Nguyên, vật liệu của nghề làm tre dừa

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3. Nguyên, vật liệu của nghề làm tre dừa

Dừa nước có tên khoa học là Nypa fruticans Wurmb, thuộc họ Cọ Palmae. Cây mọc thành dãy ven sông lạch nước lợ, gồm phần gốc thân ngầm với hệ thống rễ chằng chịt và phần trên là lá to. Lá dài 5-8m gồm có cuống lá tròn, dài, phần trên là bẹ lá phình to. Lá dùng để làm nhà, lợp vách, cuống lá có thể ghép lại dùng làm cửa, vách và các trang trí trong nhà. Mỗi năm, hai vụ vào tháng Giêng và tháng 6 âm lịch, thợ làm nhà dừa thường đến vùng dừa nước Cẩm Thanh để khai thác.

Tre: là loài cây gắn bó với đời sống của bao làng quê và trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt, tre mọc quanh nhà, quanh vườn, quanh đường làng, ngõ xóm và là nguyên liệu làm nên bao vật dụng tưởng chừng như đơn giản nhưng rất cần thiết. Đặc biệt là những vùng tre, mây nguyên liệu được làng xóm họ tộc cũng như gia đình đều có trồng để sản xuất. Tre thuộc nhóm thực vật thân xanh, thân gỗ, loại rễ chùm, phần thân bên trong rỗng. Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Tông Tre – Bambuseae, số loài của nhóm này rất lớn. Có rất nhiều giá trị sử dụng trong cuộc sống của chúng ta. Được đánh giá là nguyên liệu của tương lai và được ví như loại “thép xanh” trong xây dựng.

Loại tre mà người dân xã Cẩm Thanh dùng để đan các vật dụng là một loại tre đặc biệt có thân thẳng, gióng dài được gọi tên là lồ ô. Có thể nói, chọn nguyên liệu là một công đoạn quan trọng cho việc làm ra một sản phẩm. Cây lồ ô được chọn phải có độ tuổi từ một đến một năm rưỡi, sau đó được cưa, chẻ thành nan, vót nẹp, đan, đát (lận), kẹp, nứt, xông khói mới cho ra được một sản phẩm.

Mây: mà người dân xã Cẩm Thanh sử dụng là loại mây rã (loại mây to, dài) để đan các sản phẩm thủ công dùng trong sinh hoạt sản xuất, mây tắc (loại mây nhỏ hơn mây rã) dùng để đan các chi tiết nhỏ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Mùn cưa tre: được tận dụng trong công đoạn cưa tre và sử dụng để làm cho từng bộ phận sản phẩm dính chặt với keo.

Dấy nhám: Sau khi hoàn thành sản phẩm, người ta sử dụng dấy nhám để mài cho sản phẩm trơn tru hơn.

Keo: keo mà người dân xã cẩm Thanh sử dụng là loại keo 502 kết hợp với mùn cưa để tạo chắc chắn cho các bộ phận của sản phẩm nhất là sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

Hiện nay nguồn nguyên liệu mây, tre đa số người dân với quan niệm không có giá trị kinh tế nhiều nên đã chặt bỏ, phá đi rất nhiều để xây dựng bờ rào, tường thành. Đa số nguồn mây, tre người dân đều đặt mua ở các huyện khác trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)