Nghĩa văn cảnh:

Một phần của tài liệu Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 45 - 50)

7. Bố cục đề tài

2.2.3.Nghĩa văn cảnh:

Trong văn Nguyễn Nhật Ánh, những từ có nghĩa văn cảnh thuộc dạng từ địa phƣơng không có từ ngữ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác là rất ít. Chúng tôi thống kê

đƣợc 8 từ có nghĩa khác với nghĩa từ điển tập trung ở cuốn Quán Gò đi lên, gồm các từ:

rớ [15, tr.157], thò lõ [15, tr.50], chàng ràng [15, tr.209], chèo queo [15, tr.128], đùm đề [15, tr.35], khét nghẹt [15, tr.195], nƣớc mắm Nam Ô [15, tr.28], lận [15, tr.103], rớ

[1, tr.157]

- Chàng ràng có nghĩa từ điển là “(trạng thái) không dứt khoát, không quyết định lựa chọn hƣớng nào” [4, tr.83]. Trong số 5 lần xuất hiện, có 3 lần từ chàng ràng mang

nghĩa văn cảnh, cả 3 từ đó xuất hiện trong cùng một đoạn hội thoại:

Con cúc cố thủ suốt ngày trong bếp, tao hết đường chàng ràng! [15, tr.209]

Thằng Cải nhún vai:

Liếc qua liếc lại được rồi, chàng ràng làm chi?

Mày chưa yêu nên chưa biết! – Lâm ra vẻ trải đời – Có chàng ràng mới tiến thêm một bước dài được chớ? [15, tr.208-209]

Trong đoạn hội thoại trên, từ chàng ràng mang nét nghĩa là “tiếp cận, tiến lại gần”.

- Chèo queo là, “nằm chéo khoeo” [4, tr.89] ở đây miểu tả lối nằm nghiêng và co

ngƣời lại. Trong văn Nguyễn Nhật Ánh, từ chèo queo xuất hiện 1 lần và có nghĩa khác với nghĩa từ điển:

Mẹ nó là thủ kho của một xí nghiệp may, ba nó bị liệt gần mười năm nay, quanh năm suốt tháng nằm chèo queo một chỗ. [15, tr.128]

Trong câu này, từ chèo queo không nhằm miêu tả dáng nằm, nó mang nét nghĩa là “không có khả năng đi lại và vận động”.

- Từ cơi nghĩa là “đắp hoặc xây cho rộng hoặc cho cao thêm ra” [4, tr.105], chúng tôi thống kê đƣợc 1 từ cơi, đồng thời cũng mang nghĩa văn cảnh:

Ai đi ngang qua quán Đo Đo vào thời khắc đó, chắc tưởng chủ quán sắp cơi lầu tới nơi. [15, tr.41]

Từ cơi ở đây mang nghĩa là “phát tài” (sắp phát tài tới nơi).

- Đùm đề nghĩa là “bíu ríu” hoặc “nhiều và không gọn gàng [4, tr.135]. Từ đùm

đề xuất hiện 1 lần và cùng mang nghĩa văn cảnh

Nó học hết phổ thông, đùm đề khăn gói xuống Sài Gòn ở nhà bà dì ôn thi đại học.

[15, tr.35]

Trong câu văn này, từ đùm để không phải là tính từ chỉ trạng thái nhƣ nghĩa từ

điển, mà có nghĩa là “gói ghém, mang theo nhiều đồ”.

- Khét nghẹt có nghĩa toàn dân là “rất khét” [4, tr.160]. Trong văn mình, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng từ khét nghẹt 2 lần, trong đó có 1 lần dùng với nghĩa văn cảnh:

Quần áo nó mặc lụng thà lụng thụng, đầu tóc quăn queo, khô cứng, người ngợm thì khét nghẹt, trông nó như bà già sáu mươi vừ từ dưới bùn lên. [15, tr.195]

Ở câu này, từ khét nghẹt mang nét nghĩa “vừa gầy vừa đen” (có vẻ nhƣ lao động ngoài trời quá nhiều).

- Từ lận (khoảng 3 từ) nghĩa là “mang, giắt vật gì đó trong ngƣời” [4, tr.170], xuất hiện một từ mang nét nghĩa khác với nghĩa từ điển:

Không có một giấy tờ lận lưng, nó mua nhà cũng khó, mua xe cũng kẹt. [15, tr.103]

Trong trƣờng hợp này, từ lận có nghĩa là “phòng thân” (không có giấy tờ để

phòng thân). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nƣớc mắm Nam Ô là “loại nƣớc mắm đặc sản của vùng Nam Ô” [4, tr.220].

Chúng tôi thống kê đƣợc 7 từ nƣớc mắm Nam Ô (tập trung ở Quán Gò đi lên). Trong đó, chỉ có 2 từ đƣợc dùng với nghĩa từ điển, 5 từ còn lại đƣợc dùng với cùng một nét nghĩa văn cảnh: [15, tr.28], [15, tr.29], [15, tr.30], [15, tr.170], [15, tr.207].

