Thực trạng khai thác phục vụ phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 45 - 50)

7. Cấu trúc của đề tài

2.8 Thực trạng khai thác phục vụ phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống

thống

Lượng khách du lịch đến xã Cẩm Thanh nói chung và khu vực sản xuất chưa nhiều, ngoài tuyến tham quan khu du lịch Thuận Tình, thỉnh thoảng có một số ít du khách về tham quan khu mộ Thứ phi vua Quang Trung và các tướng Tây Sơn, Miếu tổ nghề yến, dừa nước, nuôi trồng thủy sản.Thành phố đang có chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã Cẩm Thanh để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động kinh doanh.

Địa phương xã luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan theo hướng vùng quê sinh thái. Đây là nghề mới khôi phục trở lại nhưng nhờ sự phát triển trên lĩnh vực du lịch nên là nghề có thu nhập tương đối cao, việc sản xuất tranh tre - dừa nước đang có sức thu hút lực lượng lao động tại các thôn Thanh Tam, Thanh Nhứt, Thanh Nhì.

Năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các hộ, cơ sở sản xuất hiện nay ngày càng lớn nhờ cải tiến công nghệ sản xuất, tạo được sức cạnh tranh trên thị trường….Việc phát triển nghề dần được gắn kết thuận lợi với phát triển dịch vụ du lịch của thành phố.

Thực tế, những năm qua xã Cẩm Thanh - Hội An đã có nhiều giải pháp và hướng đi phù hợp nhằm phát triển du lịch làng nghề đa dạng hóa điểm đến cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Thu Thủy – Trưởng phòng Thương mại và du lịch Hội An, để hướng đến sự phát triển bền vững, thời gian tới thành phố cần tập trung vào 5 vấn đề cụ thể.

Trước mắt là từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ hai là tiếp tục đầu tư những sản phẩm mới, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái, nhất là những điểm đến ngoại vi có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa Cẩm Thanh, Cù Lao Chàm, làng rau An Mỹ (Cẩm Châu)…

Đặc biệt, thứ ba là sẽ xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho những sản phẩm du lịch dịch vụ sông nước như thuyền ăn uống, nhà hàng nổi cũng như phát triển loại hình du lịch

lưu trú trên thuyền. Ngoài ra, phát triển các điểm vui chơi giải trí, các khu giải trí đêm để tạo thêm điểm vui chơi cho khách lưu trú.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao tiện ích lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, vì hiện tại thành phố rất thiếu các nhà hàng dành cho đối tượng khách cao cấp.

Và cuối cùng là phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm.

“Phố cổ Hội An sẽ đóng vai trò là trung tâm thu hút khách còn điểm lan tỏa là các vùng ven phục vụ cho đối tượng khách nghỉ dưỡng. Đồng thời sẽ phát huy các mô hình du lịch cộng đồng theo đúng định hướng của thành phố để người dân được hưởng lợi bền vững” - bà Thủy cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An, để đảm bảo du lịch Hội An phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch.

Đây là sự phân vùng phát triển không gian du lịch Hội An theo hướng mở, có trọng điểm và mang tính chuyên đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách cũng như giảm tải cho khu phố cổ - ông Sơn phân tích.

Để thực hiện thành công những mục tiêu trên, theo ông Sơn, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày… Khi đó, mục tiêu xây dựng Hội An trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của miền Trung, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 mới có thể trở thành hiện thực được.

2.9. Tác động của du lịch tới làng nghề truyền thống

Nhìn chung, đối với việc phát triển kinh tế xã hội, du lịch có nhiều tác động mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các làng nghề truyền thống.

Du lịch giúp góp phần làm tăng doanh thu, tăng doanh số bán sản phẩm thủ công truyền thống trong các làng nghề thông qua việc bán hàng lưu niệm cho du khách. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu tại chỗ không phải chịu thuế và hạn chế được rủi ro.

Du lịch phát triển tạo thêm cơ hội đầu tư cho các làng nghề truyền thống. Nó giúp cho việc quảng bá hình ảnh làng nghề tranh tre dừa dễ hơn và tạo được thương hiệu của làng nghề trên khắp cả nước.

