Nghĩa văn cảnh

Một phần của tài liệu Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 33 - 39)

7. Bố cục đề tài

2.1.3. Nghĩa văn cảnh

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những từ địa phƣơng chỉ động vật, thực vật, sự vật trong văn Nguyễn Nhật Ánh hầu hết đều đƣợc sử dụng đúng nhƣ nghĩa trong từ điển đã xác định. Trong phần này, chúng tôi chỉ phân tích nghĩa văn cảnh của những từ địa phƣơng biểu thị về con ngƣời.

2.1.3.1. Từ biểu thị tâm lý, tình cảm, trạng thái, tính chất của con người

Từ địa phƣơng biểu thị tâm lý, tình cảm, trạng thái của con ngƣời là những từ có số lƣợng rất lớn. Vì thế, những từ mang nghĩa văn cảnh cũng chiếm số lƣợng đáng kể. Qua hai tập truyện Quán Gò đi lên và Ngồi khóc trên cây, chúng tôi thống kê đƣợc 28 từ mang nghĩa văn cảnh, bao gồm các từ nhƣ: lẹ, chộn rộn, méo xẹo, thiệt, …

Chà, mi lẹ quá há! – Cô Thanh nheo mắt – Mới đó đã biết tên tuổi người ta rồi! còn anh này anh nọ ngọt xớt nữa! [15, tr.15]

Trong câu này, từ lẹ vẫn mang nghĩa từ điển là nhanh nhƣng kèm theo nét nghĩa

bổ sung là “châm chọc, mỉa mai”.

- Từ thiệt (khoảng 60 từ) nghĩa từ điển là “thật”, có 4 từ mang nghĩa văn cảnh: Chú nói thiệt đó hả? [15, tr.100]

Con nói thiệt hả? [15, tr.106]

Bộ khi nãy mày nói thiệt đó hả? [15, tr.125]

Cả 3 từ thiệt trong 3 dẫn chứng trên đều mang nghĩa từ điển là “thật”, nhƣng kèm theo nét nghĩa là “sự hoài nghi” (điều khó tin).

Càng tức hơn nữa là hôm trước nó ra tiệm chụp mấy tấm hình đẹp thiệt đẹp, định bụng để dành tặng thằng Lâm… [15, tr.231]

Ở câu văn này, từ thiệt có nghĩa là “rất” (rất đẹp), tức là điều ai cũng thấy.

- Từ chộn rộn (khoảng 2 từ) có nghĩa từ điển là “xôn xao, ồn ào, nhốn nháo” có một từ mang nghĩa văn cảnh:

Không biết ảnh có nghe thấy câu nói trêu của cô Thanh không hén? Con Lan bâng khuâng nghĩ, ngạc nhiên thấy lòng mình bữa nay sao chộn rộn quá [15, tr.15]

Trong câu, từ chộn rộn có nghĩa “rộn ràng, náo nức trong một cảm giác dễ chịu”. - Từ méo xẹo (khoảng 5 từ) là “méo xệch”, xuất hiện 1 từ mang nghĩa văn cảnh:

Con Lan vừa nói vừa cười nhưng nếu dòm kỹ sẽ thấy miệng nó cười méo xẹo. [15,

tr.42]

Đối với câu này, từ méo xẹo không nhằm diễn tả động tác méo xệch của miệng

2.1.3.2. Từ biểu thị hoạt động của con người:

Cùng với từ chỉ tâm lí, tình cảm, trạng thái, từ chỉ hoạt động của con ngƣời mang nghĩa văn cảnh cũng chiếm số lƣợng đáng kể. Chúng tôi thống kê đƣợc 9 từ chỉ hoạt động mang nghĩa văn cảnh trong văn Nguyễn Nhật Ánh, cụ thể nhƣ sau:

* Đối với nhóm từ mang nét nghĩa từ điển là “xem, nhìn” nhƣ: coi (xem, đọc,

nhìn, trông), dòm (nhòm, nhìn một cách chăm chú), ngó (nhìn, trông, xem), gồm 5 từ

mang nghĩa văn cảnh.

- Từ coi (khoảng 20 từ) xuất hiện 1 từ có nghĩa văn cảnh:

Tao chẳng hiểu gì cả! – Cải vò đầu – Mày nói rõ ràng chút coi! [15, tr.151] Trong trƣờng hợp này, từ coi có nghĩa “cầu khiến”.

