Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 57 - 69)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.8. Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề

Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề là một việc làm có ý nghĩa và cần thiết. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của mỗi làng nghề truyền thống, cần sự chung tay hỗ trợ nhiều hơn của các cấp, ngành và địa phương. Có như vậy, nghề và làng nghề truyền thống mới thực sự tồn tại và phát triển.

Để bảo tồn và phát huy các làng nghề và nghề truyền thống, đối với những nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp, trong điều kiện diện tích đất phục vụ cho sản xuất nguyên liệu ngày càng thu hẹp làng nghề nên ký kết hợp đồng với đối tác, trong

đó ràng buộc những điều khoản cụ thể, rõ ràng để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và giá cả.

Việc phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững. Đây là bước đi đúng đắn, không chỉ mở rộng thị trường, mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy việc phát triển sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống mà quan trọng hơn là còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi làng nghề .

Cụ thể, cần tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu làng nghề tiến tới hình thành làng nghề văn hóa – du lịch. Qua đó, giá trị sản phẩm sẽ được nâng lên, thương hiệu sản phẩm được quảng bá và quan hệ thương mại sẽ bớt “vòng vèo” gây thiệt hại cho cơ sở và người sản xuất.

Cần khai thác hợp lý và có tính bảo vệ diện tích rừng dừa nước để phát triển một cách bền vững.

Quy hoạch diện tích để phát triển làng nghề, đồng thời tổ chức đào tạo nghề ngay tại cơ sở thôn xóm, làng xã và đẩy nhanh tiến độ công nhận làng nghề, xã nghề, nghệ nhân làng nghề để tạo động lực thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống.

Nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích phát triển thành lập các doanh nghiệp ở nông thôn, làng nghề với quy mô lớn, sản xuất tập trung để làm đòn bẩy thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển; đồng thời, cần quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh để đảm bảo nguyên liệu đầu vào; hỗ trợ hình thành

Ban quản lý các làng nghề: bổ sung điều kiện về bảo vệ môi trường vào tiêu chí công nhận làng nghề. Ngoài ra, các chính sách về tài chính cần đơn giản hơn để các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được hưởng các ưu đãi đầu tư, tiếp cận vốn nhanh…

Nghề tre, dừa nước Cẩm Thanh là một nghề thuộc đối tượng phi vật thể của Hội An cần được nhận diện để bảo tồn, phát huy. Đây là một trong những biện pháp, cơ sở để bảo tồn, phát huy tốt nghề này trong tương lai, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa của nghề. Vì thế, cần phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng những tài liệu để quảng bá, giới thiệu về nghề tre, dừa Cẩm Thanh. Tuyên truyền, vận động để những cá nhân liên quan gìn giữ những kinh nghiệm, kỹ thuật, phương tiện, vật liệu truyền thống nhằm đảm bảo tính nguyên gốc và quy trình thực hành, chất lượng sản phẩm của nghề.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong thời gian qua, làng nghề tranh tre dừa tại xã Cẩm Thanh đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực hơn vào sự tăng trưởng ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết làng nghề còn hoạt động tự phát nên chưa khai thác thành công những giá trị văn hóa, kinh tế, xã hội của làng nghề.

Chương 3 là chương quan trọng nhất của bài. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về các tiềm năng và thực trạng phát triển làng nghề tranh tre dừa xã Cẩm Thanh – Hội An được thực hiện trong chương 2, cũng như căn cứ vào các chủ trương, chính sách phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh, thành phố và điều kiện thực tiễn tại địa phương, luận văn mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống tại xã Cẩm Thanh.

Những giải pháp đưa ra đảm bảo yêu cầu phù hợp với tình hình hiện tại, có tính khả thi và khả năng ứng dụng cao, trong đó tập trung vào các giải pháp quan trọng như nâng cao công tác quản lý; tạo nguồn thu cho làng nghề truyền thống; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương; đa dạng hóa sản phẩm làng nghề truyền thống, quảng bá du lịch địa phương. Trong đó giải pháp về nâng cao công tác quản lý và đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm làng nghề là quan trọng nhất, là chìa khóa làm thay đổi các vấn đề quan trọng ở Cẩm Thanh thời điểm hiện tại. Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế. Nên để làng nghề tranh tre dừa tại Cẩm Thanh không còn là tiềm năng, cần phát huy tối đa yếu tố con người. Họ sẽ là những người gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của làng nghề, khắc phục những mặt còn hạn chế và quảng bá một cách đầy đủ, toàn diện nhất về hình ảnh một làng nghề độc đáo, để nơi đây thực sự là điểm sáng của làng nghề tranh tre dừa trong cả nước. Những giải pháp trên đây mang tính chủ quan của cá nhân, hi vọng sẽ góp phần đem lại một hình ảnh mới cho làng nghề và khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng to lớn mà làng nghề này có được.