Một khi đã thu hút được sự đầu tư của nước ngoài về làng nghề rồi thì sẽ có rất nhiều cơ hội để các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Việc phát triển du lịch làng nghề cũng góp phần tăng cường thu nhập ngoại tệ và giúp phân phối lại nguồn thu nhập.

Tạo cơ hội giao lưu giữa văn hoá bản địa và văn hoá của khách du lịch nước ngoài. Chúng ta sẽ tiếp thu thêm được nhiều kĩ thuật từ nuớc bạn để từ đó ngày một làm đa dạng, phong phú và chất lượng hơn các sản phẩm địa phương mình.

Ngoài ra, việc phát triển du lịch làng nghề còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ.

Từ đó cũng kích thích phát triển các cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch. Đặc biệt là loại hình này còn giúp bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống quý báu của làng nghề.

Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công đã bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Du lịch và làng nghề có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội làng nghề truyền thống theo hướng tích cực bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Ngược lại đối với hoạt động du lịch, làng nghề truyền thống cũng có những tác động tích cực. Làng nghề truyền thống là một loại tài nguyên du lịch nhân văn có khả năng thu hút khách du lịch, làm phong phú thêm tài nguyên du lịch góp phần vào mục tiêu phát triển chung. Cụ thể là:

Các làng nghề truyền thống thường ở nông thôn, mỗi làng nghề là một môi trường văn hoá, kinh tế xã hội và kỹ nghệ truyền thống lâu đời. Bên trong các làng nghề chứa đựng những nét văn hoá thuần Việt, không gian văn hoá nông nghiệp: cây đa, giếng nước, sân đình, những câu hát dân gian, cánh cò trắng, luỹ tre xanh…Đằng sau luỹ tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hoá của dân tộc, hiền hoà, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên bình thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hoá, các phong tục tập quán lễ hội…

Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp các sản phẩm thủ công độc đáo và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai… Ngoài ra các làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mĩ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho cả một dân tộc, một địa phương…Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thoả mãn được nhu

cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hoá độc đáo mà còn có dịp được mua sắm cho mình hoặc cho người thân những món đồ thủ công tinh tế đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú, đa dạng, nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách. Ngoài ra làng nghề truyền thống còn làm đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 là thực trạng làng nghề tranh tre dừa tại xã Cẩm Thanh qua đó cũng nêu lên các tiềm năng vốn có của làng nghề này. Đây là chương chính của luận văn. Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan xã Cẩm Thanh về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, đồng thời phân tích, đánh giá các tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch làng nghề và cũng làm rõ vấn đề về việc phát triển du lịch có những tác động như thế nào đến làng nghề. Thông qua kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thấy rằng, Cẩm Thanh đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, mặc dù hiện tại, có những điều kiện chưa thật sự nổi bật để có thể đáp ứng một cách tốt nhất các hoạt động du lịch làng nghề tại địa phương. Về phần thực trạng, tác giả tiến hành đánh giá trên các mặt: nhu cầu của khách hàng, sản phẩm làng nghề tranh tre dừa, doanh thu, kĩ thuật làm nghề, thành phần và mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch làng nghề tại Cẩm Thanh.

Qua đó thấy rằng, du lịch làng nghề Cẩm Thanh đang phát triển mạnh, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách khi đến với thành phố Hội An, tuy nhiên, nơi đây mới chỉ thu hút được khách du lịch tại địa phương và khu vực lân cận, cộng đồng địa phương thì đã có sự tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, nhưng mức độ tham gia vẫn còn thấp. Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, du lịch Cẩm Thanh hiện tại cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề bất cập chưa thể giải quyết, điều này cần áp dụng nhiều giải pháp đúng đắn, kịp thời và có thời gian để điều chỉnh. Trong chương này, kết quả khảo sát được sử dụng như một công cụ chính để phân tích, chứng minh, làm rõ những vấn đề quan trọng trong luận văn để từ đó đi đến những nhận định, kết luận đáng tin cậy, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp cụ thể ở chương 3 nhằm phát triển làng nghề tranh tre dừa tại xã Cẩm Thanh.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH TRE DỪA XÃ CẨM THANH, HỘI AN

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống tranh tre dừa xã cẩm thanh – hội an (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)