Ảnh hưởng của các nồng độ nano Mn đến sự tích lũy β-carotene vi tảo Dunaliella salina

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Ảnh hưởng của các nồng độ nano Mn đến sự tích lũy β-carotene vi tảo Dunaliella salina

3.3.2. Ảnh hưởng của các nồng độ nano Mn đến sự tích lũy β-carotene vi tảo Dunaliella salina salina

Hình 3.6. cho thấy sự thay đổi hàm lượng tích lũy β-carotene trong một tế bào sau 14 ngày nuôi cấy. Sự biến động hàm lượng β-carotene ở mỗi tế bào D. salina sau 14 ngày hầu hết là không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ nghiệm thức môi trường bổ sung 0,045 ppm. Cụ thể ở nồng độ 0,72 ppm và 0,09 ppm trung bình giảm từ 45,2 pg/tb xuống còn 33,36 pg/tb. Ở nghiệm thức 0,18 ppm (ĐC) giảm từ 48,43 ± 11,33 pg/tb xuống 33,22 ± 1,06 pg/tb. Với nồng độ 0,36 ppm hàm lượng β-carotene giảm còn 30,75 ± 2,33 pg/tb với ngày đầu là 53,13 ± 4,54 pg/tb, tuy nhiên sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (với giá trị p ≈ 0,14 > 0,05). Hàm lượng β-carotene trong một tế bào giảm nhiều nhất ở nồng độ 0,045ppm từ 53,13 ± 4,54 pg/tb xuống còn 30,75 ± 2,34 pg/tb.

Hình 3.6. Sự thay đổi hàm lượng β-carotene trên 1 tế bào sau 14 ngày.

Mangan là một nguyên tố cần thiết cho thực vật, can thiệp vào một số quá trình trao đổi chất, chủ yếu trong quang hợp và là một đồng nhân tố chống oxy hóa enzyme. Khi tăng nồng độ mangan trong môi trường làm hạn chế khả năng tích lũy β-carotene trong tế bào có thể được lý giải bởi hoạt động của enzyme Mn-SOD. Enzyme Mn-SOD là enzyme siêu oxy hóa, chống lại hoạt động của ROS và gốc tự do trong tế bào, giảm bớt tình trạng stress trong môi trường nuôi cấy dẫn đến việc ít tích lũy carotenoid (Millaleo và c.s., 2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của việc loại bỏ mangan ra khỏi môi trường nuôi cấy để kích thích tích lũy β-carotene ở vi tảo D. salina của Shaker đã ghi nhận trong môi trường không có

mangan, nồng độ β-carotene tối đa được cải thiện đáng kể 10,19 mg/L so với giá trị ban đầu là 6,753 mg/L trong môi trường nuôi cấy cơ bản (Shaker và c.s., 2017). Hàm lượng carotenoid (90% là β-carotene) thấp nhất (1,63 mg/L) được ghi nhận khi không có Mn và N vào ngày thứ 5 trong thí nghiệm của Kumar (Kumar, 2013). Kết quả trên cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của Mn đối với năng suất carotenoid trong suốt các thời điểm thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)