KẾT LUẬN

Theo dòng chảy của thời đại, với sự ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa, sự dịch chuyển lao động sang những ngành nghề khác hiện đang là bài toán cho sự bảo tồn và phát triển nghề tre, dừa. Với tình yêu nghề, các nghệ nhân, lao động nghề tre, dừa Cẩm Thanh đều mong muốn nghề của mình được công nhận là nghề truyền thống, có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn trong công tác bảo tồn nghề. Các nghệ nhân trong nghề đang cố gắng tích cực trong việc truyền dạy nghề cho lớp trẻ, với mong muốn đào tạo đội ngũ kế cận, lành nghề và tâm huyết. Tin rằng, với định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững, bảo tồn thiên nhiên, ngành nghề tre dừa truyền thống sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn, đi xa hơn, đem nhiều công trìnhvà sản phẩm thân thiên với môi trường đến với nhiều người, nhiều nơi.

Làng nghề truyền thống tranh tre dừa ở Cẩm Thanh - Hội An đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hội An. Song trên thực tế làng nghề nông thôn ở nước ta nói chung và Hội An nói riêng đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn trong quá trình khôi phục và phát triển. Từ những kết quả khảo sát và nghiên cứu về các làng nghề truyền thống của Thành phố Hội An cho phép tôi rút ra kết luận chủ yếu như sau: Giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống là một tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hát triển nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Với Cẩm Thanh, lao động chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn thì phát triển làng nghề truyền thống có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc có từ lâu đời của vùng đất Cẩm Thanh. Trên cơ sở đánh giá, phân tích một cách toàn diện thực trạng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống tranh tre dừa cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được tương đối khả quan về giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo, … thì cũng còn tồn tại nhiều khó khăn cần phải khắc phục. Trên cơ sở những quan điểm đó, luận văn đưa ra phương hướng , tiềm năng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở Cẩm Thanh Hội An trong thời gian tới phù hợp với những nguồn lực của Thành phố. Để thực hiện phương hướng đó, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực địa phương,bảo vệ môi trường,…, để góp phần ngày càng bảo vệ một làng nghề thủ công đang dần mai một.

Trong nội dung đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để góp phần khai thác tốt hơn nữa những tiềm năng du lịch của làng nghề tranh tre dừa Cẩm Thanh và qua đó thúc đẩy sự phát triển du lịch ở Cẩm Thanh. Tuy

nhiên, làm sao để làng nghề tranh tre dừa giữ được nét riêng trong những sản phẩm đang tràn lan của nền kinh tế thị trường và nhu cầu xuất khẩu đồ thủ công, theo mẫu mã của các nước cũng là một vấn đề lớn cần quan tâm. Nếu như làng nghề này không còn giữ được những nét độc đáo, đặc trưng của riêng mình và cùng với cuộc sống phát triển, sẽ thay đổi cùng với dòng chảy của thời gian, thì liệu rằng khách du lịch còn có thể đến đây để chiêm ngưỡng những giá trị mà các nghệ nhân ở đây đã tâm huyết làm nên? Và thế hệ nghệ nhân kế tục là những người trẻ chúng ta phải có ý thức giữ gìn, duy trì những sản phẩm truyền thống và cũng cần có sự tiếp thu chọn lọc bên cạnh việc sáng tạo những mẫu mã mới, sản xuất và bán hàng một cách chuyên nghiệp hơn. Có như vậy, những sản phẩm tranh tre dừa mới sẽ lại tiếp nối và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn nữa.Hi vọng trong một tương lai không xa, sản phẩm tranh tre dừa và du lịch đến xã Cẩm Thanh – Hội An sẽ được bạn bè Năm châu biết đến và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu mến nền văn hoá cũng như làng nghề của Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của tôi về làng nghề tranh tre dừa ở xã Cẩm Thanh và tiềm năng của làng nghề trong phát triển du lịch. Những hiểu biết đó còn rất sơ khai và không thể tránh khỏi sự thiếu sót do khả năng của bản thân còn có hạn. Tôi rất mong có được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để tôi có thể dần hoàn thiện kiến thức của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bằng văn bản:

1. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hội An (2016), Lịch sử Đảng bộ thành

phố Hội An (1975 - 2010), Nxb Đà Nẵng.

2. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt nam và môi trường, NXB Khoa học

và kỹ thuật .

3. Phạm Hữu Đăng Đạt (2002), Chuyện làng nghề Đất Quảng, Nhà xuất bản

Đà Nẵng .

4. Phạm Côn Sơn (2004) - Làng nghề truyền thống Việt Nam - NXB Văn hoá

Dân tộc, Hà Nội .

5. Sách Nghề truyền thống Hội An , trung tâm quản lí bảo tồn di tích Hội An,

2008.

