Vai trò của từ đia phƣơng trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh

Một phần của tài liệu Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 73)

7. Bố cục đề tài

4.2. Vai trò của từ đia phƣơng trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh

4.2.1. Vai trò của từ địa phương trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh

Ngôn ngữ ngừời kể chuyện là ngôn ngữ của ngƣời đóng vai trò kể chuyện. Trong tác phẩm tự sự, ngƣời kể chuyện đƣợc xem là những kẻ “giật dây” cho nhân vật suy nghĩ và hành động trên nền của bức tranh sinh hoạt hoặc những tình huống truyện.

Trong ngôn ngữ kể chuyện của mình, với sự vận dụng các từ địa phƣơng một cách tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện. Nguyễn Nhật Ánh đã đƣa ngƣời đọc về với tuổi thơ, với kí ức đẹp đẽ của những đứa trẻ ở làng quê Quảng Nam. Nơi đây có những trò chơi giản dị mà thú vị vô cùng: “Mùa giấy kiếng thƣờng trùng với mùa xuân. Những ngày Tết bọn trẻ con trong làng đƣợc ăn mứt, hạt dƣa, bánh thuẫn, bánh in… Bánh in hình vuông gói bằng giấy kiếng màu. Màu xanh, màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu nõn chuối… Ăn xong bọn trẻ giữ lại tờ giấy kiếng, chốc chốc đƣa lên mắt để nhìn cảnh vật khi màu hồng, lúc thì màu xanh để sung sƣớng tận hƣởng cảm giác mới lạ” [14, tr.14]. Hay những cung bậc cảm xúc, những suy nghĩ bâng quơ của tình yêu đầu đời: “Thằng Lâm thực ra đâu phải đứa lòng gang dạ sắt. Sự quan tâm của con Lan làm nó cảm động lắm, chỉ có điều nó không lộ ra thôi. Dù sao cảm động cũng không phải là rung động, hai thức đó khác nhau xa lắc, cũng nhƣ bánh bèo khác với bánh ít vậy. Phải chi đƣa ân cần hỏi han mình không phải là con Lan mà là con Cúc thì hay biết mây!” [15, tr.40]… Ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn là thứ ngôn ngữ bình dã, bình dị lấy thẳng từ cuộc sống đời thƣờng chung quanh.

Qua ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn, kí ức tuổi thơ với những trò chơi dân giã và những cảm xúc ngây ngô, trong sáng, những rung động đầu đời nhƣ hiện ra trƣớc mắt ngƣời đọc. Và chính từ địa p,hƣơng Quảng Nam đã khiến cho văn ông mang màu sắc riêng biệt, đó là những ngôn từ giản dị, mộc mạc với lối kể chuyện gần gũi tạo cho ngƣời đọc cảm giác nhƣ đang đƣợc nghe một ngƣời Quảng kể các câu chuyện về cuộc đời của ngƣời xứ Quảng. Vì vậy, ta thấy rằng việc sử dụng từ địa phƣơng ở đây đã góp phần làm cho văn học đúng là “sự thực ở đời”.

4.2.3. Vai trò của từ địa phương trong giọng điệu của Nguyễn Nhật Ánh

Giữa bầu trời của nền văn học Việt Nam đƣợng đại, Nguyễn Nhật Ánh nổi lên nhƣ một ngôi sao sáng. Ông đã sớm gây đƣợc sứt hút với độc giả bởi một giọng văn độc đáo, dân dã mang đậm đặc trƣng của ngƣời con đất Quảng.

Nhiều ngƣời nhận xét Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của tuổi học đƣờng, nhà văn của tuổi thơ. Bởi lẽ các trang viết của ông bao giờ cũng gắn liền với những đứa trẻ, những cô cậu học trò và những mối tình trong sáng, đẹp đẽ. Hƣớng tới đối tƣợng đọc là tuổi thơ, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh bƣớc vào một địa hạt riêng với những đòi hỏi riêng của loại hình: vừa đáp ứng nhu cầu giải trí phù hợp với trẻ em vừa đảm bảo mục đích giáo dục nhận thức, tình cảm cho lứa tuổi này. Vì thế, đến với những trang văn của ông, ta thấy hiện lên là giọng điệu triết lí, suy tƣởng.

