Một số biện pháp phát triển NLST của học sinh trong dạy học các chủ đề

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề stem “máy vắt quần áo sáng tạo” trong dạy học vật lí 10 (Trang 25 - 26)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong dạy học các chủ đề STEM

1.2.3. Một số biện pháp phát triển NLST của học sinh trong dạy học các chủ đề

STEM

Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức lĩnh vực STEM để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Chẳng hạn, khi học sinh học đến kiến thức dòng điện Foucault, hiểu được bản chất của dòng điện cảm ứng bao giờ cũng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Từ đó học sinh đề xuất chế tạo phanh từ trường để đảm bảo an toàn trong giao thông.

Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết trong quá trình thực hiện chủ đề STEM.

Dự đoán có vai trò quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học. Dự đoán chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phí và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. Các nhà khoa học nói rằng: việc xây dựng giả thuyết dựa trên sự khái quát hóa những sự kiện thực nghiệm, những kinh nghiệm cảm tính. Tuy nhiên, sự khái quát hóa đó không phải là một phép qui nạp đơn giản, hình thức mà chứa đựng một yếu tố mới, không có sẵn trong các sự kiện dùng làm cơ sở. Dự đoán khoa học không phải là tùy tiện mà luôn luôn phải có một cơ sở nào đó, tuy chưa

thật là chắc chắn.

Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán trong quá trình thực hiện chủ đề STEM.

Trong nghiên cứu khoa học, một dự đoán, một giả thuyết thường là sự khái quát các sự kiện thực nghiệm nên nó có tính chất trừu tượng, tính chất chung, không thể kiểm tra trực tiếp được. Muốn kiểm tra xem dự đoán, giả thuyết có phù hợp với thực tiễn không, ta phải xem điều dự đoán đó biểu hiện trong thực tiễn như thế nào, có những dấu hiệu nào có thể quan sát được. Điều đó có nghĩa là: từ một dự đoán, giả thuyết, ta phải suy ra được một hệ quả có thể quan sát được trong thực tiễn, sau đó tiến hành thí nghiệm để xem hệ quả rút ra bằng suy luận đó có phù hợp với kết quả thí nghiệm không. Hệ quả suy ra được phải khác với những sự kiện ban đầu dùng làm cơ sở cho dự đoán thì mới có ý nghĩa. Số hệ quả phù hợp với thực tiễn càng nhiều thì dự đoán càng trở nên chắc chắn, sát với chân lí hơn.

Bên cạnh đó, cần tổ chức hoạt động dạy học phù hợp nhằm tạo cơ hội để rèn luyện các phẩm chất tạo tiền đề cho sự sáng tạo, cụ thể như: tính độc lập, sự tự tin, chập nhận rủi ro, nồng nhiệt, không gò bó, thích phiêu lưu, tò mò, hiếu kỳ, hài hước, biết nghi ngờ.. [3]

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề stem “máy vắt quần áo sáng tạo” trong dạy học vật lí 10 (Trang 25 - 26)