Thực trạng nghề tranh tre dừa ở Cẩm Thanh hiện nay

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc của đề tài

2.6. Thực trạng nghề tranh tre dừa ở Cẩm Thanh hiện nay

Trải qua năm tháng tồn tại và phát triển, nghề truyền thống tranh tre dừa cũng có lúc tưởng như lụi tàn, mai một do sự phát triển của nhiều vật liệu xây dựng mới với giá rẻ, bền ra đời thay thế dần vật liệu làm nhà bằng tranh dừa. Nhưng những năm gần đây, nhu cầu khôi phục, xây dựng mới các ngôi nhà truyền thống, hàng quán, hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu tranh dừa ngày càng nhiều, nhờ đó nghề truyền thống tranh dừa nước ở Cẩm Thanh đã có cơ hội khôi phục lại và phát triển.

Thực trạng việc sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển làng nghề vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cha truyền con nối, mang tính thủ công nên sản lượng làm ra còn thấp. Hạ tầng nông thôn và làng nghề còn nhiều bất cập, chưa gắn phát triển làng nghề với du lịch và chưa quan tâm đến khai thác giá trị lịch sử văn hoá của làng nghề, thiếu khu vực trưng bày giới thiệu lịch sử truyền thống làng nghề. Đặc biệt, việc liên kết giữa các cơ sở còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu là kinh doanh hộ, ít mô hình doanh nghiệp và hợp tác xã. Đây là một nhược điểm rất lớn của làng nghề. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống hiện nay phải đương đầu với giá nguyên liệu không ổn định, làm cho giá thành phẩm cũng dao động theo, nên chủ cơ sở không dám ký những hợp đồng dài hạn với giá trị lớn.

Ở Hội An hiện nay, nghề làm nhà tre dừa ở xã Cẩm Thanh đang phát triển với số lượng người tham gia hoạt động nghề này rất cao. Sản phẩm của nghề ngày càng mới, đa dạng như nhà Rông, Gươi, nhà sàn lục giác, pôn - ga - lâu... để đáp ứng nhu cầu các cơ sở dịch vụ, du lịch trong, ngoài tỉnh.

Nguồn nguyên liệu nhánh cây dừa nước đang dần bị thu hẹp, chủ yếu do nguyên dân diện tích rừng dừa nước đang bị thu hẹp dần do tác động của việc khai thác ào ạt và tác động từ thiên nhiên, du lịch.

Nguồn lực tay nghề trẻ vẫn còn khan hiếm, chưa có tính kế thừa nên ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của nghề tranh tre dừa Hội An.

Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tranh tre được bán ra bởi phần lớn lượng tranh tre bán ra nhằm phục vụ xây dựng các nhà hàng, cửa hàng truyền thống phục vụ khách du lịch.

Số lượng gia đình sản xuất

Lực lượng lao động làm nghề tre - dừa nước (nguồn do UBND xã Cẩm Thanh cung cấp):

Tổng số hộ sản xuất thường xuyên là 35 cơ sở, gồm 35 hộ gia đình. Với số lao động thường xuyên tham gia sản xuất là 84 người. Ngoài ra còn có khoảng 25 người lao động bán thời gian vào những lúc nông nhàn.

Thu nhập bình quân đầu người tại xã là 4.000.000 đ/người/tháng. Nhưng cũng có một vài hộ gia đình anh Võ Tấn Tân chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mĩ nghệ thì có lương ổn định cao hơn các hộ dân khác với mức thu nhập từ 20.000.000đ/tháng.

Trình độ tay nghề: nghệ nhân 2 người suất sắc và có tuổi nghề lâu đời nhất trong làng còn nghề khoảng bậc 3 trở lên thì 40người. Còn lại là lao động phổ thông. Công cụ, máy móc - thiết bị phục vụ sản xuất chủ yếu bằng thủ công, việc cơ khí hóa trong sản xuất không đáng kể.

Bảng thống kê số lƣợng gia đình sản xuất

Số lƣợng Đơn vị

Tổng số hộ sản xuất 35 Cơ sở

Số lao động thƣờng xuyên 84 Người

Số lao động bán thời gian 25 Người

Thu nhập bình quân đầu ngƣời 4.000.000 VNĐ Người/tháng

(Nguồn do UBND xã Cẩm Thanh)

Hiện tại, trên địa bàn xã cũng đã mở các lớp đào tạo nghề như năm 2007, 2013 thành phố đã tổ chức lớp đào tạo nghề tre dừa cho 20 lao động. Giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho nhiều người và tạo thu nhập đáng kể.

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)