Vai trò của từ địa phƣơng đối với nội dung thể hiện:

Một phần của tài liệu Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 63)

7. Bố cục đề tài

4.1. Vai trò của từ địa phƣơng đối với nội dung thể hiện:

4.1.1. Từ địa phương đối với việc tái hiện bức tranh hiện thực:

Văn học là bức tranh phản ánh hiện thực. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng nói: “Văn muốn hay, trƣớc hết phải đúng”. Văn muốn hay, muốn đúng trƣớc hết là nhờ vào khả năng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học là chất liệu, là phƣơng tiện đầu tiên có thể biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu tả đúng cái mà nhà văn cần tái hiện. Để tái hiện bức tranh hiện thực của một địa phƣơng nào đó, nhà văn không chỉ phải am hiểu địa phƣơng đó mà càn thiết phải sử dụng ngôn từ của địa phƣơng đó. Có nhƣ vậy mới phản ánh đúng bản chất của sự vật, của hiện tƣợng, đồng thời miêu tả nó đúng nhƣ trong nhận thức của nhân dân địa phƣơng đó, tạo nên màu sắc địa phƣơng đậm nét và sự hòa hợp, sự gần gũi giữa tác giả và nhân dân địa phƣơng.

Đọc văn Nguyễn Nhật Ánh, ngƣời đọc nhƣ sống với không gian xứ Quảng, ăn những đặc sản xứ Quảng, nơi có những con ngƣời chân quê chất phác, thật thà, chịu thƣơng chịu khó. Để tạo đƣợc cảm giác đó phải kể đến sự đóng góp rất lớn của từ địa phƣơng Quảng Nam trong các trang viết của ông.

4.1.1.1. Từ địa phương đối với việc tái hiện không gian tuổi thơ

Tuổi hoa niên có thể xem là giai đoạn đẹp đẽ nhất của đời ngƣời chẳng vậy mà gần nhƣ bất kỳ nhà văn, nhà thơ nào cũng từng ít nhất một lần ngợi ca những kỷ niệm thời thơ ấu bằng những mỹ từ trìu mến. “Không có tuổi thơ”, “tuổi thơ bị đánh cắp” dƣờng nhƣ là một cơn ác mộng của tất cả những cá nhân trên hành trình bƣớc đến tuổi trƣởng thành.

Nhƣng ngạc nhiên là mỗi cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh lại là một chìa khóa giúp bạn đọc trở về những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ,

trong sáng đằng sau những trang viết. Vì thế, đã không ít ngƣời cho rằng, nếu nhƣ muốn tìm một chiếc vé để trở lại thời tuổi trẻ hồn nhiên, đầy xao xuyến, thì hãy đọc văn của Nguyễn Nhật Ánh, dù bạn đã ở độ tuổi trung niên, hay đã quá lục tuần, hay vẫn chỉ là một đứa bé con, tất cả chúng ta đều cần những câu chuyện đó ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống.

Là một nhà văn sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Nam, Nguyễn Nhật Ánh thuộc từng gốc cây, ngọn cỏ; thuộc từng con sông, con rạch; thuộc từng thói quen trong sinh hoạt của ngƣời dân đất Quảng; và hơn hết, tuổi thơ của ông cũng đƣợc tạo nên từ vùng đất này. Với vốn sống phong phú đó cộng với tài năng thiên phú, Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện trong tác phẩm của mình một bức tranh thời thơ ấu sống động với những cô cậu học trò hồn nhiên, với những câu chuyện nơi học đƣờng, hay những rung động đầu đời khó quên,… Một trong những mảnh ghép không thể thiếu của bức tranh ấy đó là không gian tuổi thơ đƣợc ông miêu tả một cách chân thực, với cả một “bảo tàng” những trò chơi, những trò nghịch ngợm của trẻ con từ nông thôn đến thành phố nhƣ chơi bi, chơi khăng, trèo cây, tắm suối; hay những trò chơi “sáng tạo” nhƣ đóng giả làm bố mẹ để quát mắng và khen ngợi trẻ con theo kiểu ngƣợc lại thông thƣờng, đặt tên lại cho thế giới xung quanh,…