Nhân vật trong văn Nguyễn Nhật Ánh là những cô bé, cậu với bé đang ở độ tuổi đẹp nhất đời ngƣời, mang trong mình những ƣớc mơ, hoài bão cháy bỏng. Mặc dù còn đƣờng để đi đến ƣớc mơ bao giờ cũng đầy chông gai và thử thách, nhƣng các nhân vật trong tác phẩm của ông vẫn không bao giờ chùn bƣớc, thằng Lâm trong truyện Quán Gò đi lên là một dẫn chứng: “Lâm là một đứa có chí. Nó tự nhủ nếu không vào đƣợc đại học, nó quyết không trở về nhà… Để thực hiện chí lớn, ngày đầu tiên lò dò tới quán Đo Đo, nó đùm đề một đống sách vở, nhét đầy trong ba lô. Lâm ban ngày chạy bàn, ban đêm nó ngủ luôn tại quán… Sau khi lau bàn ghế đâu đó xong xuôi, nó chun vào nhà vệ sinh tắm rửa thay đồ rồi leo lến ghế bố, lấy sách vở ra học” [14, tr.35]

Nhân vật trong các trang viết của ông còn là những đứa trẻ xuất thân từ làng quê nghèo, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Thế nhƣng, cuộc sống nghèo khổ không làm cho những đứa trẻ ấy mất đi bản chất thật thà, đáng yêu và lƣơng thiện mà trở thành những đứa trẻ “già dặn” hơn trong cách suy nghĩ, hiếu thảo và biết phụ giúp cho gia đình: “Hóa ra con Cúc xin nghỉ phép về quê cốt để phụ ba mẹ nó cấy lúa. Con Cúc đi làm xa, lòng vẫn thƣơng ba mẹ nó lam lũ. Nó không quản nắng mƣa, không lo giữ gìn nhan sắc, suốt ngày lặn lội ngoài đồng hèn chi ngày nó vô không đứa mô trong quán nhận ra. Tội nghiệp nó ghê!” [15, tr.198]

Bên cạnh đó, vì đối tƣợng mà nhà văn hƣớng đến là những cô cậu học trò đang trong giai đoạn bắt đầu xuất hiện rung động đầu đời. Với vai trò là ngƣời bạn đồng hành, hƣớng độc giả của mình đến những điều đúng đắn, nên trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ta còn bắt gặp những triết lí, suy tƣởng về tình yêu; “Sự quan tâm của con Lan

làm nó cảm động lắm, chỉ có điều nó không lộ ra thôi. Dù sao cảm động cũng phông phải là rung động, nó biết rõ điều đó. Hai thứ đó khác nhau xa lắc, cũng nhƣ bánh bèo khác với bánh ít vậy” [15, tr.40]. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mang đầy tính nhân văn nhƣ vậy, những câu chuyện tƣởng chừng nhƣ là dành cho trẻ con nhƣng những bài học lại vô cùng thực tế và sâu sắc.

Hƣớng tới đối tƣợng ngƣời đọc là trẻ em, Nguyễn Nhật Ánh tạo nên phong cách riêng cho ngòi bút của mình bằng giọng kể hóm hỉnh, hài hƣớc. Nhà văn cũng quan sát rất kĩ những hành động, tâm lí trẻ em để “chộp” đƣợc những chi tiết hài hƣớc đáng yêu. Cái hài hƣớc trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh vừa nhẹ nhàng vừa thâm thúy mà không quá khó nhận biết.

Thực ra cái hóm hỉnh, hài hƣớc trong văn của Nguyễn Nhật Ánh chính là sự ảnh hƣởng của cốt cách, bản chất con ngƣời xứ Quảng in dấu trên các trang viết của ông. Cái hài hƣớc, dí dỏm của Nguyễn Nhật Ánh là cái hài hƣớc, dí dỏm vô cùng tự nhiên, tƣởng nhƣ nó ngự sẵn ở đầu ngọn bút. Ngay cả khi nói về sự đau khổ, ông vẫn có cái giọng ấy. Để diễn tả nỗi buồn và sự đau khổ khi thất tình của ông Tiger trong “quán Gò đi lên”, ông viết: “Nhƣng mấy đứa này dẫu sao cũng không thể buồn bằng ông Tiger. Bữa trƣớc con Kim tôn ông lên chức “bác”, ông buồn tình tăng tửu lƣợng hai chai. Nay con Kim bỏ ông ra đi không một lời từ giã, Ông rầu đời tăng thêm hai chai nữa.” [15, tr.107]. Cơi tức giận, hừng hực lòng ghen của thằng Lâm đƣợc ông diễn tả lại: “Lâm đau đớn nghĩ, cảm thấy nhƣ có ai cầm dao bằm tới bằm lui trái tim mình hệt nhƣ con Lệ đang nghiến răng nghiến lợi bằm thịt chan chát trong bếp vậy” [15, tr.81]. Hay để nói đến câu chuyện “buồn” về việc giả giọng của con Cúc khi đi mua lốp xe đạp, nhà văn viết: “Chuyện con Cúc đi mua cái láp xe độp, à quên, cái lốp xa đạp thằng Cải khiến thằng Cải cảm động chừng mô thì càng khiến thằng Lâm tức ói máu bấy nhiêu.” [15, tr.172]. Trong giọng văn hóm hỉnh, hài hƣớc của Nguyễn Nhật Ánh có rất nhiều nhƣ thế.

