hình thức dạy học theo mô hình LHĐN số lƣợng HS đạt điểm thấp từ 0 – 5 giảm từ 3 HS(ở đề 1) xuống còn 1 HS (ở đề 5) và đạt điểm 5 -7 tăng từ 7 HS (ở đề 3) lên 15 HS (ở đề 5). Điều đó cho thấy hình thức dạy học theo mô hình LHĐN là khả thi và mang lại hiệu quả.

3.3.2. Kết quả đánh giá các bài thi lý thuyết và thực hành:

Hình 3.7: Kết quả đánh giá bài thi lý thuyết và thực hành 2

Hình 3.9: Kết quả đánh giá bài thi lý thuyết và thực hành 4

Nhận xét kết quả đánh giá:

Thông qua kết quả đánh giá bài thi tự luận cho thấy: kết quả ở bài thi tự luận 1, 2 mức độ chênh lệch giữa hai hình thức dạy học truyền thống và dạy học theo mô hình LHĐN là không cao. Tuy nhiên khi có sự tác động, hổ trợ của giáo viên, các em dần quen với hình thức học tập theo mô hình LHĐN này đã dẫn đến sự chuyển biến rõ rệt về mức độ chênh lệch kết quả đánh giá bài thi của hai hình thức dạy học. Ở đề 3,4,5 hình thức dạy học theo mô hình LHĐN không có HS nào đạt điểm thấp từ 0,00 – 0,05, bên cạnh đó số lƣợng HS đạt điểm tối đa là 3,00 điểm tăng từ 12 HS (ở đề 3) lên 20 HS (ở đề 5). Điều đó cho thấy hình thức dạy học theo mô hình LHĐN là khả thi và mang lại hiệu quả.

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm

+ Ngƣời làm đề tài trực tiếp dạy thực nghiệm tại hai lớp 10/1 và 10/4 của trƣờng THPT Nguyễn Thƣợng Hiền – Thành phố Đà Nẵng.

+ Qua hai mô hình dạy học gồm mô hình truyền thống và mô hình đảo ngƣợc thực nghiệm đã làm rõ hơn về hình thức học tập tăng khả năng nhận thức của HS, khả năng rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ tự học tốt hơn ở HS.

3.5. Tiểu kết chƣơng 3

Tuy thời gian thực nghiệm hạn chế nhƣng qua thực nghiệm sƣ phạm tôi nhận thấy việc rèn luyện và phát triển các năng lực cho HS phải là một quá trình lâu dài, nên GV cần có sự chuẩn bị tốt chứ không thể nóng vội đƣợc. Trong một tiết dạy, bài dạy, bài tập GV nên chỉ chọn một hoặc hai yếu tố sáng tạo nổi bật trong bài để rèn luyện cho HS chứ không nên quá ôm đồm quá nhiều kiến thức. Trong quá trình dạy học thì GV cần quan tâm chú ý để phát hiện ra những biểu hiện tƣ duy, những yếu tố sáng tạo, sự hứng thú học tập của HS, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề để bồi dƣỡng cho HS. GV cũng cần phát hiện, khai thác, tận dụng các yếu tố sáng tạo tiềm ẩn trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo... để rèn luyện và phát triển lên cho HS. Bên cạnh đó, GV cần thƣờng xuyên thay đổi hình thức dạy phù hợp giúp HS tiếp thu đƣợc tốt hơn và tránh nhàm chán. Hơn nữa, trong quá trình giải bài tập taị phiên giáp mặt, GV cũng cần phải gợi ý, hƣớng dẫn, dẫn dắt HS tƣ duy theo các thao tác năng lực tƣ

duy sáng tạo, tạo tình huống tự giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác làm nhóm để từ đó hình thành dần dần cho HS thói quen tự năng lực tự giác, tự chủ tự học,năng lực tƣ duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. GV cũng cần hiểu rõ khả năng tiếp thu bài của đối tƣợng HS để đƣa ra các bài tập và phƣơng pháp giải cho phù hợp giúp các em làm đƣợc và sáng tạo các cách giải gây hứng thú cho các em, từ đó dần dần nâng cao kiến thức từ dễ tới khó.

Quá trình thực nghiệm và kết quả thực nghiệm đạt đƣợc cho thấy: mục đích thực nghiệm đã đƣợc hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm đƣợc khẳng định. Thực hiện các biện pháp sƣ phạm mà khóa luận xây dựng sẽ góp phần rèn luyện và phát triển các năng lực tự chủ tự học cho HS, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tin học ở trƣờng Trung học phổ thông. Tuy nhiên trong quá trình thực tập thời gian quá ngắn do đó việc giảng dạy theo các biện pháp trên chƣa đƣợc phát huy một cách tốt nhất. Nhƣng thông qua kết quả khảo sát trong thời gian thực nghiệm thì tôi thấy nếu dạy theo cách này ngoài việc nhận thức của HS về việc tự giác học tập có phần tiến bộ, HS khá tính hứng thú trong học tập bằng mô hình trên đƣợc thể hiện nhƣ giơ tay phát biểu, tranh luận, ham làm bài tập hơn so với các phƣơng pháp giảng dạy trƣớc đây.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hiện nay, để đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy vai trò chủ thể của HS trở thành yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn. Đối với bộ môn Tin, việc rèn luyện và phát triển các năng lực là một vấn đề quan trọng. Nếu dạy học chỉ đơn thuần là GV đọc - HS chép thì chắc chắn khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề

và tƣ duy sáng tạo của các em sẽ mờ dần, không có “mảnh đất” để thể hiện. Hậu quả