Trong truyện Ngồi khóc trên cây, tuổi thơ của những đứa trẻ ở làng Đo Đo gắn liền với các món đồ chơi là các vật dụng thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày nhƣ: cái nắp keng, cọng dừa, bao thuốc lá, (Ngồi khóc trên cây)… Điều đặc biệt là các loại đồ chơi dân dã ấy không phải cứ muốn là có, mà phải tùy thuộc vào từng mùa, từng khoảng thời gian trong năm: “Bọn trẻ ở làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên… Một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: Mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chóng chóng.”[14, tr.14]. Sỡ dĩ, bọn trẻ phải phân trò chơi theo mùa vì chúng không có tiền để có thể tự mua cho mình món đồ chơi mà mình thích, chỉ có thể lấy những vật dụng có sẵn tƣơng ứng với từng khoảng thời gian trong năm. Thế nhƣng, không vì vậy mà những tuổi thơ của bọn trẻ trở nên nhạt nhẽo hay chán chƣờng, mà ngƣợc lại, bọn chúng cảm thấy vô cùng thích thú và vui

sƣớng với những trò chơi ấy: “ Mùa giấy kính thƣờng trùng với mùa xuân. Những ngày Tết bọn trẻ con trong làng đƣợc ăn mứt, hạt dƣa, bánh thuẫn, bánh in… Bánh in hình vuông, gói bằng giấy kính màu. Màu xanh, màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu nõn chuối… Ăn xong, bọn trẻ giữ lại tờ giấy kính, chố chốc đƣa lên mắt để nhìn cảnh vật khi thì màu hồng, lúc thì màu xanh để sung sƣớng tận hƣởng cảm giác mới lạ” [14, tr.14]. Cái hay của Nguyễn Nhật Ánh đó chính là tạo cho ngƣời đọc cảm giác mơ hồ, lâng lâng nhƣ bƣớc vào chính thế giới ấy, để rồi từ đó dấy lên trong mình một khát khao đƣợc trải nghiệm, đƣợc quay về với năm tháng tuổi thơ để đắm mình trong những trò chơi giản dị nhƣng “đắt giá’ ấy một lần nữa.

Đúng vậy, miền tuổi thơ mà ông vẽ nên không có những thứ xa hoa, lộng lẫy, những hào quan từ cuộc sống thành thị, mà là một bức tranh với tất cả những gì giản dị nhất, chân thật nhất. Hầu hết các truyện của Nguyễn Nhật Ánh đƣợc lấy bối cảnh ở làng quê xứ Quảng vào những năm 80 – 90, khi mà cơ sở vật chất lúc bấy giờ vẫn còn nhiều hạn chế, phƣơng tiện giao thông còn là những chiếc xe đạp, xe máy thô sơ. Vì lẽ đó, mà hình ảnh những chuyến tàu mang theo hƣơng vị của thị thành đã trở thành một phần không thể thiếu trong thời thơ ấu của các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh: “Một lát sau, tôi nghe có tiếng còi tàu văng vẳng, ngay sau đó một chiếc đầu đen sì, vuông vức, khói mù mịt phun ra từ chiếc ống cũng đen sì hiện ra sau một khúc quanh. Những toa sắt dài lê thê nhƣ một con rồng bằng kim loại sầm sập lao đến, mỗi lúc một lớn dần khiến lòng tôi háo hức xen lẫn sợ sệt… lòng dậy lên ao ƣớc đƣợc ngồi lên con tàu kì dị đó một lần.” [14, tr.16, 17]. Niềm vui trẻ thơ chỉ đơn giản là đƣợc chiêm ngƣỡng con tàu, là những trò chơi dân dã nhƣ: thổi bong bóng, trốn tìm, thả diều, hay thả cho con thuyền giấy lênh đênh trên dòng nƣớc mƣa mát mẻ,… tất cả những điều giản đơn đó đã mở ra một khoảng trời tuổi thơ vô cùng quý giá mà ai cũng ao ƣớc đƣợc một lần quay trở lại.

