7. Bố cục đề tài
2.1.2. Nghĩa từ điển
Nghĩa từ điển là nghĩa của các từ trong từ điển.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các từ địa phƣơng là thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm” đa phần đƣợc Nguyễn Nhật Ánh sử dụng đúng nhƣ nghĩa trong từ điển phƣơng ngữ đã xác định. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày, phân tích nghĩa từ điển của một số từ địa phƣơng đƣợc sử dụng trong văn Nguyễn Nhật Ánh.
- Ba có nghĩa từ điển là “cha (có dùng để xƣng gọi)” [4, tr.46].
Ba em biểu tối ngủ chung nhà với đàn ông con trai phải coi chừng, đừng để mấy đứa lưu manh dụ dỗ, lường gạt. Ba em kêu ở thành phố bọn bất lương nhiều lắm! [15, tr.68]
- Ông già vợ là “bố vợ” [4, tr.223].
Ví dụ 2:
Vừa nói Lâm vừa nhảy tưng tưng. Quá phấn khởi, Lâm quên phắt rằng thằng Cải đâu phải là ông già vợ tương lai của nó. Thằng Cải quyền hành gì mà cho phép hay không cho phép nó hôn con Cúc. [15, 184]
Cách gọi này không nhằm thể hiện thái độ thiếu tôn trọng hay khinh thƣờng mà bắt nguồn từ bản tính “ăn cục nói hòn”, ông già vợ chỉ là cách xƣng hô thông thƣờng
trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
- Ảnh là “anh ấy” [4, tr.41].
Ví dụ 5:
Trước đây em giả bộ đáp lại tình cảm của ảnh để ảnh yên tâm ôn tập, nay ảnh thi đậu rồi, em lại sợ ảnh kêu em gạt ảnh! [15, tr.236]
- Ổng là “ông ấy” [4, tr.223]
Ví dụ 4:
Tao thấy đứa nào ổng cũng xưng “chú”, chỉ riêng với mi là ổng xưng “anh” ngọt xớt. [15,102]
- Tui nghĩa là “ta, tôi” [4, tr.278] - Mi có nghĩa là “mày” [4, tr.188]
Ví dụ:
-Mi gặp ổng ở đâu?
-Gặp ở đây chớ đâu. Ổng vô quán mình ăn mì Quảng, trò chuyện với tui cả buổi. Nghe tui nói giọng quảng đặc sệt, ổng khoái chí cười khà khà. Ổng còn đọc tặng tui một bài thơ nữa. [1,204]
Cả hai từ trên đều đƣợc sử dụng rất nhiều trong giáo tiếp hằng ngày. - Giò nghĩa là “chân” [4, tr.145].
Ví dụ 12:
Con Rùa buộc miệng và nó co giò chạy theo hai con khỉ lớn đã nhốn nháo phóng đi ngay từ khi nghe tiếng kêu đầu tiên. [14, 125]
- Mắc tịt nghĩa là “xấu hổ” [4, tr.183]
Ví dụ:
Ui cha! Mắc tịt quá! Anh Cải làm chi dị òm rứa? [15, 46]
- Nổi sùng là “nổi giận, nổi khùng” [4, tr.218].
Ví dụ:
Dì của mi thì kệ mi! – Cô Thanh nổi sùng… [15, tr.76]
- Tức cƣời là “mắc cƣời” [4, tr.280].
Ví dụ:
Tao thấy bài thơ có gì tức cười đâu hả Cúc? [15, tr.205]
- Lanh lẹ là “nhanh nhẹn, hoạt bát” [4, tr.168]
Ví dụ:
Thấy con Hường coi mòi lanh lẹ, cô Thanh ưng bụng lắm. [15, tr.191]
Ví dụ:
Cải tỉnh rụi:
-Nó nói nó cũng thương mày. [15, 124]
- Bằm là “băm” [4, tr.54]
Ví dụ:
Còn con Cúc và con Lệ thì lặt rau, gói bánh ít, bằm tôm thịt làm nhưn bánh bèo, nấu nước sôi… [15, tr.45]
- Dang có nghĩa là “tránh, dãn ra” [4, tr.112]
Ví dụ:
Dang ra! – Cải gầm gừ - Coi chừng người ts tưởng mày pê – đê! [15, tr.125]
- Quạu là “cáu gắt” [4, tr.229]
Ví dụ:
Nó mong thằng Cải ngoảnh đầu ngó vô để huơ tay múa chân làm hiệu nhưng Cải chẳng thèm liếc mắt vô trong lấy một cái khiến nó càng thêm quạu. [15, tr. 56]
- Coi có nghĩa từ điển là “nhìn, xem, trông” [4, tr.101]. Ví dụ:
Thằng Cải ngồi ngoài hiên coi xe, con Lệ đứng trong bếp coi nồi nhưn cũng gật gù lẩm nhẩm suốt ngày. [15, tr.18]
- Giùm nghĩa là “giúp, hộ” [4, tr.146].
Ví dụ:
Anh đang giải giùm nó mấy bài toán khó. [14, tr. 243]
Ví dụ:
Nó rủ tôi đi dọc bờ sông, la cà theo dãy bìm bìm hoa tím, hái trái dành dành và hoa dong riền đỏ ối cầm tay. [14, tr.32].
- Chén (khoảng 34 lần ) là “bát ăn cơm” [4, tr.88]
Ví dụ:
Thì ba cái chén đây nè! Hay chú muốn đổi ba cái chén khác? [15, tr.31]
- Bự chảng có nghĩa từ điển là “to tƣớng” [4, tr.70]. Đối với tính từ này, có thể sử
dụng cho cả ngƣời lẫn vật, chung quy nó chỉ những vật có kích thƣớc chiều ngang hoặc bán kính từ to đến rất to.
Ví dụ:
Nghĩ là làm, tối đó, Lâm chạy ra của hàng xách về một cái đồng hồ bự chảng…
[15, tr.73].
- Nhẹ tơn là “nhẹ tênh” [4, tr.209]
Ví dụ:
Thi thoảng, vào ba chiếc lá âm thầm rơi xuống mặt nước nhẹ tơn… [14, tr.86] - Từ chi nghĩa từ điển là “gì” [4, tr.90]
Ví dụ:
Ổng tìm tao làm chi? [14, tr.85] - Từ răng là “sao” [4, tr.234]. Ví dụ:
Chết rồi! Rứa em phải làm răng hả chị? [15, tr.78] - Từ chớ nghĩa từ điển là “chứ” [4, tr.95].
Dạ, chớ chú muốn sao? [15, tr.105]
- Từ bộ có nghĩa từ điển tƣơng đƣơng với “chừng nhƣ, chắc là”. Ví dụ:
Bộ mày giận tao hả? [15, tr.126]
- Từ ngoải nghĩa là “ngoài ấy” [4, tr.205] Ví dụ
Nó nói về ngoải nó nhớ tao lắm . Nó còn bắt tao hứa với nó năm nay tao không được thi rớt. [15, tr.182].
- Từ tê tề có nghĩa là “kia kìa” [4, tr.254] Ví dụ:
Không phải cái bô ni, cái “bô” tê tề![15, tr.29]