Tăng cường các hoạt động quảng bá, quảng cáo cho sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 54 - 55)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.5. Tăng cường các hoạt động quảng bá, quảng cáo cho sản phẩm du lịch

thù cũng như tính kết nối của mỗi vùng nông thôn và sự phát triển của các làng nghề trong xã Cẩm Thanh – Hội An.

Xây dựng các tuyến điểm du lịch chuyên đề làng nghề: Sau khi tiến hành tổ chức không gian lãnh thổ du lịch và đề ra được những phản ánh tổ chức lãnh thổ du lịch làng nghề hợp lý và hiệu quả, tiến hành nghiên cứu, xây dựng các tuyến điểm du lịch chuyên đề làng nghề.

Phải đa dạng hoá các sản phẩm làng nghề sao cho có nhiều loại sản phẩm, mẫu mã đẹp đáp ứng mọi nhu cầu của du khách…

3.2.5. Tăng cường các hoạt động quảng bá, quảng cáo cho sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống làng nghề truyền thống

. Hoạt động quảng bá cho du lịch làng nghề góp phần lớn vào việc giới thiệu, thu hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên hoạt động quảng bá cho du lịch làng nghề còn rất nhiền hạn chế cần có các giải pháp khắc phục.

Xây dựng chiến lược sản phẩm: Tăng cường phát triển các sản phẩm mang đậm đà bản sắc văn hoá làng nghề, giữ nguyên những thủ pháp nghệ thuật cổ xưa truyền lại qua các thế hệ, phải có bao bì, mẫu mã đa dạng…

Xây dựng chính sách giá cả hợp lý: Niêm yết mức giá cố định cho các sản phẩm, không đột ngột hoặc tuỳ tiện tăng giá, ngăn chặn tình trạng nài ép du khách hoặc bắt chẹt khách mua sản phẩm với giá quá cao. Áp dụng các mức giá khác nhau cho các mặt hàng chất lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách khác nhau. Xây dựng các chiến lược phân phối cho sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch có thể tiếp cận với khách hàng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiện nay khách du lịch chủ yếu đến với các làng nghề truyền thống thông qua các công ty du lịch, công ty lữ hành, cho nên cần có mối liên hệ giữa các làng nghề với các công ty lữ hành để cung cấp sản phẩm cho khách du lịch được tốt hơn.

Ngoài ra du khách còn có thể được trực tiếp tiếp cận với các làng nghề qua mạng Internet, báo chí, truyền hình hoặc các chương trình liên hoan du lịch và để cho khách hàng dễ tìm thấy địa chỉ cũng như những thông tin về làng nghề. Bên cạnh đó mỗi làng nghề cũng nên thiết kế một trang web riêng và đưa lên mạng những thông tin cần thiết để quảng bá về làng nghề.

Hoạt động xúc tiến bán: Có rất nhiều hình thức bán sản phẩm nhưng đối với làng nghề những hình thức sau đây là thích hợp và hiệu quả nhất:

Tạo quan hệ công chúng: Các cơ quan chức năng nên thường xuyên mời các nhà báo tỉnh, trung ương viết bài về làng nghề mình, trong đó có lồng ghép giới thiệu các công trình về làng nghề.

Các làng nghề cũng có thể tự quảng bá trên báo chí, các phương tiện truyền thống, trang web, những hình thức này chi phí cũng vừa phải nhưng hiệu quả quảng bá lại rất cao.

Các làng nghề phải chủ động tích cực tham gia vào các chương trình liên hoan du lịch làng nghề, các chương trình hội chợ, triển lãm,… của thành phố và trung ương; tổ chức cuộc thi hàng năm giữa các làng nghề, thông qua đó tuyên truyền quảng bá, tạo cơ hội giao lưu hợp tác giữa các làng nghề và thu hút khách du lịch đến tham quan các làng nghề.

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)