7. Bố cục đề tài
2.2. Từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “không có từ tƣơng
2.2.1. Kết quả khảo sát
Qua hai tập truyện Quán Gò đi lên và Ngồi khóc trên cây, chúng tôi khảo sát đƣợc 65 từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc dạng “không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác”. Chúng tôi chia chúng vào các nhóm sau:
2.2.1.1. Các từ biểu thị về con người
Trong văn Nguyễn Nhật Ánh, những từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc dạng “không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác” không thấy có sự xuất hiện của các từ ngữ gọi tên ngƣời và bộ phận cơ thể ngƣời. Từ địa phƣơng ở dạng này chủ yếu biểu thị tâm lí, tình cảm, tính chất, trạng thái, hoạt động của ngƣời và vật.
a. Từ biểu thị tâm lí, tình cảm
Trong văn Nguyễn Nhật Ánh, từ địa phƣơng biểu thị tâm lí, tình cảm của con ngƣời thuộc dạng “không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác” là không nhiều. Chúng tôi thống kê đƣợc một số từ nhƣ sau: bắt thèm [15, tr.74], sƣợng ngắt [14, tr.132], sƣợng trân [15, tr.140], dị òm [15, tr.46].
b. Từ biểu thị trạng thái, tính chất
Từ biểu thị trạng thái, tính chất của con ngƣời là những từ có số lƣợng tƣơng đối lớn trong vốn từ tiếng Việt. Từ địa phƣơng Quảng Nam cũng có những từ mà những ngƣời vùng khác không có. Khảo sát qua hai tập truyện Quán Gò đi lên và Ngồi khóc trên cây, chúng tôi thống kê đƣợc các từ: bá láp [15, tr.120], bảnh [15, tr.51], dễ sợ [15,
tr.25], dở ẹc [15, tr.28], kẹt [15, tr.39], khét nghẹt [15, tr.195], lãng xẹt [15, tr.17], nhẹ
hều [14, tr.59], lâu lắc [15, tr.136].
c. Từ biểu thị hoạt động
Từ địa phƣơng biểu thị hoạt động con ngƣời chiếm số lƣợng tƣơng đối lớn ở dạng “không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác”, chúng tôi thông kê đƣợc 24 từ, gồm: cà
thọt [15, tr.136], chàng ràng [15, tr.209], chèo queo [15, tr.128], thò lõ [15, tr.259], tréo mảy [15, tr.5], xớ rớ [15, tr.92], băng [14, tr.42], bể mánh [15, tr.132], bông lơn
[15, tr.98], bụm [15, tr.27], cơi [15, tr.41], dợm [14, tr.100], dông [15, tr.24], khựng [15, tr.90], lận [15, tr.198], móc ngoéo [15, tr.230], ngắt [14, tr.120], ngó lơ [14, tr.56], ngó sững [15, tr.13], ngó trân [14, tr.91], rớ [15, tr.157], thối [15, tr.39], xáp [15, tr.108], xóc hông [15, tr.141]. 2.2.1.2. Các từ chỉ động vật, thực vật, sự vật a. Các từ gọi tên thực vật, động vật, sự vật
Qua quá trình khảo sát hai tập truyện Quán gò đi lên và Ngồi khóc trên cây, chúng tôi nhận thấy từ địa phƣơng dùng để gọi tên động, thực vật thuộc dạng không có từ đồng nghĩa ở địa phƣơng khác hầu nhƣ là không có.
Đối với từ chỉ sự vật, bên cạnh từ chỉ đồ dùng hàng ngày, còn xuất hiện các từ là tên gọi các món ăn đặc trƣng của Quảng Nam:
- Từ gọi tên đồ dùng hàng ngày: ảng [14, tr.246], ghế bố [15, tr.49], siêu [15,
tr.87], thẩu [14, tr.157], tô [15, tr.264].
- Từ gọi tên các món ăn: bánh bèo [15, tr.173], bánh đập [15, tr.168], bánh in
[14, tr.14], bánh nổ [15, tr.90], bánh thuẫn [14, tr.14], bánh tai [14, tr.14], mì Quảng
[15, tr.172], nhƣn [15, tr.166], mắm cái [15, tr.168], mắm nêm [15, tr.168], mắm ruốc [15, tr.138], nƣớc mắm Nam Ô [15, tr.28]. Những từ này chiếm một vị trí đáng kể trong hệ thống những từ địa phƣơng thuộc dạng không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác.