- Từ dòm (khoảng 12 từ) gồm 3 từ mang nghĩa văn cảnh:

Thấy bà Fanta ngồi dáo dác dòm quanh, con Lệ thúc con Lan… [15, tr.143]

Hai vợ chồng bước vô bên trong, kéo ghế ngồi xuống, đảo mắt dòm dáo dác. [15, tr.201]

Con Cúc réo mỏi miệng chẳng thấy con Hường đâu, đứng dòm dáo dác một hồi rồi lọ mọ bê cái lò than ra đằng trước. [15, tr.210]

Cả 3 từ dòm trên này dều mang nét nghĩa là “tìm, kiếm”. - Từ ngó (khoảng 45 lần) có 1 từ mang nghĩa văn cảnh:

Vây là đi hai mình chớ một mình gì! – Con Kim trêu, rồi nó ngó quanh – Lâm đâu? [15, tr.175]

Trong câu trên, từ ngó cũng có nghĩa là “tìm, kiếm”.

* Từ giùm (khoảng 50 lần) có nghĩa toàn dân là “giúp”. Trong văn mình, Nguyễn Nhật ánh hầu nhƣ đều dùng từ này theo nét nghĩa toàn dân, duy chỉ xuất hiện lần mang nghĩa văn cảnh:

Mày nói nhỏ giùm tao chút, thằng khỉ! [15, tr.52]

Ở đây, từ giùm không mang nghĩa là nhờ vả mà là “yêu cầu, ra lệnh”.

* Từ rớt (khoảng 3 lần) có nghĩa toàn dân là “rơi, rụng”, gồm 1 từ mang nghĩa

khác với nghĩa từ điển:

Chiều rớt nắng trên ngọn sầu đông. [14, tr.9] Trong câu này, từ rớt có nghĩa là “chiếu, rọi”.

* Từ trám có nghĩa từ điển là “gắn”, trong văn Nguyễn Nhật Ánh, từ trám xuất

hiện 1 lần và đƣợc tác giả sử dụng khác với nghĩa toàn dân:

Như vậy vẫn thiếu một đứa lặt rau, rửa chén. Con Lan bán đồ khô tạm thời chạy ra chạy vô, thiếu đâu trám đó. [15, tr.188]

Ở đây, từ trám có bổ sung nét nghĩa là “làm” (thiếu đâu làm đó)

* Từ chun (khoảng 10 từ) trong từ điển có nghĩa là “chui”, gồm 2 từ mang nghĩa văn cảnh:

Nhưng con Cúc có đẹp lên cũng chẳng liên quan gì đến thằng Lâm, nếu nó cứ

chun hoài trong bếp. [15, tr.37]

Hồi ở trong quán, con Cúc suốt ngày chun miết trong bếp. [15, tr.191]

Trong cả 2 câu văn trên, từ chun đều mang nét nghĩa là “ở, không chịu rời đi”. * Từ té (khoảng 5 từ), có nghĩa toàn dân là “ngã”, chúng tôi thống kê đƣợc 1 lần nhà văn sử dụng từ té mang nghĩa khác vs nghĩa từ điển:

… tiếng của vô số những giọt nước trên cành cây xuống mặt ao bèo khi một cơn gió tinh nghịch thổi qua. [14, tr.75]

* Từ xỉu (khoảng 9 từ) có nghĩa từ điển là “ngất”, trong văn Nguyễn Nhật Ánh có 1 từ có nghĩa văn cảnh:

Nay con Cúc tự động quay đầu vô tìm… ánh mắt của nó rồi nhe răng cười, biểu sao nó không xỉu cho được! [15, tr.131]

Từ xỉu trong câu trên mang nét nghĩa “bộc lộ cảm xúc quá khích vì sung sƣớng và hạnh phúc”.

2.1.3.3. Từ nghi vấn, phủ định

Những từ địa phƣơng dùng để biểu thị sƣ nghi vấn, phủ định cũng có một số từ mang nghĩa văn cảnh, chẳng hạn nhƣ:

*Từ chi (khoảng 110 từ), có nghĩa từ điển là “gì”, gồm 8 từ mang nghĩa văn cảnh, trong đó, chúng tôi chia làm hai nhóm nhƣ sau:

- Nhóm từ chi có nghĩa văn cảnh “để làm gì” gồm có 5 từ: chi [15, tr.39], chi [15, tr.68], chi [15, tr.49], chi [14, tr.61], chi [14, tr.148].