Đọc văn Nguyễn Nhật Ánh, ngƣời đọc nhƣ nhận ra cốt cách, khí chất của ngƣời Quảng Nam trong từng trang viết. Đó là nhờ vào “cái duyên” của nhà văn, cashc diễn đạt và sự đóng góp không nhỏ của các từ ngữ địa phƣơng. Nhiều ngƣời cho rằng, từ địa

phƣơng là lớp từ hạn chế, không nên lạm dụng trong ngôn ngữ văn học. Song sự hấp dẫn của Nguyễn Nhật Ánh là ở chỗ ông đã sử dụng từ địa phƣơng một cách hợp lí vào trong mỗi câu chuyện của mình. Và chính điều đó đã làm nên chất giọng riêng của Nguyễn Nhật Ánh, một chất giọng “đặc sệt” Quảng Nam.

TIỂU KẾT

Có thể nói rằng trong văn của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã mạnh dạn sử dụng một khối lƣợng từ địa phƣơng rất lớn. Chính bằng chất liệu ngôn từ đó, ông đã tái hiện bức tranh đời sống sinh hoạt, mở ra một vùng đất tuổi thơ đầy màu sắc. Đồng thời ông cũng dựng lên đƣợc bức chân dụng ngƣời Quảng Nam chân chất, hài hƣớc và dí dỏm với lối “ăn cục nói hòn”. Ông nhƣ môt nhà đạo diễn tài ba, một diễn viên chuyên nghiệp khi hóa thân thành từng nhân vật để mang đến cho ngƣời đọc cảm giác chân thực, sắc nét nhƣ thể chính mình đang bƣớc vào thế giới tuổi thơ đẹp đẽ ấy. Chính sự tài ba ấy cùng với một kho từ vựng Quảng Nam phong phú, nhà văn đã đem đến cho ngƣời đọc nhƣng câu chuyện hết sức sinh động và thú vị, chứa đựng những giá trị nhân ăn sâu sắc. Đó là lí do mà tại sao những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh hầu hết là viết về thiếu nhi nhƣng các đọc giả lại bao gồm nhiều thế hệ, kể cả những ngƣời đã có gia đình, thậm chí là ngƣời lớn tuổi.

Từ địa phƣơng là lớp từ hạn chế, ít sử dụng trong ngôn ngữ văn học. Song, Nguyễn Nhật Ánh đã dám mạnh dạn đƣa vào các trang viết của mình với mật độ cao. Và chính lớp từ này đã góp phần đắc lực vào việc tô đậm màu sắc Quảng Nam trong văn ông, đồng thời thể hiện đƣợc cá tính sáng tạo của nhà văn – một nhà văn của đất hồn ngƣời Quảng.

KẾT LUẬN

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Nam, Nguyễn Nhật Ánh đã đƣa quê hƣơng vào những câu chuyện của mình với tất cả tình yêu thƣơng và bầu nhiệt huyết. Hiện lên trên mỗi trang văn của ông chính là đất, là con ngƣời xứ Quảng. Với chất giọng chân chất, gần gũi và giản dị, Nguyễn Nhật Ánh đƣợc đánh giá là một trong những nhà văn xuất sắc nhất viết về tuổi thơ và thời niên thiếu và từng bƣớc khẳng định vị trí trong lòng đọc giả.