Những từ ngữ gọi tên các sự vật và món ăn của vùng đất xứ Quảng Nam là những từ ngữ giữ vai trò quan trọng. Chúng là những từ ngữ mang đặc trƣng diện mạo cơ bản của từ địa phƣơng Quảng Nam. Và chúng là những từ ngữ rất dễ trở thành vốn từ toàn dân, góp phần làm cho vốn từ toàn dân thêm dồi dào, phong phú.
b. Từ biểu thị các trạng thái, tính chất, đặc trưng của động vật, thực vật, sư vật
Trong văn Nguyễn Nhật Ánh, những từ địa phƣơng chỉ tính hoạt động, tính chất, trạng thái của động, thực vật, sự vật thuộc dạng không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác là không nhiều. Chúng tôi thống kê đƣợc 9 từ, bao gồm: khét nghẹt [15, tr.58], gần
xịt [15, tr.159], mắc mớ [14, tr.225], dơ hầy [15, tr.102], thấp chũn [15, tr.102], gọn
tƣng [15, tr.108]], tùm lum [14, tr.318], trớt quớt [15, tr.202], thứ thiệt [15, tr.22].
2.2.2. Nghĩa từ điển
Đối với nghĩa từ điển của những từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc dạng “không” có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác, trong cuốn Từ điển phƣơng ngữ Quảng Nam của Phạm Văn Hảo chủ biên đã giải thích, miêu tả rất chi tiết. Dƣới đây là nghĩa từ điển của một số từ.
Ví dụ:
Nhét một đống thẻ có buộc dây thun trong túi quần, nó bắt cái ghế ngồi tréo mảy
ngó ra, oai khủng khiếp. [15, tr.5]
- Chèo queo là “lối nằm nghiêng, co ngƣời lại” [4, tr.89]. Ví dụ:
…ba mó bị liệt gần mười năm nay, quanh năm suốt tháng năm chèo queo một chỗ.
[15, tr.128]
- Ba láp là “(nói năng) không nghiêm chỉnh, không thành thật” [4, tr.46] Ví dụ:
Ông Thịt Luộc Muối Tiêu hiền như bụt, dĩ nhiên chẳng làm gì ba láp để thiên hạ phải sợ. [15, tr.109]
- Bể mánh là “lộ bí mật, mƣu mô bị lộ” hoặc “thất bại trong chuyện làm ăn” [4, tr.60]. Ví dụ:
Thấy bể mánh, thằng Cải cười hề hề. [15, tr.132]
- Ảng là “đồ đựng bằng đất nung hoặc xi măng, miệng rộng, thành thấp, có ba
chân, dung tích khoảng 1m3 , giữa đáy có một lỗ nhỏ để thoát nƣớc khi thay rửa” [4, tr.41]
Ví dụ 6:
Em định ra ảng nước rửa chân rồi đi ngủ thì thấy anh. [14, tr.246]
- Siêu là “que dao bằng tre vót mảng (để cắt bánh bèo)” [4, tr.246]
Ví dụ 8:
Những ngày đầu, thằng Lâm và mấy đứa trong quán tập sử dụng cái siêu toát mồ hôi hột. [15, tr.87]
- Thẩu là “lọ thủy tinh miệng rộng, cổ ngắn” [4, tr.257]
Ví dụ 9:
Vẫn vòng đeo tay, chiếc kẹp tóc, những hộp chì màu và những hộp bi ve, chai nước mắm, lọ xì dầu, những thẩu bánh tai heo, kẹo đậu phộng… [14, tr.276]
- Tô là “bát to để đƣng thức ăn” [4, tr.264]
Ví dụ 10:
Thằng Lâm không đáp, đặt ba tô bún trở lại vô khay, lầm lũi bưng đi. [15, tr.159]
Bánh bèo là “bánh làm bằng bột tẻ, hấp trong bát nhỏ cạn lòng, ăn kèm với nƣớc
dùng, tôm cháy, hành phi” [4, tr.51] Ví dụ 11:
Mỗi người kêu một tô mì Quảng, ăn thêm mấy chén bánh bèo rồi lật đật đi ra [15, tr.173]
Bánh đập là “ bánh gồm một chiếc bánh cuốn phủ lên trên bánh đa nƣớng cùng
cỡ; khi ăn, dùng tay bẻ gấp bánh lại thành hình bán nguyệt, rồi đập nhẹ trên mặt bánh đa cho vỡ ra dính vào bánh cuốn, chấm mắm nêm” [4, tr.52]
Ví dụ 12:
Cho thêm hai phần bánh đập chấm mắm nêm nữa. [15, tr.168]
