Ảnh hưởng của các nồng độ Cu2+ đến tốc độ sinh trưởng ở vi tảo Dunaliella salina

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4.1. Ảnh hưởng của các nồng độ Cu2+ đến tốc độ sinh trưởng ở vi tảo Dunaliella salina

Tốc độ sinh trưởng ở tất cả các nồng độ đều tăng sau 14 ngày nuôi cấy. Vi tảo phát triển nhanh trong môi trường chứa 2,5 μg/L và 5 μg/L Cu2+ với tốc độ sinh trưởng trung bình tương ứng là 0,104 ± 0,003/ngày và 0,102 ± 0,002/ngày, cao hơn đáng kể so với tốc độ sinh trưởng ở các nghiệm thức còn lại (p-values < 0,05). Trong khi đó, vi tảo có tốc độ sinh trưởng thấp được ghi nhận trong 2 môi trường có nồng độ cao 20 μg/L và 40 μg/L với các giá trị ghi nhận được lần lượt là 0,075 và 0,074/ngày. Sự sinh trưởng của tảo trong môi trường bổ sung 10 μg/L với giá trị trung bình khoảng 0,092/ngày. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa các môi trường có nồng độ thấp, môi trường có nồng độ cao và môi trường đối chứng (hình 3.7.). Tuy nhiên, sự chênh lệch về tốc độ sinh trưởng hai môi trường với nồng độ thấp (2,5 μg/L và 5 μg/L) hay nồng độ cao (20 μg/L và 40 μg/L) là không đáng kể (p > 0,05). Trong thí nghiệm về ảnh hưởng của nồng độ Cu2+ có thể thấy nồng độ từ 2,5 μg/L đến 10 μg/L thích hợp cho sự phát triển của vi tảo

D. salina. Nồng độ Cu2+ trong môi trường dinh dưỡng quá cao sẽ dẫn đến việc ức chế sinh trưởng của loài vi tảo này.

Đồng được biết đến với vai trò trong chuỗi vận chuyển electron quang hợp của vi tảo sử dụng plastocyanin metallo-protein (Hill và c.s., 1996; Katoh và c.s., 1961) và chuỗi vận chuyển điện tử hô hấp. Một loạt các tác động bất lợi khi có nồng độ đồng cao đã được nghiên cứu, bao gồm giảm tốc độ tăng trưởng, quang hợp và hô hấp. Kết quả trong nghiên cứu này giống với nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ đồng của Lustigman và ông đã chứng minh rằng khi tăng nồng độ Cu2+ từ 5 ppm đến 30 ppm thì mật độ tế bào giảm rõ rệt so với môi trường không có Cu2+. Thêm vào đó, với nồng độ Cu2+ 50 ppm là nồng độ tối đa có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)