Ảnh hưởng của các nồng độ Zn2+ đến sự tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5.2. Ảnh hưởng của các nồng độ Zn2+ đến sự tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina

Kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của vi tảo trong thời kỳ tăng trưởng đã được nghiên cứu trước đó (Imani và c.s., 2011; Rebhun & Ben-Amotz, 1988; Shafik, 2008; M. Shariati & Yahyaabadi, 2006). Nhà nghiên cứu Kumar đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ kẽm (ZnSO4.7H2O) khác nhau từ 5 - 1500 ppm trong vòng 15 ngày trên 5 loài tảo biển, trong đó có vi tảo D. salina. Ông nhận thấy trong tất cả các nồng độ kẽm được thử nghiệm, sự phát triển của D. salina không bị ức chế hoàn toàn. Ở nồng độ kẽm cao, quan sát thấy được sự tăng trưởng chậm và sự ức chế tăng trưởng tối đa (0,329 ± 0,039/ngày) sau 6 ngày với 50, 250, 500, 1000 và 1500 ppm tương tự với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi. Davies (1974), người đã tuyên bố rằng bề mặt tế bào của vi tảo bao gồm một khảm các vị trí trao đổi cation và anion hoạt động như chất trao đổi ion cho các loài anion và cation trong môi trường (Davies, 1974). Lượng kim loại liên kết với lớp phủ bề mặt tế bào ở trạng thái cân bằng phải là hàm số của ái lực của các vị trí liên kết đối với kim loại, dạng hóa học của kim loại và nồng độ của nó trong môi trường. D. salina có thể tồn tại ở nồng độ kẽm lên đến 5 ppm có thể là do ái lực liên kết kim loại với lớp phủ bề mặt tế bào.

3.5.2. Ảnh hưởng của các nồng độ Zn2+ đến sự tích lũy β-carotene ở vi tảo Dunaliella salina salina

Ảnh hưởng của nồng độ Zn2+ đến hàm lượng sắc tố của D. salina được thể hiện trong Hình 3.10. Nhìn chung, khả năng tổng hợp β-carotene của D. salina đều giảm đối với mỗi tế bào. Hàm lượng carotenoid đạt giá trị tối đa (32,01 ± 2,01 pg/tb) ở nồng độ 20 μg/L. Trong khi đó, khả năng tổng hợp sắc tố của vi tảo ở nồng độ 5 μg/L giảm mạnh, từ 56,79 ± 5,23 pg/tb xuống còn 30,76 ± 2,15 pg/tb. Ở nồng độ 10, 40 và 80 μg/L sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,059 > 0,05) với giá trị trung bình chỉ đạt 29,19 pg/tb.

Hình 3.10. Sự thay đổi hàm lượng β-carotene trên 1 tế bào sau 14 ngày.

Zn là một nguyên tố thiết yếu với các chức năng trao đổi chất quan trọng và tính khả dụng sinh học của nó trong môi trường sống dưới nước (Frausto da Silva và Williams 2001; Morel và cộng sự 2003). Nhưng nó cũng có thể ức chế sự phát triển của vi tảo nếu xuất hiện ở nồng độ cao hoặc do sự đối kháng khi có một số vi chất dinh dưỡng khác (Anderson et al. 1978; Sunda và Huntsman 1992, 1995a, 2000; Sunda 1994, 2012). Jin-yao đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tích lũy vật chất của D. salina

bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp nồng độ khác nhau của Zn và Mn. Kết quả cho thấy nồng độ 6 mg/L Zn và 4mg/L MnCl2.4H2O giúp cải thiện sự phát triển của tế bào D. salina và tích lũy vật chất, tuy nhiên vẫn gặp bất lợi khi nồng độ quá cao hoặc quá thấp (Guo & Yang, 2010), .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng trong môi trường đến sự sinh trưởng và tích lũy β carotene ở vi tảo dunaliella salina (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)