Ảnh hưởng của các nồng độ nano Fe đến sự tích lũy β-carotene vi tảo Dunaliella salina

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.2. Ảnh hưởng của các nồng độ nano Fe đến sự tích lũy β-carotene vi tảo Dunaliella salina

Hassanpour thực hiện gần đây cho kết quả ở nồng độ 20 ppm phù hợp cho sinh trưởng và nồng độ nano quá cao thể ức chế sinh trưởng (Hassanpour, 2020). Những quan sát trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với những kết quả trên với tốc độ sinh trưởng của D. salina được ghi nhận tốt nhất trong môi trường bổ sung 1,6 ppm nano sắt, giảm dần khi tăng nồng độ nano sắt từ 3,15 ppm đến 12,6 ppm. .

3.2.2. Ảnh hưởng của các nồng độ nano Fe đến sự tích lũy β-carotene vi tảo Dunaliella salina salina

Mặc dù tổng hàm lượng β-carotene thu được cao hơn so với ngày đầu nhưng hàm lượng β-carotene tích lũy trên một tế bào ở các nghiệm thức giảm hoặc tăng nhưng không đáng kể. Ở nồng độ 12,6 ppm ghi nhận hàm lượng β-carotene trong 1 tế bào giảm mạnh nhất từ 20,63 ± 1,57 pg/tb trong ngày đầu tiên xuống còn 17,38 ± 0,34 pg/tb sau 14 ngày nuôi cấy. Tương tự hai nghiệm thức 6,3 ppm và 0,8 ppm giảm lần lượt từ 20,18 ± 1,68 pg/tb xuống 19,27 ± 0,24 pg/tb và từ 19,02 ± 1,85 pg/tb xuống 17,68 ± 0,15 pg/tb. Ở hai nghiệm thức 1,6 ppm và 3,15 ppm hàm lượng β-carotene trên 1 tế bào tăng, giá trị cao nhất đạt 19,73 ± 0,69 pg/tb (3,15 ppm) nhưng không đáng kể (p-value > 0,05). Nồng độ nano Fe quá cao (12,6 ppm) hay quá thấp (0,8 ppm) đều không phải là điều kiện tốt cho sự tích lũy β-carotene ở vi tảo D. salina.

Hình 3.4. Sự thay đổi hàm lượng β-carotene trên 1 tế bào sau 14 ngày.

Sắt là một nguyên tố thiết yếu đối với hầu hết các sinh vật sống, là đồng yếu tố trong các quá trình chính như tổng hợp DNA, hô hấp và quang hợp (Schwarz, 2003). Nghiên cứu

của Mojaat đã báo cáo rằng khi thêm 450 μM FeSO4 vào môi trường không những làm giảm tốc độ sinh trưởng mà hàm lượng β-carotene tạo ra cũng không đáng kể hay thậm chí còn làm mất màu dịch nuôi cấy sau 72h. Môi trường bổ sung 450 μM FeSO4 và 7,5 mM acetate cho hàm lượng β-carotene cao đạt 70 pg/tế bào (Mojaat, 2008).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)