carotene ở vi tảo Dunaliella salina
Thí nghiệm ảnh hưởng của vitamin B1 được tiến hành với các nồng độ: 0,04 mg/L; 0,06 mg/L; 0,08 mg/L và 0,1 mg/L. Trong đó, 0,04 mg/L là nồng độ chuẩn trong môi trường f/2. Thí nghiệm được tiến hành kéo dài trong 14 ngày trong điều kiện tương tự điều kiện nhân giống và theo dõi các thông số mật độ tế bào, hàm lượng β-carotene 2 ngày 1 lần.
2.3.2. Phương pháp xác định mật độ tế bào
Mật độ tế bào đếm trên buồng đếm Neubauer dưới kính hiển vi với độ phóng đại X10/0.25. Số tế bào được tính theo công thức sau:
Số tế bào/1 ml = 𝐶
𝑆× 10000
Trong đó: C là số tế bào đếm được, S là số ô vuông đếm.
2.3.3. Phương pháp xác định hàm lượng β-carotene
Hàm lượng β-carotene được theo dõi 2 ngày một lần trong 14 ngày liên tiếp và được xác định theo phương pháp của Shaish (Shaish và c.s., 1992). Lấy 1 ml dịch tảo cần phân tích, mang ly tâm ở 1000 vòng/phút trong 5 phút, loại bỏ dịch nổi, cặn được chiết với 3 ml metanol: hexan (tỷ lệ 2:1 v/v). Thêm 2 ml H20 và 4 ml n-hexan vào và lắc đều hỗn hợp. Ly tâm ở 1000 vòng/phút trong 5 phút. Hút dịch chiết ở pha n-hexan, so màu ở bước sóng 450 nm. Phần dịch được đo OD bằng máy Jasco V750 ở bước sóng 450 nm và được tính theo công thức:
Hàm lượng β-carotene (µg/ml) = A450 × 25.2
Hàm lượng β-carotene (pg/tb) = 𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝛽−𝑐𝑎𝑟𝑜𝑡𝑒𝑛𝑒 (µ𝑔/𝑚𝑙)
𝑆ố 𝑡ế 𝑏à𝑜 (𝑡𝑏/𝑚𝑙) × 1.000.000
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê mô tả và xử lý số liệu bằng phần mềm R. Sự khác biệt có ý nghĩa giữa các giá trị trung bình của các nghiệm thức khác nhau được kiểm tra bằng phân tích phương pháp phương sai một yếu tố (1 way ANOVA) và kiểm định Tukey.