Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề STEM

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề stem “máy vắt quần áo sáng tạo” trong dạy học vật lí 10 (Trang 26 - 30)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo trong dạy học các chủ đề STEM

1.2.4. Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề STEM

Dựa vào tiêu chí của chủ đề STEM và một số biểu hiện tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, chúng ta có thể cụ hóa tính sáng tạo của học sinh thông qua các tiêu chí. Đây là công cụ đánh giá của giáo viên, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá của học sinh.[3]

Tiêu chí đánh giá Mức độ Mức 1 Không có Mức 2 Không rõ ràng Mức 3 Rõ ràng 1.Tìm ra những vấn đề mới, tình hướng mới trong thực tiễn và đề xuất phương án giải quyết đúng, hệ thống mới mang Không phát hiện ra được vấn đề tình huống mới. Phát hiện ra các vấn đề, tình huống mới nhưng không đề xuất được phương án giải quyết hiệu quả , sáng tạo. Phát hiện ra những vấn đề mới, tình huống mới và đề xuất được phương án

lại hiệu quả; [tương ứng với biểu hiện sáng tạo (a)].

giải quyết đúng, hệ thống mới mang lại hiệu quả cao. 2. Thiết kế được sơ

đồ bảng vẽ thể hiện nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận hành của hệ thống mới; [tương ứng với biểu hiện sáng tạo (e) và (g)].

Không đưa ra được thiết kế của ý tưởng mới.

Đưa ra được thiết kế hợp lý và phù hợp nhưng dựa trên những tìm hiểu, gợi ý có sẵn hoặc bắt chước 1 hệ thống do người khác đã thực hiện rồi và cải tiến mới, khắc phục nhược điểm cũ. Đưa ra được thiết kế hợp lý và phù hợp dựa trên sự tìm tì khám phá mà không dựa vào bất cứ thiết kế nào có sẵn. 3. Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đặc mới, đảm bảo tính hiệu quả nhưng dễ thực hiện, đảm bảo tính chính xác; [tương úng với biểu hiện (b)]

Không đưa ra được giải pháp mới

Đưa ra nhưng không thể kiểm chứng độ chính xác. Đưa ra được và kiểm chứng rõ ràng. 4. Tìm ra các thiết bị, vật liệu mới thay thế cho thiết bị, vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao và tiết kiệm; [tương ứng với biểu hiện (b) (c) (d)]

Không nắm rõ các thiết bị cần sử dụng cho hệ thống, giáo viên giao vật liệu gì thì sử dụng vật liệu đó. Nắm được các thiết bi cần thiết và cách chế tạo. Biết sử dụng các vật liệu thay thế nhưng chỉ có thể chấp nhận sử dụng được mà tính hiệu quả chưa được đề cao.

Sử dụng được các thiết bị thay thế đảm bảo tính hiệu quả cao, tiết kiệm và có tính thẩm mỹ

5. Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ thống kỹ thuật đã có, thay đổi một số chi tiết thiết kế nhằm tăng hiệu quả cho hệ

Không đề xuất được giải pháp

Có đưa ra được các giải pháp nhưng không hiệu quả

Đề xuất được giải pháp hiệu quả

thống kỹ thuật; [tương ứng với biểu hiện (d)].

6.Tiến hành thực hiện giải pháp thi công, chế tạo nhằm mang lại lợi ích; [tương ứng với biểu hiện (c) và (d)]

Không tiến hành thi công được.

Tiến hành thi công được nhưng cần có sự chỉ dẫn ban đầu của giáo viên

Tự tiến hành thi công nhanh, gọn,tiết kiệm và hiệu quả. 7. Vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn liên quan đến ngành kỹ thuật; [tương ứng với biểu hiện (d)]

Không vận dụng được vào thực tiễn

Vận dụng được nhưng trong giới hạn những tình huống đơn giản và khá giống với bài học

Vận dụng linh hoạt và hiệu quả

8. Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán, mô hình giải quyết; [tương ứng với biểu hiện (f)].

Không phán đoán được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tiến hành dẫn đến các trường hợp hư hỏng, phung phí nguyên liệu hay sản phẩm cuối cùng không hoạt động như mong muốn

Phán đoán được tình hình nhưng không đưa ra được phương hướng giải quyết hiệu quả.

Tư duy phán đoán tốt, giảm thiểu tối đa nhưng sai sót không cần thiết, tránh lãng phí và xử lý được các tình huống phát sinh 9. Lập được nhiều

phương án giải quyết cho một vấn đề thực tiễn và mang lại kết quả tối ưu; [tương ứng với biểu hiện (b) và (c)]

Chỉ thực hiện theo phương án có sẵn.

Đưa ra được 1 hoặc nhiều phương án nhưng chỉ có một vài sự khác biệt nhỏ không đáng kể Tự đưa ra được các hương án thực tiễn, sáng tạo, độc đáo, hiệu quả và đa dạng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi trình bày về cơ sở lí luận về giáo dục STEM và năng lực sáng tạo trong dạy học STEM

Đầu tiên chúng tôi trình bày cơ sở lí luận về giáo dục STEM thông qua khái niệm giáo dục STEM, mục tiêu giáo dục STEM, tiêu chí của một chủ đề STEM và phân loại chủ đề STEM.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi trình bày quy trình thiết kế chủ đề STEM và tiến trình tổ chức dạy học chủ đề STEM theo hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Cuối cùng, chúng tôi trình bày về năng lực sáng tạo trong dạy học các chủ đề STEM gồm: khái niệm năng lực sáng tạo, biểu hiện, biện pháp phát huy và tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo.

Phần lí luận trên sẽ là cơ sở để đề tài xây dụng chi tiết hơn việc tổ chức dạy học chủ đề STEM “Máy vắt quần áo sáng tạo” chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM “MÁY VẮT QUẦN ÁO SÁNG TẠO” NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10

2.1. Phân tích nội dung chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 theo định hướng STEM

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề stem “máy vắt quần áo sáng tạo” trong dạy học vật lí 10 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)