Nguyễn Nhật Ánh từng tâm sự: “Khi viết, tôi có cảm giác tự nhiên nhƣ cậu học trò ngồi viết chuyện đời mình nên các em thấy tác phẩm của tôi gần gũi, yếu tố vui nhộn cũng là điều phù hợp với tâm hồn các em”. Chính vì lẽ đó, mà đọc các trang văn của ông, chúng ta dễ dàng tìm thấy chính mình ở đâu đó trong bức tranh tuổi thơ đẹp đẽ. Mà vùng

đất Quảng Nam là một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu ấy, bởi chỉ có nơi đây mới có những bánh in, bánh ít, cái móc ngoéo, mới có mi, con nhỏ, tụi bay,… Những từ ngữ, hình ảnh này đã tạo nên chất Quảng, làm nên hấp lực đối với đọc giả trong văn Nguyễn Nhật Ánh.

4.1.1.2. Từ địa phương với việc kiến tạo nên nhưng mối tình mới lớn xứ Quảng

Có thể phân loại tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh theo lứa tuổi tiếp nhận: truyện viết cho tuổi nhi đồng, truyện viết cho tuổi thiếu niên và tuổi thanh niên nhƣng đều là lứa tuổi gắn với học đƣờng, thời mực tím, áo trắng. Bởi vậy truyện của Nguyễn Nhật Ánh bên cạnh những câu chuyện hàng ngày, giản dị, gần gũi của bọn trẻ con với vô số trò chơi thú vị còn là những câu chuyện tình cảm trong sáng tuổi học trò: là bỗng một ngày hé nở với ngƣời bạn hàng xóm hay cùng lớp; là tình cảm đơn phƣơng chân thành, sâu sắc, là những ƣớc mơ, dự định cho tƣơng lai của những cô cậu học trò ngây ngô…

Tình cảm của các cô bé cậu bé mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là những rung động đầu đời, chấp chới ở giữa ranh giới tình bạn và tình yêu. Nhà văn đã nhiều lần thể hiện sự biến chuyển trong tình cảm này: “Ấy vậy mà ngắm nghía con Cúc chừng ba bữa, thằng Lâm thấy bụng da mình có điều chi đó không ổn. Tối, nằm học bài, mắt dán vô sách nhƣng đầu óc nó cứ nghĩ vẩn vơ tới con Cúc lúc này đang nằm ngáy khò khò bên cạnh con Lệ, con Lan trên gác lửng.” [15, tr.36].

Điều hấp dẫn ở truyện của ông là khai thác những tình huống tâm lí tinh tế: bƣớc chuyển từ tình bạn sang tình yêu và những cung bậc muôn màu của tình yêu tuổi học trò: nhớ nhung, hờn giận, hồi hộp, nghi ngờ, tự huyễn hoặc mình, mộng tƣởng xa xôi... Đôi khi Nguyễn Nhật Ánh nhƣ một bác sĩ tâm lí, một ngƣời chuyên “gỡ rối tơ lòng” có vai trò giải quyết mọi tình huống cảm xúc của các cô bé cậu bé, ông đã nắm bắt trúng tâm lí tuổi mới lớn đầy những mâm thuẫn.