Ví dụ:

Em giắt cuốn truyện theo chi vậy? [14, tr.148].

- Nhóm từ chi có nghĩa văn cảnh là “đổ lỗi cho chủ thể hành động” gồm có 3 từ:

chi [15, tr.60], chi [15, tr.211], chi [15, tr.218]

Ví dụ:

Ai biểu mày ngồi câm miệng hến cả buổi chi! [15, tr.60]

* Đối với nhóm từ chớ (khoảng 70 từ), có nghĩa từ điển là “chứ” gồm 4 từ có

nghĩa văn cảnh, chia làm 2 nhóm sau:

- Nhóm từ chứ mang nghĩa “bác bỏ điều nghi ngờ của ngƣời đối thoại” gồm 1 từ:

Trở lại chớ sao không! – Lâm quả quyết – Có phải là đi hẳn đâu! Không làm ở đây nữa anh cũng nhớ mọi người lắm chớ! [15, tr.228]

- Nhóm từ chớ mang nghĩa “bác bỏ điều vừa khẳng định của ngƣời đối thoại” gồm 3 từ: chớ [15, tr.115], chớ [15, tr.126], chớ [15, tr.173].

Ví dụ:

Đừng dóc! – Cải hừ mũi – Mày thương con Cúc chớ thương gì tao! [15, tr.126] * Từ chớ bộ (khoảng 2 lần) là “chứ lị, ấy chứ” có 1 từ mang nghĩa ngữ cảnh:

Tại mày chớ bộ! – Thấy thằng Lâm lằng nhằng hoài, Cải bực mình vặc lại – Hết chỗ đá rồi hay sao mà đá vô mông tao! [15, tr.60]

Trong câu trên, từ chớ bộ còn đƣợc bổ sung nét nghĩa là “trách cứ”.

*Từ răng (khoảng 40 lần) nghĩa là “sao” gồm 6 từ mang nghĩa văn cảnh: răng

[15, tr.118], răng [15, tr.120], răng [15, tr.189], răng [15, tr.190], răng [15, tr.193], răng [14, tr.81]. Cả 6 từ này đều biểu thị cho một nét nghĩa “không có khả năng”.

Ví dụ:

Chơi thân răng được mà chơi thân! – con Hường le lưỡi – Ba con Cúc dữ lắm. [1, 190]

* Từ chớ mấy (khoảng 3 từ) có nghĩa từ điển là “chứ mấy, bao nhiêu” có 1 từ

mang nghĩa văn cảnh:

Sáu chai Tiger có bốn mươi tám ngàn chớ mấy. [15, tr.98]

Đối với câu văn trên, từ chớ mấy mang nghĩa là “không đáng kể”.

* Từ chi mô (khoảng 10 từ) có nghĩa toàn dân là “gì đâu”, gồm 3 từ mang nghĩa văn cảnh:

Lợi hại chi mô, cô! [15, tr.34]

Con ngồi trên xe ngủ một giấc thẳng cẳng từ ngoài nớ vô trong ni, có mệt mỏi chi

mô. [15, tr.191]

Trong cả 3 câu trên, từ chi mô đều mang nghĩa là “không đáng kể”.

* Từ nghe (khoảng 16 từ), có nghĩa toàn dân là “nhé, nhỉ”, thƣờng đƣợc dùng với mục đích dặn dò hay nhắc nhở. Trong văn Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện 1 từ nghe có nghĩa khác với nghĩa từ điển:

Ông Hai Sắn giật tung chiếc khăn đỏ trên đầu, giận giữ - Mày bịa chuyện tao đập mày nghe Ngãi![14, tr.159]

Trong câu này, từ nghe mang nét nghĩa “đe dọa, cảnh báo”.

Tất cả những từ ngữ trên đã góp phần bổ sung sắc thái biểu thị cho câu văn, khiến cho văn chƣơng của Nguyễn Nhật Ánh trở nên sống động hơn. Qua đó, hiểu thêm về văn hóa giao tiếp của ngƣời Quảng Nam, thể hiện đƣợc tính sáng tạo và linh hoạt của ngƣời Quảng đối với việc sử dụng từ ngữ.

2.2. Từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác”

Một phần của tài liệu Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)