Ví dụ:

Khổ nỗi, lúc con Cúc pha giọng, tụi thằng Cải, con Lan cười nôn ruột bao nhiêu thì khi con Cúc trở lại cái giọng “nước mắm Nam Ô nguyên chất” của nó, tụi này lại muốn khóc thét bấy nhiêu. [15, tr.30]

Ở đây, nƣớc mắm Nam Ô có nghĩa là “giọng nói đúng chuẩn Quảng Nam”. - Rớ (khoảng 5 từ) có nghĩa từ điển là “sờ đến, đụng đến” [4, tr.239], gồm 1 từ

mang nghĩa văn cảnh:

Thằng Lâm lăm le thi vô Đại học Kinh tế, hai năm nay chỉ lo ôn luyện toán lí hóa, phần tiếng Anh chẳng rớ vô lấy một chữ. [15, tr.157]

Trong câu này, từ rớ mang nét nghĩa là “học, ôn luyện”.

- Thò lõ là “ lồ lộ ra, nhô ra” [4, tr.259]. Trong văn Nguyễn Nhất Ánh, từ thò lõ

xuất hiện hai lần, trong đó có một lần mang nghĩa khác với nghĩa từ điển:

Thấy thằng Lâm bỗng dưng ngượng ngập như gái mới về nhà chồng, Cải thò lõ

mắt… [15, tr.50]

Ở đây, từ thò lõ mang nét nghĩa “diễn tả trạng thái ngạc nhiên, thắc mắc”.

Mặc dù, những từ địa phƣơng thuộc dạng không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác mang nghĩa văn cảnh không nhiều. Tuy nhiên, nó đã góp phần làm cho vốn từ địa phƣơng Quảng Nam thêm nhiều sắc thái biểu cảm, đồng thời thể hiện đƣợc sự tinh tế và linh hoạt của ngƣời Quảng đối với việc sử dụng từ ngữ.

TIỂU KẾT

Qua số liệu thống kê trên, ta thấy trong văn mình, Nguyễn Nhật Ánh dã sử dụng một khối lƣợng rất lớn các từ địa phƣơng Quảng Nam. Có nhiều từ rất thƣờng xuyên xuất hiện, có khi lên đến vài trăm lần. Thƣờng đó là những từ quen thuộc với nhiều ngƣời. Chính sự lặp lại nhiều lần của những từ này làm cho mật độ từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh đậm đặc hơn. Đồng thời, có thể thấy những từ địa phƣơng mang nghĩa văn cảnh trong văn ông là khá nhiều. Chính những từ ngữ này cũng góp phần không nhỏ trong việc thể hiện điều nhà văn cần nói trong các tác phẩm của mình.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê đƣợc một loạt những từ ngữ không đƣợc Từ điển tiếng Việt cũng nhƣ Từ điển phương ngữ Quảng Nam giải thích, chúng tôi tạm gọi nó là những từ ngữ đặc biệt. Theo chúng tôi, những từ ngữ đó, có thể rơi vào hai khả năng:

Khả năng thứ nhất: nó là những từ địa phƣơng Quảng Nam mà các nhà phƣơng ngữ học chƣa thống kê hết.

Khả năng thứ hai: nó là những từ ngữ đƣợc Nguyễn Nhật Ánh sáng tạo ra. Đây là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi nhà văn vẫn thƣờng là ngƣời sáng tạo ra ngôn ngữ để diễn đạt tƣ tƣởng, tình cảm của mình.

Những từ này cũng góp phần tạo nên hấp lực cho văn Nguyễn Nhật Ánh, bởi khi đọc văn ông nếu là ngƣời Quảng Nam sẽ gặp lại những từ những từ ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đồng thời cũng gặp đƣợc những từ ngữ mới mẻ. Và có thể những từ ngữ mới lạ đó đem lại cho họ khoái cảm.

Bằng việc đƣa những từ ngữ địa phƣơng Quảng Nam vào văn học, Nguyễn Nhật Ánh đã gop phần tạo điều kiện để từ địa phƣơng Quảng Nam tham gia vào hệ thống từ phổ thông, bổ sung từ mới và khái niệm mới, làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt.

CHƢƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ CỦA CÁC TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG TRONG VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH

3.1. Đặc điểm cất tạo từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm”

Trong văn Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi thống kê đƣợc 205 từ địa phƣơng Nam Bộ có nghĩa giống với từ vựng toàn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm.

Để thấy đƣợc đặc điểm cũng nhƣ số lƣợng, tỉ lệ tƣơng quan giữa các từ trong hê thống cấu tạo từ, chúng tôi tiến hành phân loại theo cách cấu tạo từ. Từ số lƣợng thống kê đƣợc, chúng tôi có kết quả phân loại sau:

Một phần của tài liệu Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 45 - 50)