Bánh in là “bánh làm bằng bột nếp hay bột đậu xanh, rang thơm, trộn đƣờng đổ
vào khuôn ép thành bánh và đƣợc sấy lại một làn nữa” [4, tr.51]
Bánh thuẫn là “bánh làm từ bột, đƣờng, trứng đổ vào khuôn hình cái khiên” [4, tr.52]
Ví dụ 13:
Những ngày Tết, bọn trẻ con trong làng được ăn mứt, hạt dưa, bánh thuẫn, bánh in… [14, tr.14]
Mắm cái là “tên gọi chung của các loại mắm cá khi chín vẫn còn nguyên con cá,
có mùi vị đặc trƣng” [4, tr.184] Ví dụ 14:
Lan sắp lại các lọ nước mắm, mắm ruốc, mắm cái, tương ớt, chuối chần và các loại bánh bày lê kệ đồ khô. [15, tr.45]
Nƣớc mắm Nam Ô là “nƣớc mắm là đặc sản của vùng Nam Ô” [4, tr.220]
Ví dụ 15:
Dạ, biết cô! – Thấy giọng nói của mình được ví với loại mắm số một Quảng Nam, con Cúc hồ hởi- nước mắm Nam Ô ngon nhứt ngoài con mà. [15, tr.28]
Nhƣn là “một thứ nƣớc lèo làm thịt, cá, tôm, của kết hợp với lạc và các gia vị để
chan ăn trong món mì Quảng” [4, tr.213]. Ví dụ 18:
Dạ không ạ. Nhưn ở đây nấu bằng tôm, thịt heo, thịt gà thôi cô. [15, tr.166]
- Đùm đề là “nhiều và không gọn gàng” [4, tr.135]
Ví dụ 19:
Nó học hết phổ thông, đùm đề khăn gói xuống Sài Gòn ôn thi đại học. [15, tr.35]
- Thấp chũn là “rất thấp, thấp tè” [4, tr.257] - Dơ hầy là “rất bẩn, dơ dáy” [4, tr.118]
Ví dụ 21:
Ông Tây sửng sốt nhìn chiếc ghế thấp chũn, dơ hầy con Hường vừa đặt xuống, mắt trợn trắng, không hiểu sao tiếp viên trong quán lại bắt ông ngồi vào chiếc ghế gớm ghiếc này. [15, tr.202]
Ví dụ 24:
Nhưng quê nó ở Tây Ninh gần xịt, muốn về nhà chỉ càn tót lên xe đò ngồi vài tiếng là tới. [15, tr.179]
- Thứ thiệt là “thật, không phải giả” [4, tr.262]
Ví dụ 25:
Nghe cái giọng của nó, cứ tưởng nó là người làng Đo Đo thứ thiệt,…[15, tr.22] Các từ ngữ đặc biệt
Ngoài các từ ngữ đã thống kê ở trên, chúng tôi còn thống kê đƣợc trong văn Nguyễn Nhật Ánh một loại từ ngữ không có trong Từ điển Tiếng Việt lẫn Từ điển phƣơng ngữ Quảng Nam. Chúng tôi tạm gọi đó là những từ ngữ đặc biệt. Hầu hết, đó là những từ chỉ trạng thái, tính chất, hoạt động, của ngƣời, vật.
Trong văn Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi thống kê đƣợc 25 từ chỉ trạng thái, tính chất, hoạt động của con ngƣời, vật không có trong Từ điển tiếng Việt lẫn Từ điển phƣơng ngữ Quảng Nam (xem phụ lục ), bao gồm các từ nhƣ: ăn rơ [15, tr.208], cà lơ phất phơ [14, tr.196], cà tàng [15, tr.78], chết giấm giúi [14, tr.122], chửi vung tán tàn [15,
tr.118], cụt hứng [15, tr.156], ếm xì bùa [15, tr.236], gân sứa [15, tr.60], im ru bà rù
[15, tr.242], láng o [15, tr.244], lỏn lẻn [15, tr.220], lụng thà lụng thụng [15, tr.195], một lô một lốc [15, tr.116], ngẩn tò te [15, tr.16], nhiêu khê [14, tr.171], nhìn lom lom
[15, tr.175], rà tới rà lui [15, tr.185], té ra [15, tr.236], thở đánh thƣợt [15, tr.11], trƣa
trờ trƣa trật [14, tr.45], tƣng hửng [15, tr.149], xa xôi diệu vợi [15, tr.179], xàm xí [14,
tr.79], xuôi xị [15, tr65].
Những từ ngữ này cũng góp phần làm rõ hơn những sắc thái tình cảm, tính chất, đặc trƣng, hoạt động mà nhà văn cần biểu đạt trong các trang viết của mình.