7. Cấu trúc của đề tài
3.2.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và bảo tồn làng nghề
Phải có quy hoạch phát triển làng nghề cụ thể. Dựa vào các ưu điểm của từng vùng mà đưa ra các quy hoạch đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững của địa phương giúp du lịch làng nghề ngày càng phát triển và có những bước đột phá trong quy hoạch và quản lí.
Phải bảo tồn làng nghề. Hoạt động du lịch làng nghề truyền thống là hoạt động du lịch văn hoá khai thác các yếu tố văn hoá, tinh hoa nghệ thuật của các làng nghề truyền thống. Song giá trị ấy rất dễ bị các hoạt động du lịch làm biến dạng hoặc mai một đi.
Do vậy cần phải có các giải pháp bảo tồn hợp lý: Bảo tồn các dấu vết quan trọng để chứng minh cho sự tồn tại, phát triển và hưng thịnh của làng nghề, đánh dấu lịch sự của làng nghề đó.
Xây dựng bảo tàng làng nghề: Đây là một hình thức bảo tồn các giá trị văn hoá, nét tinh hoa của làng nghề, vừa có thể trưng bày các hiện vật của làng nghề để giới thiệu với người xem, khách du lịch những sản phẩm thủ công đặc sắc hay đời sống tinh thần, phong tục tập quán của cư dân làng nghề. Xây dựng phòng trưng bày sản phẩm thủ công, vừa trưng bày vừa bán sản phẩm kèm theo tập ảnh, sách báo giới thiệu những hình ảnh về làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống. Khôi phục các lễ hội văn hoá truyền thống và phong tục tập quán cổ truyền mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của làng nghề, tạo ra màu sắc đa dạng cho du lịch làng nghề truyền thống. Xác định rõ phạm vi cần bảo tồn và đề ra những quy định, chế tài chặt chẽ đối với những trường hợp có hành vi xâm hại hoặc cố ý phá hoại làng nghề.