1. Nghiên cứu ngôn ngữ của nhà văn là một trong những con đƣờng tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn đó, Với việc nghiên cứu từ địa phƣơng Quảng Nam trong văn Nguyễn Nhật Ánh cùng mong muốn khám phá phong cách nghệ thuật của nhà văn, chúng tôi đã phan loại từ địa phƣơng theo nhiều cách đồng thời nói lên vai trò của từ địa phƣơng đối với nội dung thể hiện và đối với ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Chúng tôi phân loại từ địa phƣơng theo hai cách: (1) Những từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm”. Đối với những từ địa phƣơng này, chúng tôi thống kê đƣợc khoảng 205 từ. (2) Những từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác”. Đối với những từ địa phƣơng này, chúng tôi thống kê đƣợc khoảng 65 từ. Trong mỗi cách phân loại này, chúng tôi tiến hành khảo sát theo hai tiêu chí nhỏ: những từ địa phƣơng có nghĩa giống với nghĩa từ điển và những từ địa phƣơng mang nghĩa văn cảnh. Qua đó, chúng tôi thấy từ địa phƣơng mang nghĩa văn cảnh mặc dù không nhiều, nhƣng chiếm vị trí rất quan trọng trong việc truyền tải những gì mà nhà văn thể hiện.

2. Tiếp tục khảo sát về mặt đặc điểm cấu tạo từ của hai loại từ địa phƣơng trên, chúng tôi nhận thấy hệ thống từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh là rất đa dạng. Đồng thời, qua các số liệu thống kê, có nhiều từ xuất hiện với tần suất vài trăm lần, điều đó cho thấy mật độ từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh là rất cao. Qua đó, chúng tôi nhận thấy từ địa phƣơng chính là biện pháp tu từ đƣợc sử dụng đắc địa để tô đậm màu sắc địa phƣơng trong nội dung thể hiện, đồng thời tạo nên phong cách nghệ thuật nhà

văn. Trong nội dung thể hiện, nhà văn dùng từ địa phƣơng để tái hiện bức tranh hiện thực và cá tính hóa nhân vật. Trong ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Nhật Ánh dùng từ địa phƣơng làm nền cho những thƣớc phim tuổi thơ và những mối tình trong trẻo tuổi học trò, đồng thời tạo nên giọng điệu Quảng Nam độc đáo của nhà văn.

3. Từ địa phƣơng là vấn đề không mới nhƣng cũng không bao giờ xƣa cũ. Nó vẫn tạo đƣợc sự hấp dẫn đối với ngƣời nghiên cứu, đặc biệt là khi đi vào tác phẩm văn học. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có điều kiện hiểu sâu hơn về từ địa phƣơng, đặc biệt là nắm đƣợc một bộ phận từ địa phƣơng quan trọng đó là từ địa phƣơng Quảng Nam. Đồng thời qua việc tìm hiểu ngôn ngữ trong các sáng tác của một nhà văn, chúng tôi cũng góp phần khẳng định rõ hơn phong cách nhà văn ấy.

4. Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các tác phẩm cua một nhà văn. Trên đây là một cách tiếp cận các tác phẩm văn chƣơng của Nguyễn Nhật Ánh. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy đề tài còn có những hƣớng phát triển khác nữa. Mỗi phần nhỏ trong đề tài có thể triển khai thành một công trình. Chẳng hạn, “Từ địa phƣơng trong ngôn ngữ ngƣời kể chuyện Nguyễn Nhật Ánh” hay “Từ địa phƣơng trong ngôn ngữ nhân vật Nguyễn Nhật Ánh” hoặc cũng có thể triển khai đề tài “Phong cách ngôn ngữ Nguyễn Nhật Ánh”…

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách, giáo trình, bài giảng

1. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Hoàng Thị Châu (2009), Phƣơng ngữ học tiếng Việt, Nxb Quốc gia, Hà Nội.

3. Trƣơng Thị Diễm (2002), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Vinh.

4. Phạm Văn Hảo (chủ biên) (2017), Từ điển phương ngữ Quảng Nam, Nxb Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.

5. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Trần Thị Ngọc Lang (2005), Một số vấn đề về phương ngữ xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội.

7. Vƣơng Hữu Lễ, Hoàng dũng (1994), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Bùi Trọng Ngoãn, Bài giảng Từ vựng tiếng Việt trong hệ thống và trong sử dụng. 9. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.

10. Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.

11. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

II. Nguồn internet

12. Phan Thị Vàng Anh (2008), Nguyễn Nhật Ánh – người kể chuyện của thiếu nhi, (http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php...), 01/02/2021.

13. Trần Minh Quân (2015), Câu chuyên về Nguyễn Nhật Ánh,

NGUỒN NGỮ LIỆU

14. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Ngồi khóc trên cây, Nxb Trẻ, Hà Nội. 15. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Quán Gò đi lên, Nxb Trẻ, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)