Ta có thể thấy những diễn phức tạp trong tâm lí nhân vật Đông kể từ khi bắt đầu chớm nở tình cảm với con Rùa đến khi biết mình mắc bệnh hiểm ác: sự đấu tranh giữa con tim và lí trí, cố dằn lòng không đƣợc nhớ đến hay tạo những hi vọng cho con Rùa

trong khi tình yêu thì không hề giảm bớt mà ngày một lớn dần,… “Đáng lẽ tôi phải tìm cách quên đi những kỉ niệm nhƣng nỗi nhớ cứ tràn về khiến tôi không cƣỡng đƣợc ƣớc muốn ngẩng đầu lên khỏi trang sách ngó ra sân, cố hình dung gƣơng mặt con Rùa trong bóng tối và khổ sở nhận ra tội vẫn còn yêu thƣơng nó xiết bao.” [14, tr.237]

Hay đó là tâm trạng vui sƣớng, hạnh phúc bởi một ánh nhìn “tình tứ” của ngƣời mình thích; “nó khẽ đƣa mắt liếc con Cúc, bắt gặp con Cúc đang nhìn lại nó. Trong lúc nó đang sững sờ, con Cúc lại mỉm cƣời “tình tứ” lần thứ hai làm nó sém chút nữa té nhủi vô lò than” [15, tr.131]. Đó là những xao xuyến không gợn chút sắc dục, nhƣ chiếc màng lọc thanh tẩy mọi bụi bặm để chƣng cất những điều tốt đẹp trong con ngƣời khiến cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn

PGS.TS Văn Giá nhận định “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi e chừng cái danh xứng ấy trở nên chật chội với nhà văn này. Anh là ngƣời viết nhiều, và viết hay. Anh viết cho thiếu nhi, và không chỉ thiếu nhi. Thực ra, anh viết cho tất thảy ngƣời lớn – những ngƣời đã từng có một thuở thiếu nhi, và đang còn giữ đƣợc con ngƣời trẻ thơ trong tâm hồn. Anh viết cho tất cả. Và anh thuộc về tất cả” [13]. Thật vậy, dù các tác phẩm của ông hầu hết đều viết về thiếu nhi và lứa tuổi học trò, nhƣng những giá trị mà ông mang lại đằng sau những trang viết của mình lại là liều thuốc tình thần cho mọi lứa tuổi, mọi thế hệ con ngƣời Việt Nam.

Có thể thấy, tình cảm đôi lứa trong câu chuyện của ông cũng chứa đựng những sắc màu diệu kỳ, không theo kiểu ngọt ngào, cuồng nhiệt, mặn nồng mà nhẹ nhàng, đằm thắm, êm dịu, những tia nắng tinh tế chỉ lƣớt qua trong trái tim ngƣời đọc mà vẫn làm cảm xúc dập dờn nhƣ những đợt sóng mơn man bờ cát.. Cùng với vốn sống và tài năng nghệ thuật, từ địa phƣơng đã giúp ông tái hiện một cách chân thực những mối tình ngây ngô của các cô bé, cậu bé nơi vùng quê Quảng Nam. Và chính từ địa phƣơng đã góp phần truyền tải một cách trọn vẹn những gì mà Nguyễn Nhựt Ánh muốn gửi gắm vào từng trang viết.

4.1.1.3. Từ địa phương với việc tái hiện văn hóa ẩm thực của xứ Quảng

Là một ngƣời con của vùng đất Quảng Nam, hơn ai hết Nguyễn Nhật Ánh luôn dành cho nền văn hóa xứ Quảng một tình yêu vô bờ bến, đặc biệt là với nền ẩm thực nơi đây. Quảng Nam là một tỉnh nằm trong vùng Duyên hải miền Trung, nơi gắn liền với đƣợc bờ biển kéo dài, là nơi có động thực vật phong phú. Chính vì vậy mà ẩm thực cũng hết sức đa dạng, điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh.