6. Nguyễn Viết Sự - Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam - NXB Thanh

Niên – 2006.

7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch

Việt Nam.

8. Quảng Văn Quý (2003), Lý lịch di tích nghề làm nhà tranh - tre (xã Cẩm

Thanh).

9. Phòng Thương mại - Du lịch Hội An (2013), Báo cáo hiện trạng du lịch

thành phố Hội An.

10.Phòng Thương mại - Du lịch Hội An (2014), Kế hoạch phát triển du lịch

Cẩm Thanh - Hội An.

11. Phòng Thương mại - Du lịch Hội An (2017), Báo cáo kết quả triển khai kế

hoạch tăng cường công tác quản lý và phát triển du lịch - dịch vụ tại thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh.

12. T.S Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội .

13. T.S Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền

thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội .

14. Tạp chí Dọc ngang Đông Nam Á, Tình hình làng nghề ở Việt Nam, số táng

9/2008.

15.Trần Đức Thanh - Nhập môn khoa học du lịch - NXB ĐHQG Hà Nội –

2005.

16.Nguyễn Thị Gia Thạnh (2011), Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số

định hướng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, Luận văn thạc sĩ khoa học.

17.Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An (2007), Lý lịch di tích rừng dừa Bảy Mẫu .

18. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (2008): Nghề truyền thống ở

Hội An.

19. Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hoá Việt Nam.

20.UBND xã Cẩm Thanh (2013), Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động

của tổ du lịch cộng đồng khu vực Hói Lăng, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.

21.UBND xã Cẩm Thanh (2013), Quyết định ban hành quy chế tạm thời về tổ

chức và hoạt động của tổ du lịch cộng đồng khu vực Hói Lăng, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.

22.UBND xã Cẩm Thanh (2015), Hợp đồng hợp tác.

23.UBND xã Cẩm Thanh (2016), Niên giám thống kê xã Cẩm Thanh 2015.

24.UBND xã Cẩm Thanh (2016), Thống kê tình hình hoạt động du lịch Cẩm

Thanh.

25.Trần Quốc Vượng (2007), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu Website

26.https://hoianheritage.net/uploads/download/phieu-kiem-ke-nghe-tre-dua-

cam-thanh-moi.pdf.

27.Đô thị cổ Hội An (hoianheritage.net)

28.https://tailieudulich.wordpress.com/2009/12/17/tai-nguyen-du- l%E1%BB%8Bch-thien-nhien/ 29.https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/van-hoa--xa-hoi/tai- nguyen-du-lich-gom-nhung-loai-nao-195574 30.https://tailieu.vn/doc/khoa-luan-tot-nghiep-nganh-van-hoa-du-lich-tim-hieu- mot-so-lang-nghe-truyen-thong-tieu-bieu-o-tinh--2158703.html 31.https://tailieu.vn/doc/luan-van-thac-si-khoa-hoc-kinh-te-khoi-phuc-va-phat- trien-lang-nghe-truyen-thong-o-viet-nam-2305362.htm

32.^ Thông tư số 116/2006/TT-BNN “Tiêu chí làng nghề truyền thống Việt

Nam

33.https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng_ngh%E1%BB%81_Vi%E1%B

B%87t_Nam

34.https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-mot-so-lang-nghe-truyen-

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Một số hình ảnh về nghệ nhân, sản phẩm, hoạt động tại làng nghề tranh tre dừa truyền thống ở xã Cẩm Thanh - Hội An.

Một số sản phẩm tiêu biểu của anh Võ Tấn Tân( Nguồn: tác giả)

Một số sản phẩm tiêu biểu của anh Võ Tấn Tân (Nguồn: tác giả)

Phỏng vấn nghệ nhân làng nghề tranh tre dừa xã Cẩm Thanh( Nguồn: tác giả)

Nghệ nhân làng nghề tranh tre dừa xã Cẩm Thanh ( Nguồn: tác giả)

Nhà ở của ông Phan Mót – Thanh Tam Đông

Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng tre dừa, được ông làm từ năm 2005. Các vật dụng trong gia đình cũng được ông làm bằng tre,

dừa như: đèn treo nhà, đũa, ấm nước trà, bộ ly tách, bàn ghế… ( Nguồn:Ảnh Lệ Xuân)

Công trình nhà cộng đồng Cẩm Thanh. Toàn bộ hệ thống mái nhà, cửa được thực hiện kỳ công bởi các nghệ nhân, lao động làm nghề tre, dừa tại Cẩm Thanh (

Nguồn: tác giả)

(Nguồn: Anh Võ Tấn Tân- thôn Thanh Tam Đông, Cẩm Thanh thực hiện)

Một số đồ thủ công mỹ nghệ do ông Huỳnh Phước Đức, Võ Tấn Tân, thôn Thanh Tam Đông thực hiện

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)