mà phƣơng pháp giáo dục này gây ra không chỉ dừng lại ở đó. Trong mỗi HS đều tiềm ẩn một năng lực và nhiệm vụ của ngƣời GV là phải biết phát hiện, góp phần hình thành, nuôi dƣỡng và kích thích những chồi mầm của năng khiếu ấy trong một HS để chúng phát triển ở mức tối đa nhất. Do vậy việc rèn luyện và phát triển năng lực cho HS trong dạy học Tin nói chung và dạy học bài tập là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình dạy học ở nhà trƣờng trung học phổ thông.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bƣớc đầu đã đi từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài để từ đó đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm rèn luyện và phát triển năng lực cho HS phổ thông qua dạy học phát triển năng lực tự học Tin học trên mô hình lớp học đảo ngƣợc. Trong mô hình đó, đã chú trọng đƣa ra các hệ thống bài học qua video, qua bài giảng và các bài tập tự đánh giá cụ thể, rõ ràng đƣợc đƣa lên hệ thống website. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao đòi hỏi ngƣời GV phải có sự phối kết hợp đồng bộ, nhuần nhuyễn nhiều biện pháp và kết hợp tốt giữa hai mô hình thì mới nâng cao các năng lực cho HS. Điều này đã đƣợc thực hiện trong giáo án thực nghiệm và đã tiến hành dạy tại lớp 10/1 trƣờng Trung học phổ thông Nguyễn Thƣợng Hiền .Tuy gặp phải một số khó khăn nhất định nhƣng bƣớc đầu đã cho kết quả khả quan đáp ứng mục đích của đề tài, khẳng định tính khả thi, hiệu quả của kết quả nghiên cứu.

Rèn luyện và phát triển các năng lực tự học cho HS thông qua việc dạy bài học tin học lớp 10 ở trƣờng THPT là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có thời gian và những kế hoạch cụ thể. Kết quả nghiên cứu của khóa luận này chứng tỏ giả thuyết khoa học là đúng đắn, nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣợc hoàn thành. Hi vọng khóa luận sẽ góp phần giúp HS học tốt và phát huy đƣợc năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tính

sáng tạo của bản thân trong quá trình tự học Tin học, đồng thời góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học ở nhà trƣờng Trung học phổ thông. Khi nghiên cứu đề tài này, hi vọng góp thêm một tiếng nói của mình vào việc cụ thể hóa những quan điểm dạy học theo hƣớng đổi mới, phát huy vai trò chủ thể của ngƣời học. Tuy nhiên do sự hạn chế về mặt kinh nghiệm, năng lực, thời gian, tài liệu vì vậy trong quá trình khai thác và triển khai đề tài chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đƣợc sự chỉ bảo tận tình từ phía thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

2. Khuyến nghị

- Đối với HS THPT việc nâng cao năng lực tự học trên mô hình lớp học đảo ngƣợc là một vấn đề không hề dễ dàng, do là lần đầu làm quen với mô hình này. Do đó để nâng cao năng lực tự học cho HS THPT trên mô hình lớp học đảo ngƣợc, cần phải đảm bảo đƣợc các vấn đề sau:

- Theo xu hƣớng chung của dạy học hiện đại, cần tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ khoa học nói chung, của khoa học công nghệ thông tin nói riêng trong dạy học, vì vậy nên có nhiều các tiết học với nội dung phù hợp, bài giảng hay, kết hợp các hoạt động vui vè, thoải mái, ... đƣợc áp dụng trên mô hình lớp học đảo ngƣợc này, nhằm tăng sự hứng thú, giúp bài học thêm sinh động, giúp HS tiếp thu tốt hơn.

- GV cần phải có một nền tảng chuyên môn vững chắc, khi giảng dạy làm rõ các nội dung, yêu cầu bài học một cách cụ thể nhất, dễ hiểu nhất để trình bày cho HS thấy và hiểu về nó.

- Đƣa các tình huống , các ví dụ ngoài thực tế, gần gũi với HS vào áp dụng trong các bài học nhằm tăng khả năng phân tích cũng nhƣ tạo hứng thú giúp HS nhớ lâu hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống các bài tập một cách có khoa học đi từ dễ đến khó để nâng cao tƣ duy cho HS, nhằm tránh tình trạng chán nản khi học.

- Khuyến khích, động viên tinh thần tự giác tự học của HS, tôn trọng sự sáng tạo của HS, tạo ra các thách thức mới trong bài học cho HS tự giải quyết, từ đó kích thích tinh thần học tập của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thế Dũng (2015). Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược: những khó khăn, thách thức và khả năng ứng dụng. Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, 60 (8D), 85-92.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Quy chế đào tạo đại học (dự thảo).

[3]http://pou.edu.vn/khoann/news/doi-moi-phuong-phap-day-hoc-nham-nang-cao- chat-luong-dao-tao-nguon-luc-xa-hoi-dap-ung-yeu-cau-phat-trien.268

[4] Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến tại trường đại học Hùng Vương.Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Hùng Vương,tập 19, Số 2 (2020): 37-45.

[5] TS. Lê Thanh Huy, Luận án tiến sĩ Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí.

[6] https://fit.uit.edu.vn/index.php/tin-tuc/tin-moi/188-flipped-classroom-d-o-ngu-c-l- p-h-c-truy-n-th-ng

Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày...tháng... năm 2021 Cán bộ hƣớng dẫn

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày... tháng ... năm 2021

Một phần của tài liệu Phát Triển Năng Lực Tự Học Tin Học Trung Học Phổ Thông Cho Học Sinh Lớp 10 Trên Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược – Flipped Classroom (Trang 52)