Một trong những món đặc trƣng của vùng đất xứ quảng là mắm. Tôm cá ăn không hết, ngƣời ta đem đi muối, làm mắm vì thế mà có vô số loại mắm thơm ngon ra đời. Trƣớc hết, ta phải nhắc đến Nƣớc mắm Nam Ô – một đặc sản trứ danh xứ Quảng, đƣợc xem là loại nƣớc mắm ngon nhất vùng đất này : “Nƣớc mắm Nam Ô ngon nhứt ngoài con mà” [15, tr.28]. Bên cạnh nƣớc mắm Nam Ô tuyệt đỉnh, còn có rất nhiều những loại mắm khác mà trong văn Nguyễn Nhật Ánh ta có thấy những từ nhƣ: mắm nêm, mắm cái, mắm cá cơm, mắm mòi,… Cũng chính vì sự đa dạng của các loại mắm nên những món ăn kèm cũng phong phú: bánh đập, bánh tráng thịt heo, cá tai tƣợng,… Tất cả đƣợc Nguyễn Nhật Ánh nâng niu đặt vào trong từng trang viết của mình.

Nhắc đến Quảng Nam, ta không thể không nhắc đến món mì Quảng, món ăn đƣợc xem nhƣ biểu tƣợng của vùng đất này. Mì Quảng thƣờng đƣợc làm từ bột gạo xay mịn lẫn nƣớc từ hạt dành dành và trứng cho có màu vàng và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm. Ta có thể thấy từ mì Quảng xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, mà cụ thể là trong tác phẩm Quán Gò đi lên. Trong các trang văn của ông, mì Quảng đƣợc xem nhƣ là tinh hoa của nền ẩm thực xứ Quảng, đa phần các thực khác khi đến quán đều muốn dùng thử Mì Quảng, các “ông tây ba đầm” đến đây cũng để ăn mì Quảng: “Con Kim trở về chừng hai ngày thì bà Fanta xuất hiện. Bà Fanta là ngƣời ngoại quốc nhƣng lại mê món mì Quảng” [15, tr.143]. Không những vậy, để khẳng định rằng mì Quảng là đặc sản của Quảng Nam, là món ăn ngon mà ai cũng muốn thử, Nguyễn Nhật Ánh đã mạnh dạn mời đến “sự góp mặt” của các nhân vật nổi tiếng đang đƣợc yêu thích nhất bấy giờ vào tác

phẩm nhƣ ca sĩ Ánh Tuyết, nghệ sĩ Việt Anh và Thành lộc : “Tụi trong quán nghe ồn, không biết chuyện gì, đổ xô ra. Khi biết đƣợc Thành Lộc và Việt Anh vô ăn mì, không khí bên trong náo loạn hơn cả bên ngoài” [15, tr.141].

Bên cạnh đó, bành bèo cũng là một trong những món ăn đƣợc Nguyễn Nhật Ánh nhắc đến trong tác phẩm của mình để làm phong phú thêm ẩm thực xứ Quảng. Bánh bèo là loại bánh đƣợc làm từ bột tẻ hấp trong bát nhỏ cạn lòng, ăn kèm với nƣớc dùng, tôm cháy, hành phi. Để tăng thêm điểm đặc biệt và mới lạ của món ăn, ông còn khéo léo miêu tả dụng cụ và cách ăn độc đáo của ngƣời Quảng đối với món ăn này: “Thằng Lâm cầm cái siêu lên. Ngƣời Quảng ăn bánh bèo bằng cái siêu. Cái siêu vót bằng tre, mũi nhọn, lƣỡi mỏng và cứng, trông hao hao cái mái chèo tí hon…” [14, tr.87]; “Lâm vung cái siêu rạch hai nhát gọn gàng theo hình chữ thập, xẻ chén bánh bèo làm tƣ. Rồi nó kề cái siêu vào miệng chén, ngoáy một vòng ngoạn mục. Cái bánh bèo lập tức tách ra khỏi trôn chén” [15, tr.87, 88]. Cùng với bánh bèo, ta còn bắt gặp trong các trang văn Nguyễn Nhật Ánh một loạt những món bánh đặc trƣng của xứ Quảng nhƣ: bánh in, bánh thuẫn, bánh tai heo, bánh tráng đập,… Tất cả đã tạo nên nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, mang đậm sắc

Một phần của tài liệu Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)